Xí muội là món ăn quen thuộc trong các dịp lễ, Tết. Ngoài ra, khi kết hợp với mật ong, gừng, quế,... xí muội còn giúp giảm đau rát cổ họng và giải cảm rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu xí muội có tác dụng gì, cách dùng và lưu ý khi sử dụng qua bài viết sau nhé!
1Xí muội là gì?
Xí muội còn được biết đến với tên gọi là Ô mai, phổ biến ở miền Nam Việt Nam, trong khi ô mai là tên thường được sử dụng ở miền Bắc. Ngày nay, xí muội và ô mai thường được coi là một loại đặc sản ăn vặt, nhưng trước đây, ô mai thường được sử dụng như một loại thuốc trong Y học cổ truyền.
Xí muội còn được biết đến với tên gọi là Ô mai, phổ biến ở miền Nam Việt Nam
2Xí muội làm từ trái gì?
Khi thưởng thức xí muội, nhiều người thường tò mò về thành phần của nó. Xí muội được làm từ nhiều loại trái cây như mơ, mận, sấu, me, cóc, quất, đào và khế nhưng thường được chế biến từ quả mơ.
Xí muội được làm từ nhiều loại trái cây như mơ, mận, sấu, me, cóc, quất, đào và khế nhưng thường được chế biến từ quả mơ
Trong quá trình chế biến, các loại trái cây này được chọn kỹ lưỡng, sau đó rửa sạch, phơi khô, ướp muối và sấy. Chất phụ gia cũng được sử dụng để tạo ra hương vị đặc trưng. Cuối cùng, xí muội được kết hợp với các gia vị như đường, muối, gừng, hoặc ớt tùy theo loại hương vị mong muốn như cay, mặn, chua, hoặc ngọt.
Mùa mơ thường là thời điểm chế biến xí muội phổ biến nhất, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch, với các loại như mơ gừng mặn ngọt, mơ dẻo không hạt, mơ xào gừng, mơ cam thảo,....
Mùa mận là vào tháng 5 - 6 hàng năm và cũng được sử dụng rộng rãi trong việc làm xí muội, với các loại như mận xào gừng hoặc mận dẻo cay.
Sấu đặc sản của Hà Nội cũng là nguyên liệu chính để làm xí muội, với các loại như sấu xào gừng, sấu ngâm đường và sấu bao tử, là món quà đặc biệt khi đến Hà Nội.
3Xí muội có tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng khoa khám bệnh - Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, trong Y học cổ truyền xí muội được xem là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe như:
- Xí muội cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh thông thường như ho, viêm họng, khàn tiếng do cảm lạnh.
- Xí muội kết hợp với mật ong hoặc gừng củ để chữa viêm phế quản, ho kéo dài.
- Xí muội ngăn ngừa sự phát triển của giun đũa và giảm đau bụng do giun đũa gây ra cũng như chống tiêu chảy, đi tiêu lỏng, điều trị lỵ kéo dài.
- Phòng chống ung thư cổ tử cung.
- Xí muội cũng có thể được sử dụng để ức chế vi khuẩn gây bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Ngoài ra, chiết xuất từ xí muội có thể được sử dụng làm dầu ngâm mơ để chữa trị nẻ da, làm mềm tóc.
- Trong ẩm thực, xí muội thường được sử dụng làm món ăn vặt, phổ biến trong các dịp lễ, tết truyền thống.
Xí muội cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh thông thường như ho, viêm họng, khàn tiếng do cảm lạnh
4Cách làm xí muội tại nhà
Nguyên liệu
Chọn quả tươi, ngon và không hỏng, sau đó nghiền nhỏ. Phơi khô xí muội trong bóng râm sau khi thu hoạch, tránh ánh nắng mặt trời để giữ độ giòn và chất dinh dưỡng.
