Marketing gồm những mảng nào? Các vị trí nổi bật trong ngành

Trong xu hướng hội nhập và công nghệ phát triển như “vũ bão” thì ngành Marketing trở thành bệ phóng để các doanh nghiệp có thể phát triển và tồn tại trong thị trường cạnh tranh. Chính vì thế, cơ hội việc làm của ngành cũng vô cùng rộng mở. Vậy, ngành Marketing gồm những mảng nào? Có đa dạng sự lựa chọn hay chỉ là một công việc cố định? Dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết và chuẩn xác nhất để giải đáp cho thắc mắc này.

I. Tổng quan ngành Marketing

Ngành Marketing là lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh, hướng đến mục tiêu chung là tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những công việc liên quan đến lĩnh vực Marketing bao gồm: nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tuyến và trực tiếp, xây dựng thương hiệu và quản lý sản phẩm/dịch vụ.

tìm hiểu Marketing gồm những mảng nào
Ngành Marketing là một lĩnh vực không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và xu hướng tiếp thị số, Marketing đã trở thành một yếu tố quyết định trong câu chuyện thành công kinh doanh. Các chuyên gia Marketing là người tìm ra cách tiếp cận, thu hút và tạo lòng tin cho khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh.

Ngành Marketing là lĩnh vực rộng và đa dạng, nên các chuyên gia Marketing phải có kiến thức vững và kỹ năng sáng tạo để hiểu và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dù là người mới hay người đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing thì bạn cũng cần luôn không ngừng học hỏi và cập nhật để không bị tụt hậu. Có thể nói, kho tàng kiến thức của ngành Marketing rất khổng lồ và cần nhiều thời gian tích lũy mới có thể thấm nhuần và ứng dụng hiệu quả trong công việc.

II. Marketing gồm những mảng nào?

Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm và cần lời giải đáp nhất chính là Marketing có những mảng nào? Một người làm trong ngành Marketing có thể giỏi hết tất cả các mảng hay không? Dưới đây là những đáp án mà bạn đang tìm kiếm.

tìm hiểu Marketing gồm những mảng nào?
Các mảng trong Marketing rất đa dạng

1. Branding - Xây dựng thương hiệu

Branding là mảng đóng vai trò quan trọng trong trong doanh nghiệp. Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc đưa hình ảnh doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Những yêu cầu nhiệm vụ của người làm trong mảng xây dựng thương hiệu là đánh giá giá trị và ý nghĩa của thương hiệu, phân tích khách hàng mục tiêu, tạo và quản lý các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh,…

Để có thể làm việc tốt trong mảng này đòi hỏi nhân sự phải hiểu hết giá trị và ý nghĩa của thương hiệu để sáng tạo nên hình ảnh độc đáo ấn tượng, có kiến thức về việc lên chiến lược tương tác với khách hàng,…

2. Advertising - Quảng cáo

Quảng cáo tập trung vào việc tạo và phân phối thông điệp tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Đây có thể là quảng cáo truyền thống trên truyền hình, radio, báo chí hoặc quảng cáo kỹ thuật số trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, website và ứng dụng di động.

tìm hiểu Marketing gồm những mảng nào?
Marketing bao gồm những mảng nào? Quảng cáo là mảng quan trọng, giúp đưa sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Những yêu cầu cơ bản để có thể làm việc trong mảng này là phải hiểu về các phương pháp quảng cáo truyền thống và kỹ thuật hiện đại, có khả năng xây dựng thông điệp quảng cáo hấp dẫn, gây ấn tượng, hiểu về các phương tiện quảng cáo như TV, radio, báo chí, truyền thông xã hội, có khả năng lên kế hoạch, triển khai và đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

2.3. Digital Marketing - Marketing kỹ thuật số

Digital Marketing hướng đến việc sử dụng các công nghệ số và kênh truyền thông trực tuyến để tiếp cận khách hàng. Điều này bao gồm các hoạt động như quảng cáo trực tuyến, Email Marketing, tạo nội dung số, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), PPC (trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột) và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả chiến dịch.

Một nhân viên làm việc trong phòng Digital Marketing sẽ cần phải có những kỹ năng như: hiểu về các kênh và công cụ Marketing trực tuyến, có kiến thức về phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả, am hiểu về xu hướng công nghệ và sự hay đổi trong lĩnh vực Marketing trực tuyến, khả năng xây dựng chiến lược Marketing,….

>> Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và lượt chuyển đổi với dịch vụ SEO top google tại GOBRANDING

Mảng Digital Marketing
Mảng Digital Marketing thường yêu cầu rất nhiều kỹ năng

2.4. Trade Marketing - Marketing thương mại

Trade Marketing cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp vì mục đích của mảng này là xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh như nhà bán lẻ và nhà phân phối. Nhiệm vụ là tạo ra các chương trình và hoạt động kích cầu bán hàng nhằm tăng doanh số và tạo sự hấp dẫn cho khách hàng qua các kênh phân phối.

