1. Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?
Ngành ngôn ngữ Anh (English Studies) là ngành học thiên về nghiên cứu và sử dụng Tiếng Anh nhằm giúp cho người học có thể dùng ngôn ngữ này một cách thành thạo. Song song với khối ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành yêu cầu trình độ tiếng Anh cao như: kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế hay ngành quan hệ đối ngoại,... ngành ngôn ngữ Anh cho phép những người học được tiếp cận với các lĩnh vực đa dạng liên quan đến kinh tế, chính trị và văn hóa từ các nước có ngôn ngữ chính là tiếng Anh nhờ vào hệ thống lý luận chuyên sâu bao gồm 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết cùng cấu tạo và cách dùng chuẩn của ngôn ngữ hữu ích hàng đầu thế giới.
Không chỉ là ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, đây còn là ngành bao trọn và tổng hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cung cấp cho người học tri thức từ hầu hết các ngành kinh doanh và dịch vụ.
2. Học Ngôn ngữ Anh thi khối nào?
Cùng tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc tế thì ngoại ngữ nói chung, đặc biệt là tiếng Anh, đã và đang trở thành chiếc chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa với những cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu bạn có ý định theo học ngành ngôn ngữ Anh và mong muốn có thể nắm bắt được những cơ hội này thì ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc hiểu rõ học ngôn ngữ Anh thi khối nào, những cơ sở nào đào tạo tốt bên cạnh những sức hút mà ngành này mang lại là việc mà mỗi bạn học sinh nên làm.
Trước những đổi mới của BGD từ năm 2015 về các tổ hợp môn xét tuyển, hiện nay bên cạnh những lựa chọn khối thi truyền thống là D01, các bạn thí sinh muốn xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh có thể đăng ký thêm những khối khác nhau bao gồm môn Tiếng Anh như: D09, D14, D15,...Ví dụ, những bạn có thế mạnh về khoa học xã hội có thế lựa chọn khối D14 gồm Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh hay khối D09 gồm Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh. Đối với các bạn yêu thích khoa học tự nhiên thì việc xét tuyển khối A01 là một lựa chọn hợp lý.
Ngoài ra, một số trường đại học hiện nay đã cho phép các thí sinh được xét tuyển theo điểm IELTS hoặc những bằng cấp hay chứng chỉ tiếng Anh khác. Ví dụ như: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh có điểm IELTS Academic đạt từ 6.5 và điểm học bạ 3 năm cấp 3 đạt từ 8.0. Hay Đại Học Luật xét tuyển thẳng các thí sinh có IELTS từ 5.0 và điểm trung bình tổng kết 5 học kỳ của các môn đăng ký xét tuyển đạt từ 21 điểm.
Việc các trường có thêm các phương thức xét tuyển đã mở ra rất nhiều những cơ hội mới cho các thí sinh.
3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh
Trước kia, các trường chủ yếu xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh với tổ hợp môn truyền thống: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Tuy nhiên, với những đổi mới của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, thí sinh có nhiều hơn những lựa chọn để phù hợp với khả năng của bản thân. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh ứng với mỗi khối thi như sau:
-
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
-
Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
-
Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
-
Khối D08: Toán, Sinh Học, Tiếng Anh
-
Khối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh
-
Khối D10: Toán, Địa Lý, Tiếng Anh
-
Khối D11: Vật Lý, Ngữ Văn, Tiếng Anh
-
Khối D14: Tiếng Anh, Lịch Sử, Ngữ Văn
-
Khối D15: Địa Lý, Ngữ Văn, Tiếng Anh
-
Khối D72: Khoa học tự nhiên, Ngữ Văn, Tiếng Anh
-
Khối D78: Khoa học xã hội, Tiếng Anh, Ngữ Văn
-
Khối D84: Giáo dục công dân, Toán, Tiếng Anh
-
Khối D85: Giáo dục công dân, Toán, Tiếng Đức
-
Khối D96: Khoa học xã hội, Tiếng Anh, Toán
Việc lựa chọn tổ hợp môn để xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Anh của các trường đại học trên toàn quốc là không giống nhau. Bên cạnh các tổ hợp môn truyền thống, hiện đang có nhiều trường xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh với đa dạng các tổ hợp môn hơn. Các thí sinh nên tìm hiểu kỹ để đưa ra những lựa chọn phù hợp.
