Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình sách mới

1. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

a. Tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912 mất năm 1960 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Từ năm 18 tuổi ông đã tham gia các hoạt động yêu nước ở Hải Phòng.

- Đến năm 1945 ông tham gia biên tập cho tạp chí Tiên Phong Văn hóa cứu quốc.

- Sau cách mạng thành công ông nắm vị trí Tổng thư ký Ban trung ương đời sống mới.

- Đến năm 1954 ông làm ủy viên của Hội nhà văn Việt Nam.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Chủ đề cảm hứng chủ yếu của ông là viết về lĩnh vực lịch sử nhằm bày tỏ lòng yêu nước và triết lý sống của bản thân.

- Ông có các tác phẩm nổi tiếng như: Kịch Vũ Như Tô sáng tác năm 1941, kịch Bắc Sơn sáng tác năm 1946, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô viết năm 1961,...

1.2 Tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

a. Hoàn cảnh ra đời

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng một câu chuyện có thật vào năm 1516 để làm cốt truyện. Đây là năm vua Lê Tương Dực đã sai Vũ Như Tô xây điện có 100 nóc cùng với công trình quy mô đồ sộ Cửu Trùng Đài để thỏa mãn sự ăn chơi sa đọa của mình.

b. Tóm tắt

Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là Vũ Như Tô. Ông là một kiến trúc sư đại tài của thời đại, là một người nghệ sĩ chính trực trọng tình trọng nghĩa. Nhưng ông lại sinh ra ở thời loạn lạc có vua là bạo quân Lê Tương Dực sống xa hoa trụy lạc. Vua đã sai ông, ép ông xây dựng một công trình lớn có tên Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Một phần do bị ép, một phần muốn cống hiến năng lực của bản thân cho các công trình của đất nước, Vũ Như Tô đã hết lòng xây dựng Cửu trùng đài. Nhưng thực tế, công trình này lại làm cho dân chúng thêm cực khổ, khiến nhân dân phẫn nộ quyết nổi dậy thiêu rụi Cửu trùng đài, xử tử Vũ Như Tô.

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung: Qua bi kịch của nhân tài Vũ Như Tô, tác giả đã nêu lên một vấn đề nhức nhối về khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống. Sự khác nhau giữa nghệ thuật thẩm mỹ cao siêu với thực tế đói nghèo của nhân dân.

- Giá trị nghệ thuật:

>> Xem thêm: Soạn văn 11 chi tiết

2. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài kết nối tri thức

2.1 Trả lời câu hỏi trong khi đọc văn bản

Câu 1: Lời thoại và hành động thể hiện thái độ gì của các nhân vật?

Câu 2: Tình huống kịch được miêu tả trong lớp I là gì?

Câu 3: Bối cảnh nào được tái hiện thông qua các chỉ dẫn sân khấu.

Câu 4: Chú ý thái độ của Vũ Như Tô, Đan Thiềm khi Nguyễn Vũ xuất hiện

Khi Nguyễn Vũ xuất hiện:

Câu 5: Sự kiện nào được miêu tả trong lớp III.

Câu 6: Sự kiện nào được miêu tả trong lớp IV.

Câu 7: Chú ý sự khác biệt trong hành động, thái độ của các nhân vật trong tình thế nguy ngập.

Câu 8: Chú ý thái độ của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

Câu 9: Chú ý hành động của đám cung nữ và quân nổi loạn.

Câu 10: Hành động, lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm thể hiện thái độ gì của nhân vật?

Câu 11: Chú ý sự đối lập trong lời thoại, hành động của Vũ Như Tô và đám quân sĩ.

Câu 12: Chú ý thái độ của Vũ Như Tô khi biết Cửu Trùng Đài bị đốt cháy.

2.2 Trả lời câu hỏi sau khi đọc văn bản

Câu 1 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích. Bạn có nhận xét gì về diễn biến của các sự kiện?

