Ngành dịch vụ ra đời như một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người. Đồng thời, nó cũng trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Vậy, bạn đã nắm được khái niệm ngành dịch vụ hay chưa? Các đặc điểm của ngành dịch vụ là gì? Yêu cầu đối với nhân sự làm việc trong ngành này? Thực trạng lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những điều này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Ngành dịch vụ là gì? 2- Đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ là gì? 2.1- Tính vô hình 2.2- Không thể tách rời 2.3- Không thể cất giữ 2.4- Đa dạng 2.5- Có sự tham gia của người tiêu dùng 3- Tầm quan trọng của ngành dịch vụ 4- Yêu cầu đối với nhân sự ngành dịch vụ 5- Thực trạng, cơ hội phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam 5.1- Các nhóm ngành nghề dịch vụ phổ biến 5.2- Cơ hội phát triển
Ngành dịch vụ là lĩnh vực tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật thể, hoặc nó cũng có thể là những công việc lao động thể lực, khả năng quản lý, tổ chức và các kỹ năng chuyên môn khác nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh.
Mục đích hàng đầu của ngành dịch vụ là phục vụ nhu cầu của con người. Chất lượng dịch vụ sẽ được đánh giá dựa trên mức độ hài lòng của người sử dụng.
Hiện nay, ngành này đang giữ vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Nó có thể mang lại giá trị kinh tế cao hơn các ngành khác và được gọi là “ngành công nghiệp không khói”.
Phát triển dịch vụ hiện là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia bởi khả năng mang lại lợi ích kinh tế cao và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Bên cạnh đó, ngành này cũng nổi bật lên bởi những điểm đặc trưng rất riêng. Vậy, những đặc điểm của ngành dịch vụ là gì?
Ngành dịch vụ có 5 điểm đặc trưng rõ rệt sau:
Đây là điểm rất riêng của sản phẩm dịch vụ. Vô hình ở đây có nghĩa là bạn không thể nào nhìn, sờ, nghe, nếm, ngửi hay có thể thử sản phẩm sẽ mua.
Ví dụ, bạn không thể nào chạm vào các dịch vụ như spa, thẩm mỹ, hàng không, sửa chữa,…
Không giống như hàng hóa hữu hình được sản xuất tại một nơi và được mang tới những nơi khác để lưu trữ, phân phối hoặc tiêu thụ. Sản phẩm dịch vụ sẽ được sản xuất và tiêu thụ ngay tại chỗ. Nói cách khác, nó không thể tách rời khỏi nhà sản xuất.
Bạn không thể lưu trữ các sản phẩm dịch vụ để bán sau này. Nguyên nhân là vì dịch vụ chỉ tồn tại ở một thời điểm nhất định và nó sẽ biến mất nếu không được sử dụng.
Đây được xem điểm rất đặc biệt ở dịch vụ. Bạn sẽ không thể kiểm kê số lượng dịch vụ và nó có thể tạo ra tác động lớn đến hiệu quả tài chính.
Ví dụ, vào thời gian cao điểm, nhu cầu sử dụng dịch vụ đi lại sẽ rất cao và nó sẽ biến mất sau khi qua khỏi khoảng thời gian này.
Chất lượng dịch vụ sẽ liên tục thay đổi và không có sự ổn định. Điều này xảy ra là vì sự khác nhau về thời gian, địa điểm và người cung cấp dịch vụ.
Ví dụ, cùng là dịch vụ du lịch tại địa điểm A nhưng công ty X sẽ có lịch trình, phương thức cung cấp dịch vụ khác hẳn so với công ty Y.
Tuy người tiêu dùng không nhất định phải có mặt tại nơi thực hiện dịch vụ nhưng họ vẫn tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ.
Nói cách khác, dịch vụ không tách rời khỏi nhà cung cấp và nó cũng không thể tách rời khỏi người tiêu dùng.
Sau khi đã tìm hiểu các đặc điểm của ngành dịch vụ là gì chúng ta hãy cùng khám phá vai trò của ngành này đối với doanh nghiệp và nền kinh tế nhé.
Các doanh nghiệp có thể thu về nguồn lợi nhuận trực tiếp rất lớn từ việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Đồng thời, họ cũng có thể dựa vào việc bán dịch vụ mà mở rộng thị trường một cách nhanh chóng.
Không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn mà nó còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các yếu tố về giá, chất lượng và chính đặc điểm riêng của dịch vụ để giành được vị thế cạnh tranh cho mình.
Ngành dịch vụ mang lại cho nền kinh tế quốc gia nhiều lợi ích lớn lao như:
- Thúc đẩy tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ.
- Mang lại sự tăng trưởng kinh tế.
- Thúc đẩy khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại hơn.
- Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động.
- Là minh chứng cho mức độ văn minh thương mại của một đất nước.
Qua việc tìm hiểu các đặc điểm của ngành dịch vụ là gì bạn sẽ thấy đây là ngành có tính đặc thù rất cao. Điều này đòi hỏi nhân sự trong ngành phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định để có thể thực hiện tốt vai trò công việc mình.
Dưới đây là những yêu cầu về kỹ năng, tố chất mà nhân sự lĩnh vực dịch vụ phải sở hữu:
Lắng nghe được xem là kỹ năng bắt buộc phải có ở người làm dịch vụ. Chỉ khi biết cách lắng nghe bạn mới có thể thuận lợi giao lưu và làm khách hàng hài lòng.
Một nhân viên xao nhãng trong quá trình phục vụ khách hàng sẽ khiến họ không hài lòng. Thử nghĩ mà xem, bạn chắc chắn cũng không muốn trò chuyện cùng một nhân viên mà cứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần đúng không nào.
