Cà pháo

Cà pháoPhân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)AsteridsBộ (ordo)SolanalesHọ (familia)SolanaceaeChi (genus)SolanumL., 1771Loài (species)S. macrocarponL.Danh pháp hai phầnSolanum macrocarponL. Danh pháp đồng nghĩa

Cà pháo (danh pháp hai phần: Solanum macrocarpon, các tên đồng nghĩa: Solanum dasyphyllum, Solanum melongena L. var. depressum Bail., Solanum undatum Jacq. non Lam., Solanum integrifolium Poiret var. macrocarpum) là một loài cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae), nhưng thường được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới như là cây một năm. Về phân loại thực vật học của cây này hiện chưa có sự thống nhất cao trong các tài liệu nhưng hầu hết đều xếp nó là một biến chủng của loài cà tím (danh pháp hai phần: S. melongena), một số lại xếp nó thành một loài riêng.

Cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc. Các lá hình mác thuôn dài, kích thước 10-30 x 4-15 cm, hoa từ trắng đến tím, quả hình cầu hơi nén xuống, kích thước 5-6 cm x 7-8 cm, màu từ trắng, vàng cam đến tím và có nhiều hạt nhỏ. Có thể sử dụng như là rau ăn quả hay ăn lá. Chu kỳ phát triển: lâu năm, vụ thu hoạch lá đầu tiên có thể sau 40-50 ngày còn quả ăn được có thể thu hoạch sau 80-100 ngày.

Cà pháo được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và trong đời sống có nhiều tên gọi khác nhau: "garden egg", "aubergine", "Thai brinjal" (tiếng Anh); "melongene", "bringelle" (tiếng Pháp); "Thailändische Aubergine", "Eierfrucht" (tiếng Đức); "berengena", "berenjera" (tiếng Tây Ban Nha); "kayan" (tiếng Myanma); "ai kwa" (tiếng Trung); "abergine", "eierplant" (tiếng Hà Lan); "talong" (tiếng Philippines); "terong" (tiếng Mã Lai); "makeu-a kaou", "makeu-a-keun" (tiếng Thái)... Ngoài ra nó còn được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Phi nhưng cũng có tài liệu cho rằng đó là loài cà khác.

Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 - 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 3 - tháng 5. Cách thức gieo trồng như sau:

Một số vùng trồng cà pháo ngon có tiếng là huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Láng (Hà Nội), Cái Sắn (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang), huyện Lục Yên (Yên Bái)...

Cây cà pháo trồng tại Việt Nam
Thành phần trung bình có trong 100g quả cà pháo Thành phần Quả tươi Cà muối chua Nước 92 g 77 g Protein 1 g 1,2 g Chất béo 0,2 g - Chất xơ 0,8 g 1,9 g Phosphor 2 mg - Calci 11 mg - Khoáng chất 0,5 g - Acid Lactic - 1,8 g Ca-lo 24 13

Ngoài ra cà pháo còn có lân; magiê; kali; natri, lưu huỳnh; sắt; mangan; kẽm; đồng (kim loại); Iod; caroten (tiền vitamin A); vitamin B1, B2, C, P và chất nhầy.

Quả vừa tới thường được chế biến dưới dạng nấu, như trong món cà ri. Lá non có thể ăn ở dạng tươi, luộc hay nấu.

Ở Việt Nam, hầu như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là muối chua (muối nén hoặc muối nước), muối xổi với món "cà ngâm muối". Tuy vậy nhiều người tin rằng cà là món ăn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nên thường không ăn cà khi thể trạng yếu hoặc bị bệnh. Cách thức muối cà:

Cà pháo
Cà pháo muối xổi.

Cà cũng có thể muối cùng với rau cải dưa và ngoài các cách sử dụng phổ biến trong ẩm thực nói trên, cà pháo còn được ăn sống hoặc làm mắm cà.

Y học cổ truyền cũng sử dụng cây cà pháo làm dược liệu trong một số bài thuốc.

Món cà dầm tương (cà pháo dầm tương ớt)

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/trai-ca-phao-a87410.html