Những yêu cầu tối thiểu cần có để nhân sự có thể làm trong trong mảng này là hiểu về kênh phân phối và mối quan hệ với đối tác kinh doanh, có khả năng tạo ra các chương trình và hoạt động kích cầu bán hàng, có kỹ năng giao tiếp để thiết lập mối quan hệ tốt với các đối tác thương mại.

2.5. PR (Quan hệ công chúng)

Doanh nghiệp cần duy trì hình ảnh tích cực và mối quan hệ tốt với công chúng và các bên liên quan. Đây chính là lý do mảng Quan hệ công chúng hình thành trong ngành Marketing. Các hoạt động PR bao gồm quản lý thông tin, quan hệ với công chúng, truyền thông, tổ chức sự kiện và công việc viết báo, bài phát biểu để truyền đạt thông điệp của tổ chức.

PR (Quan hệ công chúng)
Các hoạt động PR sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực

Vậy, những người lựa chọn mảng PR cần đảm bảo những yêu cầu như có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với giới truyền thông, đối tác; có kỹ năng viết và biên tập nội dung để truyền đạt thông điệp của tổ chức; biết tổ chức và quản lý sự kiện để tạo ra sự lan tỏa và tăng cường hình ảnh công ty, có khả năng đối phó với khủng hoảng trong các tình huống khẩn cấp.

2.6. Market Research - Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là mảng của ngành Marketing liên quan đến việc thu thập và phân tích thông tin về hành vi và nhu cầu của khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh. Mảng này sẽ bao gồm việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát, phỏng vấn, nhóm thảo luận, phân tích dữ liệu để hiểu rõ thị trường, khách hàng và tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp.

Bộ phận nghiên cứu thị trường đòi hỏi sự nhạy bén, nhanh nhạy đến có thể làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn cần có những yêu cầu như: sự hiểu biết về các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị trường, khả năng thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu về hành vi và nhu cầu của khách hàng, khả năng đưa ra phân tích và đề xuất chiến lược dựa trên thông tin thu thập được,…

Market Research - Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu, phân tích số liệu thu thập được để đưa ra đề xuất mới hiệu quả

2.7. Media - Phương tiện truyền thông

Mảng Media có nhiệm vụ chính là tương tác và tạo mối quan hệ với các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí và các kênh truyền thông khác. Đây là một phần quan trọng của việc xây dựng hình ảnh và tạo sự nhận diện thương hiệu thông qua việc công bố thông tin, quảng bá sản phẩm và tương tác với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.

Để làm việc tốt nhất trong mảng phương tiện truyền thông, nhân sự cần đảm bảo đạt những yêu cầu như: hiểu về quy trình và cách thức hoạt động của các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí; có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với các phương tiện truyền thông, có kỹ năng viết và biên tập nội dung phù hợp với từng kênh phương tiện truyền thông.

Media - Phương tiện truyền thông
Làm việc trong bộ phận media liên quan trực tiếp đến việc tạo dựng thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng

III. Các vị trí nổi bật trong ngành Marketing

Chúng ta đã biết được Marketing gồm những mảng nào và có thể thấy sự đa dạng trong các mảng của mành. Mỗi mảng sẽ có từng vị trí công việc, chức danh riêng dưới đây là một số vị trí nổi bật thường gặp mà bạn nên biết.

3.1. CMO (Chief Marketing Officer)

Vị trí CMO (Giám đốc Marketing) là một vị trí cấp cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm chính về toàn bộ chiến lược và hoạt động tiếp thị của công ty. CMO định hình hướng đi chiến lược cho thương hiệu, quản lý các hoạt động quảng cáo, Marketing kỹ thuật số, nghiên cứu thị trường và quan hệ công chúng. Vai trò của CMO là đảm bảo rằng công ty phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường và tạo ra kế hoạch tiếp thị hiệu quả.

3.2. Category Manager

Đây là người quản lý một nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự trong một công ty. Vị trí này tập trung vào phân tích thị trường, dự đoán nhu cầu và xu hướng, phát triển chiến lược tiếp thị cho từng danh mục sản phẩm được phân công. Category Manager cũng có nhiệm vụ tương tác với các bên liên quan như nhà sản xuất, nhà phân phối và đối tác kinh doanh để tối ưu hóa vị trí của sản phẩm trong thị trường.

Các vị trí nổi bật trong ngành Marketing
Làm việc trong vị trí Category Manager cần sự tỉ mỉ, chuẩn xác trong các khâu phân tích thị trường

3.3. Brand Manager

Brand Manager là người quản lý và xây dựng thương hiệu. Vị trí này có trách nhiệm xác định các giá trị cốt lõi của thương hiệu, phát triển chiến lược quảng cáo và tiếp thị để tạo dựng hình ảnh và nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường. Brand Manager cũng theo dõi và đo lường hiệu quả các hoạt động tiếp thị và đảm bảo sự nhất quán và tương thích giữa thông điệp thương hiệu và kế hoạch tiếp thị.