Câu 2 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là gì? Trước tình huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động như thế nào? Những phản ứng, hành động đó thể hiện đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

Câu 3 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Tình huống kịch được miêu tả trong đoạn trích là gì? Trước tình huống đó, mỗi nhân vật đã có những phản ứng, hành động như thế nào? Những phản ứng, hành động đó thể hiện đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

Câu 4 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện trong đoạn trích (dựa vào các lời thoại và hành động của nhân vật).

Câu 5 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau của các nhân vật khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy?

Câu 6 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Vở kịch gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lý tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử?

Qua tác phẩm ta nhận thấy, nghệ thuật và cuộc sống phải song hành với nhau. Không thể vì quá chìm đắm trong nghệ thuật mà xa rời cuộc sống, dẫm lên lợi ích của những người khác. Không được sống trong u mê, ảo ảnh mà xa rời thế giới thực, quên đi những giá trị của cuộc sống. Không thể vì sự cao siêu nhất thời mà khiến cho bao con người đau khổ.

Câu 7 trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”

Lời đề tựa này cho thấy thái độ gì của tác giả đối với các nhân vật? Thái độ đó được biểu hiện như thế nào qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

2.3 Kết nối đọc viết trang 141 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Vĩnh biệt Cửu trùng đài chính là thực tế giữa nghệ thuật cao quý với cuộc sống thường ngày của mỗi con người. Hầu như mỗi người đều có một tài năng riêng của mình, muốn thể hiện muốn cống hiến cho đời nhưng đâu phải ai cũng có thể cân bằng thỏa mãn nghệ thuật với cuộc sống. Ước mơ đấy luôn đẹp, luôn đúng đắn nhưng nó không được quá viển vông để có thể biến thành sự thực. Ước mơ đấy cũng không được làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Để đạt được ước mơ của mình, con người phải từng bước từng bước nỗ lực để sớm biến ước mơ thành hiện thực.

3. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chân trời sáng tạo

3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản

Ước mơ là một thứ mà hầu như đứa trẻ nào cũng từng nghĩ đến và từng có, nhưng nó lại dần nhạt dần và biến mất theo thời gian chúng ta lớn lên. Khi mà lên lớp cô giáo hỏi ước mơ của em là gì em mới chợt nghĩ ra em muốn làm một nhà thiết kế thời trang. Đó không phải là một câu nói vui nhất thời mà là sự suy nghĩ cẩn thận sau khi nhớ đến những quyển vở vẽ đầy những bộ quần áo. Khi đó em chỉ nghĩ, làm nhà thiết kế thời trang chỉ cần có đam mê, có ý tưởng, có thể vẽ là được. Nhưng khi càng lớn lên, thực tế ngày càng đổi khác khi ngoài ý tưởng, ngoài vẽ ta sẽ cần hàng trăm những sự nỗ lực khác, không chỉ về năng lực mà còn về kinh phí. Chính vì vậy, không biết từ bao giờ ước mơ đó đã dần nhạt lại để chờ một khi em có thể tự tin hơn vào bản thân, chuẩn bị cho mình những bước đi chắc chắn để tiến đến ước mơ.

3.2 Trả lời câu hỏi khi đọc văn bản

Câu 1: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.

Câu 2: Vì sao Đan Thiềm luôn cố tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không

Câu 3: Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích?

Câu 4: Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.

Câu 5: So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc văn bản

Câu 1 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Câu 2 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Câu 3 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Câu 4 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

Câu 5 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

- Tương đồng khi cả hai không thể hiểu tại sao xây dựng một công trình nghệ thuật vĩ đại đó lại là sai trái. Tại sao người dân không hiểu mà đuổi giết họ.

- Khác biệt:

=> Từ đó ta thấy được Đan Thiềm là người trọng nhân tài, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ người tài. Nhưng lựa chọn xây dựng cái đẹp của cô lại sai khi nó ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc sống của vô số dân chúng. Dẫn đến việc Vũ Như Tô bị đuổi giết còn Cửu trùng đài bị thiêu rụi ngày khi chưa được xây dựng xong.