Bởi vậy, với những nhân viên chuyên cung cấp dịch vụ thì việc tập trung, chu đáo với những thông tin từ khách hàng là điều rất quan trọng. Nó cho thấy chất lượng dịch vụ của bạn ra sao và khả năng mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng như thế nào.
Trong lĩnh vực dịch vụ, một nhân viên sẽ phải thường xuyên trò chuyện, tương tác với khách hàng. Thậm chí, họ còn có thể phải giao tiếp với khách hàng bằng những ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ.
Để đạt hiệu quả giao tiếp tối ưu bạn nên hiểu rõ vấn đề mình đang trình bày, chọn cách giao tiếp phù hợp, không hỏi ngược lại khách quá nhiều và hãy đảm bảo truyền tải điều muốn nói một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.
Không phải lúc nào khách hàng cũng nói rõ họ cần gì, mong muốn điều gì. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức về tâm lý học để có thể đọc hiểu những hành vi, cảm xúc của họ.
Đồng thời, bạn cũng cần tập trung lắng nghe, quan sát từng chi tiết nhỏ trong cử chỉ, thái độ của khách hàng để có hành động phù hợp.
Bằng cách thấu hiểu khách hàng bạn có thể cung cấp những dịch vụ có tính cá nhân hóa cao và còn nâng cao khả năng phản ứng của bản thân trong những tình huống khác nhau.
Công việc dịch vụ có thể khiến bạn chịu nhiều áp lực khác nhau như không được nghỉ các ngày lễ, tết, phải liên tục vận động hay gặp phải khách hàng khó tính,…
Những áp lực từ công việc có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bạn. Vì vậy, trước khi theo đuổi ngành này bạn nên cân nhắc xem mình có thể ứng phó với những áp lực đó không nhé.
Nắm vững các kiến thức liên quan đến sản phẩm và nghiệp vụ bán hàng sẽ giúp bạn tạo được niềm tin với khách hàng. Hơn nữa, bất cứ khách hàng nào cũng thích mua hàng từ người hiểu cặn kẽ về sản phẩm.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải hiểu rõ các quy định trong ngành để thuận lợi phát triển sự nghiệp và gặt hái được nhiều thành công hơn.
Một nhân viên giỏi trong ngành dịch vụ cần có khả năng đảm nhiệm nhiều đầu mục công việc khác nhau. Đồng thời, bạn còn phải có khả năng sắp xếp và giải quyết hiệu quả nhiều yêu cầu công việc khác nhau mà không mất bình tĩnh, căng thẳng.
Sự kiên nhẫn giúp bạn nhận định rõ việc cần phải làm và có thể làm chúng một cách hiệu quả, chính xác nhất.
Dành thời gian cho việc tư vấn, chăm sóc khách hàng là điều mà bất cứ nhân viên ngành dịch vụ nào cũng phải thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lãng phí thời gian. Bạn sẽ phải tự đặt ra giới hạn thời gian hợp lý và đừng cố gắng giải thích với những khách hàng thiếu thiện chí.
Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ khiến bạn tự tin hơn với đề xuất của mình, còn khả năng thuyết phục sẽ giúp thúc đẩy hành vi mua hàng.
Dịch vụ hiện là một trong ba lĩnh vực kinh tế quan trọng của nước ta. Do đó, việc hiểu rõ các đặc điểm của ngành dịch vụ là gì tầm quan trọng của nó trở thành trọng tâm hàng đầu của người làm kinh doanh.
Hiện tại, ngành dịch vụ tại Việt Nam được phân chia thành 12 nhóm ngành chính sau đây:
- Phí mua, phí bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền.
- Các dịch vụ kinh doanh khác.
- Nhóm dịch vụ cá nhân, dịch vụ văn hóa và giải trí.
- Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác.
- Nhóm ngành dịch vụ Logistic.
- Dịch vụ vận tải.
- Dịch vụ du lịch.
- Dịch vụ bưu chính và viễn thông.
- Dịch vụ xây dựng.
- Nhóm dịch vụ bảo hiểm.
- Dịch vụ tài chính.
- Nhóm dịch vụ máy tính và thông tin.
Mỗi nhóm ngành sẽ có mã quản lý riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và điều hành toàn bộ nền kinh tế.
Trong 12 nhóm ngành trên thì có 4 nhóm phát triển mạnh mẽ nhất, đó là du lịch - lữ hành - khách sạn, công nghệ thông tin, logistics và tài chính.
Lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam hiện có nhiều cơ hội phát triển rất tốt. Cụ thể:
- Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, hoàn thiện.
- Có chiến lược phát triển phù hợp và ưu tiên nguồn lực cho các nhóm ngành tiềm năng, lợi thế cạnh tranh tốt.
- Các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng hiện đại và đa dạng hơn.
- Có nhiều chính sách phù hợp giúp ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ.
Song song với cơ hội thì lĩnh vực dịch vụ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như:
- Thiếu hụt nhân lực chất lượng.
- Các nhóm ngành dịch vụ giá trị cao có tốc độ phát triển chậm.
- Sự gắn kết giữa dịch vụ và các ngành kinh tế khác còn lỏng lẻo, kém hiệu quả.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm.
- Nguồn nhân lực chưa nhận được sự đầu tư tương xứng.
Như vậy, Ms Uptalent vừa giúp bạn hiểu được khái niệm và các đặc điểm của ngành dịch vụ là gì? Đồng thời, bài viết cũng giúp bạn nắm được những yêu cầu với nhân sự trong ngành và thực trạng ngành tại Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/nghe-dich-vu-la-gi-a66231.html