Mặc dù không phải là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, tuy nhiên kế toán luôn được xem là một vị trí chủ chốt của mọi tổ chức. Sự hiện diện của các kế toán viên là điều cần thiết vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru, suôn sẻ.
Kế toán (Accounting) là người đảm nhận quá trình ghi chép, thu nhận, phân tích, xử lý và tóm tắt các giao dịch tài chính cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hoặc các cơ sở kinh doanh tư nhân.
Trong kế toán, các thông tin tài chính được sử dụng để đưa ra các quyết định quản lý, dự báo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến thuế và tài chính. Các hoạt động kế toán bao gồm ghi sổ sách, lập báo cáo tài chính, kiểm toán tài chính, quản lý ngân sách, phân tích và quản trị tài chính, quản lý rủi ro tài chính, nợ và vốn của một tổ chức.
Kế toán là một lĩnh vực có tính hệ thống và chính xác cao, đòi hỏi các kế toán viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề tài chính phức tạp. Kế toán đóng vai trò là chất xúc tác cho việc quản lý tài nguyên và tăng trưởng chiến lược. Nói cách khác, kế toán là những “anh hùng” tài chính mà một tổ chức, doanh nghiệp cần.
Chức năng của kế toán được thể hiện như sau:
Chức năng phản ánh: Kế toán phản ánh toàn bộ các hiện tượng kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,... thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các số liệu có liên quan đến quá trình hoạt động và sử dụng vốn của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,...
Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Kế toán giúp kiểm tra, kiểm soát quá trình thu chi, sử dụng vốn của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,... thông qua việc đối chiếu các khoản thu, chi thực tế với các khoản thu, chi đã được ghi chép trên sổ sách kế toán.
Chức năng cung cấp thông tin: Kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, bao gồm:
Thông tin kế toán được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
Thông tin kế toán được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:
Kế toán bán hàng là những người thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ghi chép các nghiệp vụ bán hàng, bao gồm việc ghi hóa đơn, quản lý sổ chi tiết doanh thu bán hàng và lập báo cáo bán hàng. Công việc này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Tính năng động và linh hoạt là yếu tố quan trọng trong công việc kế toán bán hàng, đặc biệt là nó không yêu cầu quá cao về trình độ, do đó, nhiều bạn trẻ mới ra trường đã chọn nghề này.
Kế toán tài chính (Financial Accounting) có trách nhiệm thu thập, phân tích và cung cấp thông tin để lập các báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chức năng của bộ phận này là đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính, nhằm hỗ trợ thể hiện hiệu quả tài chính và vị thế của công ty với các bên liên quan như các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và nhà cung cấp.
Kế toán quản trị là một lĩnh vực mới trong kế toán, cung cấp thông tin tài chính và nguồn lực cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Nó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và kiểm soát các hoạt động kinh doanh bằng cách đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin đầy đủ tới các nhà quản lý. Kế toán quản trị bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như tính giá thành sản phẩm, lập ngân sách, dự báo và phân tích tài chính. Dữ liệu kế toán quản trị có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng cuối.
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ dữ liệu trên sổ kế toán, từ chi tiết đến tổng thể. Công việc của họ bao gồm ghi chép, phân tích, phản ánh và thống kê tất cả các số liệu, dữ liệu, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo giá trị của doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán tổng hợp là rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động và giải quyết các vấn đề tài chính một cách chính xác. Ngoài ra, kế toán tổng hợp cũng có nhiệm vụ đưa ra các phương pháp để tiết kiệm tài chính hoặc nâng cao hiệu quả trong doanh nghiệp. Họ có thể đề xuất các hệ thống, phần mềm mới để tối ưu hóa quy trình kế toán hoặc thay đổi các chính sách và thủ tục nội bộ hiện tại
Kế toán thanh toán là bộ phận thực hiện các công việc thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm lập chứng từ thu, chi, kiểm soát các hoạt động thu ngân và theo dõi quản lý quỹ tiền mặt.
Đây là bộ phận quản lý các vấn đề tài chính liên quan đến ngân hàng, như ghi nhận, phân tích và xử lý các nghiệp vụ ngân hàng khi các giao dịch xảy ra. Cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch, nhằm phục vụ cho công tác quản lý khi các giao dịch đó hoàn thành. Kiểm tra số dư tiền gửi mỗi ngày, kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận,...
Kế toán công nợ là một mảng nhỏ so với các loại kế toán khác. Chính vì vậy thường trong các doanh nghiệp nhỏ, phần kế toán này sẽ do bộ phận kế toán tổng hợp đảm nhận. Bao gồm những việc như theo dõi các khoản công nợ của khách hàng và đôn thúc họ thanh toán cho doanh nghiệp.
