Tư vấn tuyển sinh: Quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm?

Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành thu hút nhiều sinh viên đăng ký vào các trường đại học và cao đẳng hàng năm. Kéo theo đó là những thắc mắc như quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm, hay ngành quản trị kinh doanh học trường nào tốt đang được nhiều bạn sinh viên quan tâm tìm hiểu. Thấu hiểu những lo lắng đó, EHOU sẽ cùng bạn đi tìm hiểu xem ngành quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm và những thắc mắc khác qua bài viết dưới đây.

1. Thực trạng ngành quản trị kinh doanh tại Việt Nam

quan tri kinh doanh khoi d lay bao nhieu

Để trả lời cho thắc mắc quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm? Trước tiên bạn cần nắm rõ được thực trạng ngành quản trị kinh doanh để tạo cho mình một cái nhìn tổng quan nhất.

Quản trị kinh doanh là ngành học chuyên về thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trị tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Hiện nay, ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành học được đánh giá cao và có rất nhiều cơ hội việc làm tại Việt Nam. Bằng chứng là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 đạt 8,02%. Đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu ( chỉ 2,7% theo IMF), của các nước châu Á là 4,4% theo IMF.

Theo thống kê của CareerBuilder, quản trị kinh doanh là nghề đứng trong top 10 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trong tương lai 5 năm tới với nhu cầu nhân lực 1 năm vào khoảng 270.000 ở TP Hồ Chí Minh và ở TP Hà Nội, con số dự kiến này vào khoảng 150.000 nhân lực (trong đó: lao động trình độ Đại học chiếm 13%, cao đẳng chiếm 15% và trung cấp chiếm 20%

=>> Xem thêm: Mức lương trung bình ngành Quản trị kinh doanh có cao không?

2. Các ngành nghề liên quan tới quản trị kinh doanh

quan tri kinh doanh khoi d lay bao nhieu

Bên cạnh vấn đề quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm? thì các ngành nghề liên quan tới quản trị kinh doanh hay công việc của ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bạn trẻ. Thấu hiểu được tâm lý trên, Ehou đã tổng hợp và đưa ra được danh sách các công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm:

2.1. Trưởng phòng kinh doanh

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh, bạn có thể hoàn toàn đảm nhận chức vụ trưởng phòng kinh doanh. Đây là một vị trí quan trọng liên quan đến việc giám sát bộ phận kinh doanh và chịu trách nhiệm đối với doanh thu và hiệu suất.

Nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh là thiết lập các mục tiêu, tạo các chương trình đào tạo, phân tích dữ liệu thị trường để đưa ra các phương án tốt nhất cho doanh nghiệp. Đây là một công việc đòi hỏi sự chuyên môn cao và kỹ năng quản lý tốt để đảm bảo thành công cho bộ phận kinh doanh và toàn bộ doanh nghiệp.

Mức lương trung bình của một trưởng phòng Kinh doanh ở Việt Nam là khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Con số này có thể thay đổi, phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau.

2.2. Tư vấn quản lý tài chính

Công việc tư vấn quản lý nhằm giúp cho các công ty tăng hiệu quả kinh doanh thông qua tăng doanh thu và giảm chi phí.

Để thực hiện công việc này, người tư vấn cần phải có kỹ năng tìm kiếm và đánh giá các vấn đề toàn diện, nhận định được bản chất của vấn đề và tham gia vào thiết kế quy trình cải tiến. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về quản lý, kế toán, tài chính và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu của tư vấn quản lý là giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và phát triển bền vững trên thị trường.

2.3. Nhân viên kinh doanh

quan tri kinh doanh khoi d lay bao nhieu

Khi được hỏi về tương lai sau khi học quản trị kinh doanh, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến vị trí nhân viên kinh doanh.

Nhân viên kinh doanh, hay còn được gọi là sale, có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và tư vấn, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Họ cũng đảm nhận việc chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng và mở rộng thị trường.

Công việc của một nhân viên kinh doanh đó là ký kết hợp đồng và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp. Đây là một công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục và kinh nghiệm để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4. Kế toán

Sau khi hoàn thành chương trình quản trị kinh doanh, nếu bạn đam mê lĩnh vực kế toán, bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến kế toán.

Tuy nhiên, để có thể làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần học thêm một số bằng cấp và lấy các chứng chỉ về kiểm toán, kế toán để có đủ năng lực phục vụ cho công việc.