3.4. Trade Marketing Manager

Trade Marketing Manager tập trung vào quản lý hoạt động tiếp thị nhằm tạo sự hấp dẫn và khuyến khích bán hàng thông qua các kênh phân phối. Vị trí này liên kết giữa các bộ phận tiếp thị và bộ phận kinh doanh để phát triển chiến lược tiếp thị tốt nhất cho các đối tác kinh doanh như nhà bán lẻ và nhà phân phối. Trade Marketing Manager phối hợp với các đối tác thương mại để tạo ra các chương trình và hoạt động kích cầu bán hàng, tăng cường hiệu quả phân phối và đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động tiếp thị và kế hoạch bán hàng.

Các vị trí nổi bật trong ngành Marketing
Trade Marketing Manager thực hiện các công việc nhằm kích cầu tăng doanh thu

3.5. Creative Director

Creative Director (Giám đốc Sáng tạo) có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý quá trình sáng tạo trong các dự án tiếp thị. Họ định hình và thực hiện chiến lược sáng tạo, đảm bảo rằng các ý tưởng và sản phẩm đạt được mục tiêu tiếp thị và phù hợp với thương hiệu của công ty. Creative Director cũng thường là người điều phối và hướng dẫn các nhân viên sáng tạo khác như Art Director, Copywriter và Graphic Designer.

3.6. Art Director

Art Director (Giám đốc Nghệ thuật) chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý phần nghệ thuật của một dự án tiếp thị. Họ tạo ra các khía cạnh nghệ thuật và thẩm mỹ của chiến dịch tiếp thị, bao gồm cả thiết kế đồ họa, hình ảnh, màu sắc, bố cục và phong cách truyền thông. Art Director là người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các yếu tố nghệ thuật được thể hiện đúng ý tưởng sáng tạo và đồng nhất với chiến lược tiếp thị.

3.7. Graphic Designer

Graphic Designer (Nhà thiết kế đồ họa) tạo ra các bản thiết kế đồ họa sáng tạo và hấp dẫn để truyền tải thông điệp tiếp thị đến khách hàng. Họ tạo ra các thiết kế cho các tài liệu tiếp thị như biểu ngữ, brochure, bảng quảng cáo, logo, bố cục trang web và nhiều hơn nữa. Graphic Designer sử dụng phần mềm thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra các sản phẩm đồ họa chất lượng cao và tương thích với chiến lược thương hiệu cũng như thông điệp tiếp thị mà phòng Marketing đang hướng đến.

Các vị trí nổi bật trong ngành Marketing
Graphic Designer - Người tạo nên các ấn phẩm độc đáo cho các chiến dịch Marketing

3.8. Copywriter

Copywriter là người chịu trách nhiệm viết nội dung sáng tạo và hấp dẫn để truyền tải thông điệp muốn tiếp thị. Họ viết các bài quảng cáo, bài viết blog, nội dung trang web, thông điệp truyền thông và nhiều tài liệu khác. Copywriter cần có khả năng sáng tạo và giao tiếp hiệu quả để tạo ra các câu chuyện hấp dẫn, thú vị và có sức lan tỏa đến khách hàng. Họ phải hiểu rõ về thương hiệu, đối tượng khách hàng và mục tiêu tiếp thị để viết nội dung phù hợp và gây ấn tượng.

3.9. Strategic Planner

Strategic Planner (Người lập kế hoạch chiến lược) có vai trò quan trọng trong việc định hình và thực hiện chiến lược tiếp thị của tổ chức. Họ nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng, cạnh tranh và xu hướng để xác định mục tiêu và hướng đi chiến lược. Strategic Planner cũng đảm nhận việc phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị và đề xuất các cải tiến và điều chỉnh chiến lược.

Các vị trí nổi bật trong ngành Marketing
Vị trí lập kế hoạch chiến lược sẽ giúp phòng Marketing có hướng đi đúng đắn nhất

3.10. Account Manager

Account Manager (Quản lý khách hàng) là người đại diện cho công ty và là liên lạc chính giữa công ty và khách hàng. Họ chịu trách nhiệm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại và tìm kiếm cơ hội mới để mở rộng kinh doanh. Account Manager là người phụ trách việc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các chiến dịch tiếp thị cho khách hàng, đồng thời đảm bảo rằng dự án được thực hiện đúng tiến độ và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

IV. Kết luận

Như vậy, thắc mắc ngành Marketing gồm những mảng nào đã được giải đáp. Mỗi mảng sẽ đều đòi hỏi nhân sự có những tố chất và kỹ năng riêng. Điều quan trọng là nhân sự phải có kiến thức chuyên sâu về các mảng của Marketing cụ thể, nắm bắt xu hướng và sự thay đổi trong lĩnh vực Marketing để làm việc hiệu quả. Đặc biệt, sự sáng tạo, niềm đam mê và tinh thần học hỏi, cập nhật không ngừng là những điều quan trọng giúp Marketer có thể đạt được thành công trong ngành này.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/marketing-co-nhung-mang-nao-a68508.html