Câu 6 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Ngay cả khi đối diện với cái chết, Vũ Như Tô vẫn không hiểu ông sai ở đâu, ông không hiểu nghệ thuật có gì sai mà khiến mọi người căm thù ghét bỏ đến như vậy. Ông bị giết mà lòng vẫn không phục, không tin rằng mình có tội.

Câu 7 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Theo em, Vũ Như Tô là tấn bi kịch với nhiều chủ đề khác nhau. Ngay cả khi Vũ Như Tô đã chết, tác giả vẫn không khẳng định lại được là Vũ Như Tô đúng hay dân chúng là người đúng. Chính vì vậy ta có thể hiểu rằng không có cái gì là toàn diện. Cái đúng sai cũng chỉ là tương đối, sẽ thay đổi theo từng góc nhìn khác nhau.

Câu 8 trang 119 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

4. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cánh diều

4.1 Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Chú ý việc Vũ Như Tô hoàn toàn “sống” với Cửu Trùng Đài và không hề biết về thế cuộc?

Câu 2: Những cái chết ở đây có phải là cái chết của nhân vật bi kịch không?

Những cái chết của hoàng thượng hay Nguyễn Vũ không thể nói là cái chết của nhân vật bi kịch. Bởi lẽ các nhân vật này chết đi không phải vì lý tưởng sống tốt đẹp, không phải vì bảo vệ đất nước dân tộc,...

Câu 3: Chú ý tác dụng của những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản

Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản có tác dụng làm cho sân khấu chân thực hơn, giống như những hình ảnh thực tế mà người xem có thể nhìn được đó là những tiếng quân reo dữ dội, có tiếng đổ nhà đổ cửa,...

Câu 4: Tại sao trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những người cung nữ?

Với người dân Vũ Như Tô cũng chỉ giống như những cung nữ bởi lẽ với họ, Vũ Như Tô cũng chỉ là người tay sai của nhà vua, làm việc cho vui không suy nghĩ hại nước hại dân.

Câu 5: Chú ý hình ảnh của Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch.

Trong mắt quân khởi loạn và Ngô Hạch thì Đan Thiềm là “Con đĩ già”, “Con dâm phụ”,...là loại người phụ nữ xấu xa chuyên đi dụ dỗ quyến rũ người khác. Đây chính là thái độ khinh bỉ với cô.

Câu 6: Lúc này có phải Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc?

Dường như lúc này Vũ Như Tô đã trở nên hoàn toàn cô độc vì không một ai hiểu lý tưởng của ông. Xung quanh ông giờ này chỉ có sự thù địch, căm ghét muốn ông chết đi để mọi người đỡ khổ.

Câu 7: Chú ý phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô

Trước lời nói của Vũ Như Tô, quân sĩ thực sự rất tức giận, họ coi thường những gì ông đang làm và không muốn nghe ông giải thích “Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ” “Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi.”

Câu 8: Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Câu nói cuối cùng thể hiện thái độ chán chường, chua chát, mất niềm tin vào cuộc sống cũng như là sự buông xuôi khi không còn bất cứ hy vọng vào ai nữa không thể khiến mọi người có thể hiểu mình “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường.”

4.2 Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 95 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Câu 2 trang 95 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các nhân vật trong các lớp kịch?

- Lớp I

- Lớp V

- Lớp VI

- Lớp VII

- Lớp VIII

- Lớp IX

Câu 3 trang 95 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này?

Câu 4 trang 95 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Phân tích những phản ứng của Vũ Như Tô trước các sự kiện dồn dập xảy ra. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

- Bi kịch của Vũ Như Tô chính là:

Câu 5 trang 95 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Theo em, có thể nói tới những chủ đề nào trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

Câu 6 trang 95 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết “Than ôi! Như Tô phải hay nhưng kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.” Theo em, Vũ Như Tô phải hay không phải? Vì sao?

Bài viết trên chính là soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình sách mới một cách chi tiết nhất. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu được tác phẩm theo các cách khác nhau, hy vọng vì thế mà các em có cách nhìn tác phẩm toàn diện hơn. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều bài giảng của các môn khác nhau nên hãy cùng theo dõi Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/soan-van-vinh-biet-cuu-trung-dai-a48468.html