Đây là bộ phận thực hiện các công việc như lập hóa đơn, chứng từ để theo dõi những vấn đề liên quan đến kho chứa hàng của doanh nghiệp, những chứng từ liên quan đến kho chứa hàng, các nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho.
Tài sản cố định bao gồm các tài sản lớn được liệt kê, có thời hạn sử dụng, được đánh giá thông qua giá trị của tài sản theo thời gian do sử dụng, hao mòn hoặc hư hỏng. Kế toán tài sản cố định là bộ phận thực hiện công việc như kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, từ đó lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp.
Đây là bộ phận thực hiện các công việc thống kê, tổng hợp lại các chứng từ bán hàng, rà soát tình hình tài chính của khách hàng. Họ thực hiện các công việc như lập báo cáo doanh thu, bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, kiểm tra số lượng hàng hóa, doanh thu, báo cáo cho cấp trên, cùng những công việc liên quan khác,...
Kế toán thuế là bộ phận thực hiện các công việc như sắp xếp, xử lý, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ, lập bảng báo cáo thuế theo mỗi tháng/ quý, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Chi phí tức là sự hao hụt về tiền, sức lao động, sự hao mòn, hư hỏng của các thiết bị để thực hiện công việc. Bộ phận kế toán chi phí có nhiệm vụ ghi chép, phân loại các chi phí liên quan đến một quy trình nhằm kiểm soát hoạt động thu - chi. Một số công việc như thống kê chi phí sản xuất, kiểm soát tình hình thực hiện các mức phí về nhân công, vật tư,...
Kế toán tiền lương Kế toán tiền lương là bộ phận chịu trách nhiệm tính toán, quản lý và hạch toán tiền lương cùng các khoản trích theo lương, thông qua dữ liệu từ bảng chấm công, các giấy tờ liên quan đến thu nhập của người lao động. Công việc của họ là phục vụ cho việc lập bảng tính lương, thanh toán lương và các chế độ bảo hiểm, việc này đòi hỏi sự cẩn thận, kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác và quyền lợi của đội ngũ lao động.
Bộ phận Kế toán đóng vai trò quan trọng và là một thành phần không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,... Vai trò của họ phải kể đến như:
Cung cấp thông tin tài chính cho nội bộ doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin tài chính bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các nhà đầu tư, cổ đông, cơ quan thuế,...
Báo cáo về tình hình tài chính một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác
Doanh nghiệp chỉ duy trì được khi có phát sinh về các nghiệp vụ kinh tế, dòng tiền được luân chuyển. Do đó, bộ phận kế toán sẽ tiến hành xử lý kịp thời, đảm bảo các hoạt động được vận hành trôi chảy, hiệu quả.
Quản lý, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp, hạn chế tối đa rủi ro về các gian lận trong nội bộ
Giúp nhà quản lý theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua doanh thu, các chi phí phát sinh, qua đó phát hiện những vấn đề về tài chính, đưa ra đánh giá và kế hoạch tài chính, kinh doanh phù hợp
Hạn chế những vi phạm hành chính đối với các quy định của Nhà nước về thuế, kế toán,...
Chứng từ kế toán là bằng chứng quan trọng khi doanh nghiệp xảy ra những tranh chấp tố tụng thương mại
Tối ưu hóa thuế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
Cập nhật các chính sách thuế, chế độ kiểm toán, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lãi suất vay ngân hàng, ưu đãi về thuế,...
Là cầu nối của doanh nghiệp với các đơn vị, cá nhân ngoài doanh nghiệp liên quan đến vấn đề tài chính như ngân hàng, đầu tư, cơ quan thuế, nhà cung cấp,...
Kế toán ở mỗi loại hình thì đảm nhận các công việc khác nhau. Tuy nhiên, công việc của một kế toán thường bao gồm:
Thu thập thông tin: Kế toán cần thu thập thông tin một cách rõ ràng, chi tiết về các kinh doanh, tài chính phát sinh mỗi ngày. Từ đó đưa vào chứng từ kế toán ở dạng phiếu chi tiền, phiếu nhập - xuất kho, các hóa đơn bán hàng,...
Kiểm toán tài chính: Kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan về tài chính của công ty thường xuyên.
Ghi sổ sách: Cập nhật và ghi chép các giao dịch tài chính của công ty vào các sổ sách, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết và các báo cáo tài chính khác.
