Cách làm bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Cách làm bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống cung cấp những thông tin bổ ích từ khái niệm, cách nhận diện dạng bài, cấu trúc, cách lập dàn ý, triển khai thành bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống hoàn chỉnh.

Qua đó, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, rồi ôn tập 9 đề về hiện tượng lãng phí, nghiện Internet, nếp sống đẹp, nạn bạo hành trong xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, học sinh nghèo vượt khó... để học thật tốt dạng văn nghị luận này. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì?

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…).

Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Những sự việc, hiện tượng này phải phổ biến, được dư luận chú ý, quan tâm và có tầm ảnh hưởng lớn.

Cách nhận diện dạng bài nghị luận hiện tượng đời sống

Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội như:

Kỹ năng phân tích đề Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống.

- Kỹ năng phân tích đề: Xác định ba yêu cầu

- Kỹ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ

Cấu trúc bài làm Nghị luận về một hiện tượng đời sống

* HIỆN TƯỢNG XẤU* HIỆN TƯỢNG TỐTI. MỞ BÀI: nêu vấn đềI. MỞ BÀI: nêu vấn đềII. THÂN BÀIII. THÂN BÀI1. Giải thích hiện tượng1. Giải thích hiện tượng2. Bàn luận

a. Phân tích tác hại

b. Chỉ ra nguyên nhân

c. Biện pháp khắc phục

2. Bàn luận

a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.

b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.

c. Phê phán hiện tượng trái ngược.

3. Bài học cho bản thân3. Bài học cho bản thânIII. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng.

Các bước làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bước 1: Tìm hiểu đề

Xác định ba yêu cầu:

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân bài:

c. Kết bài

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

Gợi ý một số mở bài

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI

- Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau:

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

- Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau:

Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI

Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Dàn ý chung bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

a. Phần mở bài: Cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.

b. Phần thân bài:

c. Phần kết bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.

Dàn ý Nghị luận về hiện tượng đời sống có tác động xấu đến con người

a. Mở bài:

* Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau:

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

* Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau:

Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

b. Thân bài:

* Giải thích:

- Trước hết ta cần hiểu (…) là gì ?

- Biểu hiện của hiện tượng này là: (Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu)

Ví dụ: đề bàn về tai nạn giao thông.

Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì ? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường thủy, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.

* Bàn luận:

- Từ cách giải thích đã nêu ở trên ta thấy đây là một hiện tượng xấu để lại nhiều tác hại gây ảnh hướng rất lớn tới mọi mặt của đời sống: (chứng minh)

- Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: (Trình bày nguyên nhân)

- Qua việc phân tích những nguyên nhân ở trên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp)

Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. (Trình bày thêm)

c. Kết bài

Tóm lại, (…) là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một (…) văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với (…)

Sơ đồ tư duy cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy

Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Đề số 1

Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:

"Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..." (Theo Nỗi sợ hãi không muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)

Phân tích đề

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

- Nguyên nhân:

* Hậu quả của hiện tượng:

* Giải pháp khắc phục:

(Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh)

c. Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.

Đề số 2

"Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King)

Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phân tích đề

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn:

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

-> Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay. Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

- Thực trạng: hiện tượng khá phổ biến trong xã hội + lời nói, hành động của những kẻ xấu (d/c)

- Nguyên nhân của hiện tượng:

* Hậu quả của hiện tượng:

* Giải pháp khắc phục:

c. Kết bài:

Đề số 3

“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết: “Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.

Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.

(Trích Ngôn ngữ chat - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)

Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến của mình về việc này.

Phân tích đề

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

- Thực trạng:

- Nguyên nhân của hiện tượng trên

* Hậu quả của hiện tượng trên:

* Cách khắc phục hiện tượng trên

c. Kết bài:

Đề số 4

Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:

"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn" (Đặng Anh Sống đúng là chính mình, trang web: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).

Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phân tích đề

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng

- Thực trạng của hiện tượng:

- Giải pháp khắc phục hiện tượng

c. Kết bài:

Đề số 5

Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

* Tác hại của hiện tượng.

* Đề xuất giải pháp.

c. Kết bài:

Đề số 6

Đề bài: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về nếp sống ấy.

