Bàn chân và bàn tay lạnh: Nguyên nhân, phải làm gì để hạn chế?

Có bàn tay và bàn chân lạnh ngay cả khi không ở trong môi trường lạnh là một hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù không thoải mái, nhưng nó thường không phải là một nguyên nhân gây lo ngại vì nó có thể chỉ là cách duy trì nhiệt độ cơ thể tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn liên tục và đi kèm với sự thay đổi màu sắc của da thì có thể là do vấn đề về dây thần kinh và lưu thông máu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bàn chân, bàn tay lạnh và phải làm gì để hạn chế?

1. Bàn chân và bàn tay lạnh

Con người là động vật hằng nhiệt, điều đó có nghĩa là nhiệt độ cơ thể mỗi chúng ta luôn được điều chỉnh ở một nhiệt độ hằng định. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể đảm bảo giữ cho máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm. Điều này có thể làm giảm lượng máu chảy đến các chi khiến bạn cảm thấy lạnh. Đây là điều hết sức bình thường và các mạch máu ở tay và chân bắt đầu co lại để tránh tình trạng mất nhiệt.

Một số người có thể có bàn chân và bàn tay lạnh hơn một cách tự nhiên mà không bao hàm bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Trong trường hợp này, việc cần làm duy nhất là giữ ấm để bảo vệ chúng. Tuy nhiên nếu bàn chân và bàn tay luôn trong tình trạng lạnh quá mức, thậm chí gây khó chịu hoặc đi kèm với một số triệu chứng chẳng hạn như thay đổi màu sắc ngón tay, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý của cơ thể.

Bàn tay lạnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

Những người sống hoặc làm việc trong những môi trường lạnh như tủ cấp đông, quân nhân, những người leo núi, người phục vụ hoặc nhân viên cứu hộ cần được trang bị những loại quần áo và găng tay bảo hộ đặc biệt để có thể giữ ấm cơ thể. Môi trường lạnh có thể dẫn đến nguy cơ làm tê cóng và gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho tay và chân. Một nghiên cứu đang được tiến hành của Trung tâm An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Canada (CCOHS) xem xét liệu làm việc trong môi trường lạnh liên tục có giúp cơ thể thích nghi được với nó và tránh bị tổn thương do lạnh hay không, chẳng hạn những người ngư dân đánh bắt cá ở những vùng lạnh giá có thể làm việc với đôi tay trần trong những điều kiện thời tiết cực lạnh. Ngoài ra CCOHS cũng lưu ý rằng phụ nữ có nhiều nguy cơ bị chấn thương vì lạnh do tay và chân của họ dễ mất nhiệt hơn so với nam giới.

2. Nguyên nhân, phải làm gì để hạn chế?

2.1. Nguyên nhân của chứng bàn chân và bàn tay lạnh

Rất nhiều yếu tố có thể khiến cho bàn chân và bàn tay trở nên lạnh quá mức bao gồm cả những sự điều chỉnh từ chính cơ thể để phản ứng với điều kiện nhiệt độ lạnh. Các vấn đề sức khỏe phổ biến có thể gây ra tình trạng lạnh bàn chân và bàn tay có liên quan đến sự lưu thông máu kém hoặc tổn thương các dây thần kinh ở khu vực các chi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bàn chân và bàn tay lạnh thường gặp:

Xét nghiệm máu là phương pháp chính xác nhất để xác định tình trạng thiếu máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như các loại rau lá xanh và bổ sung trực tiếp sắt có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu cũng như hạn chế tình trạng bàn chân, bàn tay lạnh.

Thiếu máu thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây đôi bàn tay lạnh
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tình trạng chân, tay lạnh

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bàn tay và bàn chân lạnh bao gồm:

Một trong những nguyên nhân gây chứng bàn chân, bàn tay lạnh là đau bụng kinh

2.2. Hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh

Nhìn chung bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những điều kiện lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất qua trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh:

Mát xa tay, chân giúp hạn chế được tình trạng bàn chân, bàn tay lạnh

Thông thường tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh là do cơ thể đã huy động máu làm ấm các cơ quan quan trọng như tim hoặc não khi thời tiết lạnh khiến các bộ phận như tay, hoặc chân không nhận được lượng máu cần thiết để làm ấm. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh bất kể tình trạng thời tiết cũng như nhiệt độ xung quanh và đi kèm với các triệu chứng khác như ngón chân, ngón tay thay đổi màu sắc hoặc khó thở, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác trong cơ thể. Trong trường hợp này bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, hunimed.eu

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/con-gai-chan-lanh-thi-nhu-the-nao-a74541.html