4. Ngành Ngôn ngữ Anh lấy bao nhiêu điểm? Điểm chuẩn xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh của các trường đại học hiện nay
Tại Việt Nam, hiện đang có rất nhiều trường đào tạo ngành ngôn ngữ Anh. Dù việc học tập mới là yếu tố chính quyết định trong việc thành công sau này nhưng chất lượng đào tạo của các trường cũng sẽ ảnh hưởng một phần không nhỏ. Dưới đây là danh sách các trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành ngôn ngữ Anh cùng điểm chuẩn của ngành này năm 2021:
Khu vực
Trường
Điểm chuẩn
Miền Bắc
Đại học Ngoại thương
37.55
Đại học Kinh tế quốc dân
37.5
Học viện Ngoại giao
36.9
Đại học Hà Nội
36.75
Học viện Tài chính
35.77
Đại học Thủ đô
34.55
Viện Đại học Mở Hà Nội
34.27
Đại học Hàng hải Việt Nam
34.25
Đại học Sư phạm Hà Nội
27.4
Đại học Bách Khoa Hà Nội
26.11 - 26.25
Đại học Thương Mại
26.7
Học viện Ngân hàng
26.5
Đại học Luật Hà Nội
25.35 - 26.25
Miền Trung
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
25.58
Đại học Nha Trang
24.0
Đại học Tây Nguyên
21.25
Đại học Vinh
22.0
Đại học Quảng Bình
15.0
Đại học Khánh Hòa
16.0
Đại học Quy Nhơn
15.0
Đại học Hồng Đức
15.0
Đại học Yersin Đà Lạt
15.0
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
14.5
Đại học Quảng Nam
14.0
Miền Nam
Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.Hồ Chí Minh
32.25
Đại học Luật TPHCM
25.0 - 27.5
Đại học Cần Thơ
26.5
Đại học Ngân hàng TPHCM
26.46
Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
26.25
Đại học khoa học xã hội và nhân văn
26.17
Đại học Tài chính - Marketing
26.1
Đại học Sài Gòn
26.06
Đại học Sư phạm TPHCM
26.0
Đại học Nông lâm TPHCM
26.0
Học viện Hàng không Việt Nam
24.6
Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM
23.5
Đại học Đồng Nai
22.0
Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM
21.0
Đại học Công nghệ TPHCM
18.0
5. Các chuyên ngành của ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành ngôn ngữ Anh thường có các chuyên ngành sau đây:
5.1. Tiếng anh biên - phiên dịch
Đây là chuyên ngành đào tạo kiến thức về văn phong, ngữ pháp, từ vựng, văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Ngoài các kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được trau dồi thêm các kỹ năng khác như: thủ thuật dịch thuật, biên phiên dịch, ngữ pháp đặc thù hay các thuật ngữ cơ bản liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành để có thể diễn đạt thông tin được chính xác và chi tiết so với ngôn ngữ gốc.
5.2. Tiếng anh thương mại
Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức tiếng Anh chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế như kinh doanh hay thương mại. Ngoài ra các bạn còn được chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp và truyền thông, kỹ năng thuyết trình, năng lực hợp tác, thuyết phục, đàm phán,…
5.3. Tiếng anh sư phạm
Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên không chỉ các kiến thức về tiếng Anh như ngữ pháp hay từ vựng phục vụ cho nhu cầu giảng dạy mà còn có những kiến thức về giáo dục, kỹ năng và tâm lý giảng dạy ở các trường theo từng cấp.
6. Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?
Có được những trải nghiệm thực tế như môi trường làm việc chuyên nghiệp, dễ dàng sở hữu cơ hội đi nước ngoài, được cân nhắc mang trọng trách ở những vị trí như cầu nối ngoại giao trong các doanh nghiệp quốc tế hay đa quốc gia là những điều mà sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sau khi ra trường hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng sử dụng tiếng Anh trong khi học và nắm bắt được những cơ hội việc làm hot khi theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh không tỉ lệ thuận với nhau. Cách áp dụng vốn kiến thức được đào tạo qua các năm vào từng ngành cụ thể ra sao phần lớn phụ thuộc vào khả năng trau dồi của mỗi cá nhân. Nếu sở hữu vốn tiếng Anh tốt và khả năng nghiệp vụ, bạn không nên bỏ qua những vị trí công việc được gợi ý dưới đây:
-
Biên dịch
-
Hướng dẫn viên du lịch
-
Nhà báo
-
Giảng viên đại học và cao đẳng ngành ngôn ngữ Anh
-
Giáo viên Tiếng Anh
-
Chuyên viên tư vấn
Ngoài ra còn có các công việc khác tại các công ty đa quốc gia, nhân viên tại sở Văn hóa, các công việc liên quan đến quan hệ quốc tế.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh. Hy vọng đã giúp các em giải đáp được những thắc mắc như: ngôn ngữ Anh thi khối nào, các trường đào tạo và điểm chuẩn, các chuyên ngành liên quan cũng như cơ hội việc làm,... Các bạn đừng quên truy cập Vuihoc.vn để có thêm những thông tin về các ngành học khác nhé!