Tỏi có nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với tỏi được. Nhiều người thường thay thế hành bằng tỏi khi rán trứng. Vậy, tỏi với trứng gà có kỵ nhau không?
Tác dụng của tỏi và trứng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec có sự tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho.
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Trứng gà cũng là thực phẩm quen thuộc và tốt cho sức khoẻ. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của ThS.BSNT Trần Tiến Tùng cho biết, trứng gà là thực phẩm phổ biến ở mọi gia đình, được sử dụng trong thực đơn hàng ngày của nhiều người song hầu hết chế độ ăn nói đến việc sử dụng trứng gà chế biến chín.
Tác dụng của trứng gà chín đem lại cho cơ thể có thể kể đến như: cung cấp protein lành mạnh đáp ứng nhu cầu cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư.
Vậy nếu sử dụng trứng gà sống thì hàm lượng dinh dưỡng thế nào? Trung bình 1 quả trứng gà sống (nặng khoảng 50g) sẽ cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng như sau:
- 72 calo.
- 5g chất béo.
- 6g protein.
- Folate: Đáp ứng 6% RDI.
- Phosphor: Đáp ứng 10% RDI.
- Vitamin A: Đáp ứng 9% RDI.
- Vitamin B2: đáp ứng 13% RDI.
- Vitamin B5: Đáp ứng 8% RDI.
- Vitamin B12: Đáp ứng 7% RDI.
- Selenium: Đáp ứng 22 % RDI.
Trong đó RDI là đơn vị đánh giá mức độ tiêu thụ được khuyến cáo càng ngày đáp ứng nhu cầu của cơ thể bình thường. Ngoài ra, trong trứng sống còn chứa đến 147 mg choline - dinh dưỡng có vai trò quan trọng với sức khỏe não bộ và tim mạch.
Trứng sống còn chứa nhiều zeaxanthin và lutein, hai chất có tác dụng bảo vệ sức khỏe mắt rất tốt. Theo độ tuổi, mắt là cơ quan thường bị ảnh hưởng đầu tiên nên ăn trứng sống cung cấp 2 chất này giúp ngăn ngừa lão hóa và bệnh lý về mắt theo độ tuổi.
Tỏi với trứng gà có kỵ nhau không?
Nói về vấn đề này, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, tỏi rất kỵ với trứng, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau, nhất là khi tỏi được chiên cháy. Khi ăn tỏi kết hợp với trứng có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, ấm ách bụng.
Ngoài trứng gà, tỏi cũng được khuyến cáo không nên kết hợp với một số thực phẩm sau đây:
Không kết hợp tỏi với thịt gà
Thịt gà hay còn gọi kê nhục cũng là một trong những thực phẩm "đại kỵ" với tỏi. Theo y học cổ truyền thịt gà tính ôn ấm, vị ngọt khi kết hợp với tỏi có tính đại nhiệt sẽ làm tăng tính nóng. Do vậy, khi thịt gà kết hợp với tỏi ăn sẽ gây khó tiêu, dễ sinh ra táo bón, kiết lị.
Trường hợp bị táo do ăn thịt gà kết hợp với tỏi nên dùng lá dâu đun nước uống để hoá giả.
Không kết hợp tỏi với cá trắm
Theo kinh nghiệm dân gian cá trắm đại kỵ với tỏi. Tỏi là gia vị tẩm ướp rất nhiều loại thịt nhưng với cá trắm thì kiêng kỵ.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, cá trắm tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi. Nếu cho tỏi 2 thực phẩm nàu với nhau dễ gây chướng bụng.
Không kết hợp tỏi với cá diếc
Theo y học cổ truyền, cá chép vị ngọt, tính bình, công dụng tiêu thũng, kiện tỳ, an thai. Mật cá chép vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thông ứ, làm sáng mắt.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho hay, cá diếp là vị thuốc nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không nên nấu cá diếc với tỏi vì kỵ nhau.
Không kết hợp tỏi với thịt chó
Trong y học cổ truyền, thịt chó tính nóng, vị mặn, là thực phẩm bồi bổ cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sinh lý, tăng cường sức đề kháng, chữa bệnh phong thấp, tăng cường gân cốt, cơ bắp, bổ thận tráng dương.
Vị lương y cho hay, thịt chó giàu đạm, tính nóng kết vợi với tỏi có thể dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. Ăn với thịt dê cũng thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra, khi dùng một vị thuốc cũng cần phải lưu ý là nếu dùng Hà thủ ô, Mẫu đan bì, Địa hoàng (Sinh địa, Thục địa)… thì không nên dùng tỏi.
Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày. Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da. Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy.
Để sử dụng hết những tác dụng tốt của tỏi chuyên gia lưu ý nên tránh kết hợp với các thực phẩm kiêng ký và không nên lạm dụng ăn tỏi quá nhiều.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho vấn đề "Tỏi với trứng gà có kỵ nhau không?" rồi phải không.