Bạn có thể trở thành một bên thứ ba cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thiết kế hệ thống kế toán và lập báo cáo tài chính cho các công ty khác. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và năng lực phân tích, đánh giá các thông tin tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

=>> Xem thêm: Những mặt trái của ngành Quản trị kinh doanh

3. Quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm?

quan tri kinh doanh khoi d lay bao nhieu

Ngành Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành được nhiều sinh viên quan tâm mỗi khi đến mùa tuyển sinh. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm. Đây là một câu hỏi khá chung chung do điểm chuẩn tuyển sinh sẽ thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo điểm chuẩn khối D của những năm về trước như 2022 để có một cái nhìn bao quát, từ đó phần nào ước tính được phổ điểm năm nay.

Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng hơn 150 trường Đại học giảng dạy ngành này. Điểm trúng tuyển của ngành Quản trị kinh doanh khối D dao động từ khoảng 18 đến 34 điểm, tuy nhiên, mức điểm này thường phụ thuộc vào từng trường.

Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh khối D của một số trường đại học năm 2022 như sau:

3.1. Khu vực miền Bắc

3.2. Khu vực miền Nam

Đối với hệ Cao đẳng, mức điểm trúng tuyển thường thấp hơn so với hệ Đại học, khoảng 16 điểm là điểm trúng tuyển cao nhất. Hệ Cao đẳng cũng tạo điều kiện cho các bạn không đủ điểm vào hệ Đại học trong kỳ thi tuyển sinh để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

=>> Xem thêm: Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào

4. Học ngành quản trị kinh doanh ở đâu?

quan tri kinh doanh khoi d lay bao nhieu

Tới đây, sau khi đã biết ngành quản trị kinh doanh khối D lấy bao nhiêu điểm năm 2022. Chắc hẳn trong mỗi người cũng đã nổi lên những suy nghĩ về ngày tháng sinh viên học Đại học. Vậy, bạn đã tìm được cho mình một điểm đến chất lượng? Nếu chưa thì hãy tham khảo một vài gợi ý sau đây của Ehou nhé.

4.1. Đại học Ngoại thương

Trường ĐH Ngoại thương luôn là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Với chất lượng đào tạo cao, trường luôn thu hút đông đảo các thí sinh có ước mơ trở thành những chuyên gia kinh doanh tài ba.

Năm 2022, điểm chuẩn vào ngành Quản trị kinh doanh và chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của trường đạt mức cao nhất cả nước là 28,45 điểm. Điều này cho thấy cạnh tranh để được trúng tuyển vào trường này là rất khốc liệt. Nếu không có điểm cộng, thí sinh sẽ phải đạt trung bình gần 9,5 điểm/môn để có cơ hội trúng tuyển vào ngành này. Bù lại, khi đã trúng tuyển tại đây, bạn sẽ được học tập trong môi trường cực kỳ tuyệt vời và chất lượng

4.2. Đại học Kinh tế Quốc dân

Nhắc đến ngôi trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh hàng đầu Việt Nam, chắc chắn không thể bỏ qua Đại học Kinh tế Quốc dân. Được coi là một trong những ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo kinh tế, và không cần phải nói thì cũng ai cũng biết. Khoa quản trị kinh doanh của trường Kinh tế quốc dân có một đội ngũ giảng viên rất ấn tượng, bao gồm 2 giáo sư, 9 phó giáo sư, 15 tiến sĩ và 28 thạc sĩ trong lĩnh vực.

Nhờ vào sự đóng góp của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong ngành, chương trình đào tạo của trường được đánh giá rất cao.

Ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học kinh tế quốc dân được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng và quản trị doanh nghiệp. Nhờ vào sự lựa chọn đa dạng này, các học viên có thể chọn chuyên ngành phù hợp nhất với sở thích và năng lực của mình. Dù cho chuyên ngành nào, các chương trình đào tạo này đều cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoạt động trong các vị trí quản lý và vận hành bộ máy của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

4.3. Chương trình đào tạo từ xa chuyên ngành quản trị kinh doanh Đại học Mở Hà Nội

quan tri kinh doanh khoi d lay bao nhieu

Chương trình đào tạo từ xa - Đại học Mở Hà Nội lâu nay vẫn luôn là điểm đến đáng tin cậy của nhiều học viên muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh.

Học viên học ngành quản trị kinh doanh tại đây sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành, học hỏi kinh nghiệm từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn, có thâm niên trong ngành. Đặc biệt, học viên còn được cung cấp bộ tài liệu, giáo trình phục vụ học tập.

Bên cạnh đó, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp và đàm phán, giúp chuẩn bị tốt cho công việc sau này. Hiện nay, Chương trình Đào tạo từ xa của Đại học Mở Hà Nội đang mở tuyển sinh cho ngành Quản trị kinh doanh, hãy nhanh tay đăng ký để được theo học tại một môi trường đào tạo tuyệt vời.

=>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh đại học Mở Hà Nội

Nguồn: vietnamnet, vnexpress, baochinhphu

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/quan-tri-kinh-doanh-khoi-d-a68614.html