Bước 1: Miêu tả hiện tượng.

Bước 2: Nguyên nhân của hiện tượng.

Bước 3: Tác dụng của lối sống.

Bước 4: Liên hệ bản thân

Đề số 7

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) thể hiện nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.

DÀN Ý THAM KHẢO

Làm rõ hiện tượng:

Thực trạng: lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ.

Phân tích - Chứng minh

Ý 1: Nhận thức về hiện tượng

Lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực, … mà còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…( dẫn chứng)

Ý 2: Nguyên nhân và tác hại

Giải pháp - Trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay:

Bài học

Đề số 8

Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” karaoke và Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Lập dàn ý

(1) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về hiện tượng nghiện “ka-ra-ô-kê và in-ter-nét” trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

(2) Thân bài

- Thực trạng của hiện tượng nghiện “ka-ra-ô-kê và in-ter-nét”: diễn ra ngày càng phổ biến với sự phát triển của khoa học công nghệ.

- Nguyên nhân dẫn đến việc hiện tượng này xuất hiện ở giới trẻ: sự quan tâm của gia đình và nhà trường, mong muốn thể hiện bản thân...

- Ý nghĩa tích cực và tiêu cực của hiện tượng trên.

- Bài học nhận thức của thế hệ trẻ hôm nay.

(3) Kết bài: Đánh giá của người viết về hiện tượng trên.

Đề số 9

Đề bài: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.

Lập dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi, nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Trong cuộc sống, không phải ai cũng có hoàn cảnh tốt để phát triển bản thân, có nhiều người họ có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là không được lành lặn như người thường nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình và trở thành người có ích cho xã hội.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần vượt khó

+ Họ không chấp nhận hoàn cảnh éo le của mình, muốn cho bản thân mình có cuộc sống tốt đẹp hơn, cống hiến được cho xã hội nhiều hơn.

+ Họ luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, kiên trì với việc mình làm và với mục tiêu mình đề ra.

+ Khi vấp ngã, họ biết đứng dậy đi tiếp, biết nhìn vào những người đi trước để học tập.

- Lợi ích, ý nghĩa của việc vượt khó

+ Giúp họ phát triển bản thân, có được cuộc sống tốt đẹp hơn, được xã hội nhìn nhận và đánh giá theo chiều hướng tích cực hơn, thoát khỏi thực tại khó khăn của họ.

+ Truyền tải đi những thông điệp quý báu để những người khác có hoàn cảnh tương tự biết vươn lên và gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Việc mỗi cá nhân vượt khó góp phần quan trọng làm cho nước nhà phát triển tích cực hơn.

c. Chứng minh

- Học sinh lấy dẫn chứng về những tấm gương vượt khó tiêu biểu để minh họa cho bài làm văn của mình:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, ra đi với hai bàn tay trắng nhưng khi Người trở về với khối óc vĩ đại của mình sau những năm vượt khó Người đã đưa nước nhà giành lại nền độc lập.

- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt nhưng với tinh thần ham học hỏi, vượt lên trên số phận, anh đã trở thành vị nhà giáo vĩ đại với những cống hiến quan trọng được người đời tôn vinh.

- …

→ Dù là ai, trong thời gian hay hoàn cảnh nào nếu biết vươn lên trong cuộc sống, dù cống hiến vĩ đại hay thầm lặng cũng đều đáng để học tập và tôn vinh.

d. Phản biện

- Trong cuộc sống vẫn còn những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên trong cuộc sống,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

e. Suy nghĩ của bản thân về tấm gương vượt khó

- Mỗi một tấm gương vượt khó mang đến cho chúng ta những bài học, những câu chuyện khác nhau thúc đẩy, cổ vũ chúng ta cố gắng hơn trong cuộc sống này.

- Không ai sinh ra đã ở vạch đích, muốn được xã hội tôn trọng và có cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần lựa chọn cho mình những con đường đúng đắn nhất.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tấm gương nghèo vượt khó đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/nghi-luan-ve-mot-su-viec-hien-tuong-doi-song-a74310.html