Chọn quả tươi, ngon và không hỏng, sau đó nghiền nhỏ
Các bước thực hiện
Đun sôi nước cùng quả đến khi quả mềm, sau đó sấy khô đến khi vỏ quả nhăn lại, thực hiện bước này khoảng 3 đến 4 lần cho đến khi quả có màu tím đen.
Loại bỏ vỏ và đun cháy ô mai trong chảo nóng, sau đó để nguội và nghiền nhuyễn thành bột.
Thêm đường, muối, gừng và cam thảo để tạo hương vị. Tùy thuộc vào vùng miền và sở thích của người dùng, bạn có thể thêm các loại hương vị khác nhau như chua, ngọt, cay, mặn...
Đun sôi nước cùng quả đến khi quả mềm, sau đó sấy khô đến khi vỏ quả nhăn lại
Sản phẩm
Mỗi lát xí muội đều có màu sắc đậm đẹp mắt, kết hợp với hương thơm đặc trưng của cam thảo và vị ngọt tự nhiên của xí muội và đường, tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn. Khi thưởng thức, xí muội tan chảy trong miệng, mang đến vị ngọt dịu khiến bạn khó lòng dừng lại.
Ngoài ra, xí muội còn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, giảm ho và tăng cường sức đề kháng, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho cả gia đình.
Mỗi lát xí muội đều có màu sắc đậm đẹp mắt, kết hợp với hương thơm đặc trưng của cam thảo
Cách bảo quản
Bảo quản xí muội trong hộp hoặc lọ thủy tinh đậy kín, tránh nhiệt độ cao như bếp, lò vi sóng và ánh nắng mặt trời. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, xí muội có thể lưu trữ từ 6 đến 12 tháng tùy thuộc vào cách bảo quản.
5Các món ngon từ xí muội
Muối xí muội
Thử sáng tạo bằng cách kết hợp muối xí muội với trái cây để tạo ra một hương vị mới lạ và hấp dẫn, với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị chua, cay, mặn và ngọt. Để giữ được độ tươi mới lâu dài, hãy bảo quản muối xí muội trong hộp và nơi khô ráo.
Kết hợp muối xí muội với trái cây để tạo ra một hương vị mới lạ và hấp dẫn, với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị chua, cay, mặn và ngọt
Ổi lắc xí muội
Muốn thưởng thức một món ăn vặt ngon và nhanh chóng, thì ổi lắc xí muội là lựa chọn hoàn hảo. Chỉ cần 5 phút, bạn đã có ngay một món ăn thơm ngon, hấp dẫn với hương vị chua cay, sẵn sàng để thưởng thức bất cứ lúc nào từ tủ lạnh.
Ổi lắc xí muội với hương vị chua cay
Mứt cà rốt xí muội
Mứt cà rốt ngọt, thơm và dẻo không chỉ ngon miệng mà còn bắt mắt với các viên cà rốt xinh xắn. Khi thưởng thức, hòa quyện vị chua của xí muội cùng nhân phô mai béo, đặc biệt là lớp dừa bọc xung quanh béo ngậy, chắc chắn sẽ làm bạn thích thú.
Mứt cà rốt ngọt, thơm và dẻo không chỉ ngon miệng mà còn bắt mắt với các viên cà rốt xinh xắn
6Lưu ý khi sử dụng xí muội
Xí muội được xem như một loại “thảo dược” quý ít có tác dụng phụ, trừ khi người dùng có dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần trong xí muội. Những người đang điều trị bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe khác cũng cần cẩn trọng khi sử dụng xí muội như:
- Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ giai đoạn đầu không được sử dụng xí muội vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Bệnh nhân hen suyễn cần thận trọng khi sử dụng xí muội vì chúng có thể gây khởi phát cơn hen.
- Có thể gây tổn thương răng nếu sử dụng quá nhiều xí muội do hàm lượng đường và acid cao.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về công dụng của xí muội đối với sức khỏe cũng như cách sử dụng và lưu ý khi dùng. Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến nhé!