Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về cấu trúc phân tử. Cụ thể cấu tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh, trong khi đó xenlulozơ có mạch không phân nhánh. Ngoài ra hai chất này có thể khác nhau về thành phần, nguồn gốc cũng như tác dụng với cơ thể. Cùng Vietchem tìm hiểu sự khác nhau giữa tinh bột và xenlulozo qua nội dung bài viết sau đây.
1. Tinh bột và Xenlulozơ khác nhau về khái niệm
Tinh bột có công thức hóa học là (C6H10O5)n giống với Xenlulozo nhưng không phải đồng phân của nhau.
1.1. Tinh bột là gì?
Tinh bột (polisacarit carbohydrat) là thành phần cơ bản trong thức ăn giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể. Tinh bột chứa hỗn hợp amilopecyin và amilozo theo tỷ lệ giao động (từ 80:20 đến 70:30). Tinh bột có nhiều trong các loại rau, củ, trái cây, hạt, ngũ cốc trong tự nhiên. Có thể kể đến các loại tinh bột tự nhiên như: Khoai lang, khoai tây, các loại đậu, lúa gạo, lúa mì, củ cải, ngô,... Các loại cây khác nhau sẽ cho lượng tinh bột, tính chất vật lý/hóa học khác nhau.
Có 2 loại tinh bột, bao gồm dạng đơn giản và phức tạp. Tinh bột đơn giản là dạng đã được tinh chế, loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng tự nhiên. Loại tinh bột phức tạp có trong các loại thực phẩm chưa qua chế biến như ngũ cốc, đậu hạt, trái cây, rau củ,...
1.2. Xenlulozo là gì?
Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi không mùi, không vị, có màu trắng, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như: etanol, ete, benzen,… Và tan trong nước Svayde. Cơ thể người không thể tiêu hóa chất này do không có enzim thuỷ phân xenlulozo. Các loại động vật nhai lại có nhiều vi thuỷ phân trong ruột có thể chuyển hóa xenlulozo thành đường. Vì vậy xenlulozo là nguồn cung cấp cacbohidrat quan trọng trong thức ăn của các loại động vật ăn cỏ.
Lớp màng tế bào thực vật, trừ nấm được tạo nên bởi thành phần chính là Xenlulozo. Chất này được tạo thành trong cây xanh qua quá trình quang hợp ở thực vật là bộ khung của cây cối. Các loại thực vật chứa nhiều xenlulozo bao gồm: Bông (95 - 98%), gai, nứa, tre, đay (50 - 80%), gỗ lá rộng (40 - 50%).
2. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về tính chất vật lý
Khác biệt to lớn nhất giữa tinh bột và xenlulozơ chính là cấu trúc phân tử. Tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh, trong khi đó xenlulozơ thì không. Tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ:
Tính chất vật lý của tinh bột: Là chất rắn vô định hình, không tan trong nước nguội, màu trắng. Ở nhiệt độ nước ấm từ 65⁰C tinh bột chuyển thành dung dịch keo hay hồ tinh bột.
Tính chất vật lý của xenlulozơ: Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi không mùi, không vị, có màu trắng, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như: etanol, ete, benzen,… Và tan trong nước Svayde.
3. Tính chất hóa học của Tinh bột và Xenlulozo
Tinh bột và Xenlulozo còn có sự khác nhau về tính chất hóa học. Cụ thể:
3.1. Tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột có hai phản ứng hóa học cơ bản tiêu biểu nhất:
Phản ứng thủy phân
- Thủy phân trong môi trường axit. Sau phản ứng thu được dung dịch có khả năng tráng bạc:
- (C6H10O5)n + nH2O —H+,t⁰—> nC6H12O6
- Thủy phân nhờ enzim. Nhờ enzim α- và β - amilaza (có trong mầm lúa và nước bọt) tinh bột bị thủy phân thành dextrin (C6H10O5)x (x < n) rồi thành mantozơ. Mantozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim mantaza.
Tác dụng với dung dịch iot
Tác dụng với dung dịch iot. Đây chính là phản ứng đặc trưng nhất của tinh bột
- Hồ tinh bột + dung dịch iot (I2) —> hợp chất màu xanh tím
Khi đun nóng, hợp chất màu xanh tím sẽ bị mất đi. Tuy nhiên nếu để nguội màu xanh tím sẽ xuất hiện lại.
3.2. Tính chất hóa học của Xenlulozo
Xenlulozo là một polisaccarit có phân tử khối rất lớn. Chúng có cấu trúc gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, không phân nhánh. Các mạc này hợp với nhau tạo nên một cấu trúc có cường độ co giãn cao và vững chắc.
Trong màng tế bào sơ khai, tập hợp nhiều phân tử xenlulozo thành các vi sợi có thể sắp xếp thành mạch ngang, mạch dọc, hoặc mạch thẳng. Các phân tử xenlulozơ được nối với nhau bởi liên kết b - 1,4 - glucozit, tạo thành từ vài nghìn đơn vị b - D - glucozo.
Xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh. Mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH nên có thể viết là [C6H7O2(OH)3]n hoặc (C6H10O5)n.
Xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ, khi đun nóng trong dung dịch axit loãng: (-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6. Dưới tác dụng của các enzym thích hợp ở nhiệt độ thường phản ứng thủy phân xenlulozơ cũng xảy ra.
4. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về ứng dụng
Bên cạnh đó tinh bột và xenlulozo còn khác nhau về tính ứng dụng trong thực tế. Cụ thể:
- Ứng dụng của tinh bột: Làm lương thực, thực phẩm. Nguyên liệu sản xuất rượu etylic và glucozơ.
- Ứng dụng của xenlulozo: Sản xuất giấy, đồ gỗ/nội thất/đồ thủ công, sản xuất vải sợi, làm vật liệu xây dựng,...
Vietchem vừa chia sẻ một số điểm khác nhau giữa tinh bột và xenlulozo đến các bạn. Về cơ bản tinh bột và xenlulozơ khác nhau về cấu trúc phân tử, tính ứng dụng cũng như tính chất vật lý, hóa học, tính ứng dụng. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích đến các bạn.