Kiểm soát chứng từ kế toán: Kiểm soát các chứng từ liên quan đến hoạt động thu - chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính chính xác của các hoạt động này.
Quản lý ngân sách: Theo dõi các khoản chi tiêu và thu nhập, đưa ra các dự báo tài chính và các đề xuất chi tiêu.
Phân tích tài chính: Phân tích các số liệu tài chính để đưa ra quyết định về đầu tư, dự án và chiến lược kinh doanh của tổ chức.
Quản lý rủi ro tài chính: Đánh giá và quản lý rủi ro tài chính của công ty, bao gồm rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, gian lận nội bộ và rủi ro khác liên quan đến tài chính.
Đáp ứng các yêu cầu thuế: Đảm bảo các khoản thuế được tính đúng và đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu liên quan đến thuế.
Lập báo cáo tài chính: Tổng hợp tất cả các số liệu, lập báo cáo chi tiết để trình lên ban lãnh đạo, bao gồm kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, tài sản cố định, báo cáo tài chính năm,... Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp lãnh đạo đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho các hoạt động phát sinh.
Ngoài những công việc này, kế toán còn tham gia vào nhiều hoạt động liên quan đến tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ linh hoạt thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên và tình hình nhân sự hiện tại của doanh nghiệp.
Kế toán cần nắm các nguyên tắc và quy trình kế toán, các phương pháp đánh giá tài sản, nợ của doanh nghiệp, các quy định pháp lý liên quan đến kế toán, tài chính, đồng thời biết cách xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Đối với các chuyên gia tài chính, những kiến thức chuyên môn liên quan đến kế toán, tài chính càng quan trọng hơn nữa, nhằm phân tích tình hình tài chính hiện tại, quản lý rủi ro, đầu tư, quản lý ngân sách và thuế.
Kế toán viên cần có kỹ năng phân tích và đánh giá các dữ liệu tài chính, nhằm đưa ra các quyết định và giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm các báo cáo tài chính, thuế, nợ,... Họ cần biết chính xác sức khỏe tài chính hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các dự đoán và kế hoạch tài chính trong tương lai,
Bên cạnh đó, kế toán cũng cần phân tích, đưa ra những thông tin tài chính của đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, mua bán,...
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đang sử dụng các phần mềm kế toán để quản lý tài chính & kế toán trở nên dễ dàng, chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Chính vì vậy, kế toán cần phải có kiến thức về các phần mềm kế toán, cách sử dụng và cài đặt chúng, như Microsoft Excel, QuickBooks, Misa, Fast, Bravo, Effect, Simba,...
Kế toán thường phải giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp nhằm thu thập thông tin và trao đổi về các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp hiểu rõ yêu cầu khách hàng và trình bày thông tin một cách rõ ràng, chính xác, tăng tính hiệu quả.
Trong môi trường công việc, kế toán thường phải làm việc cùng với các bộ phận khác trong tổ chức và ban lãnh đạo. Kỹ năng làm việc nhóm giúp mỗi người có thể hiểu và thực hiện công việc theo đúng tiến độ, chia sẻ thông tin, báo cáo kết quả công việc và đưa ra đề xuất cho cấp trên. Kỹ năng giao tiếp còn giúp kế toán giải thích các số liệu, báo cáo tài chính cho những người không có kiến thức chuyên môn về kế toán.
Kế toán cần phải xử lý các vấn đề phức tạp liên quan đến tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc phân tích số liệu tài chính, tìm kiếm nguyên nhân của các chi phí phát sinh, từ đó phải tìm các giải pháp để giải quyết các vấn đề này.
Kế toán cũng cần đưa ra các dự báo và đề xuất giải pháp tài chính cho doanh nghiệp lên cấp trên. Đồng thời làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, như bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý,... để giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Kỹ năng tư duy logic giúp giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến thông tin tài chính. Họ phải phát hiện ra những sai sót nhỏ trong báo cáo tài chính, tìm ra nguyên nhân của những vấn đề này. Tư duy logic giúp đam
Kế toán viên cũng cần phải sử dụng tư duy logic để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến thông tin tài chính. Họ cần phải phát hiện ra những sai sót trong báo cáo tài chính và tìm ra nguyên nhân của các vấn đề này. Sau đó, kế toán viên cần phải đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các vấn đề này.
Ngoài ra, tư duy logic cũng giúp kế toán viên trong việc phát triển các quy trình kế toán và tài chính, đảm bảo tính chính xác và tin cậy của các thông tin tài chính.
Kế toán thường phải làm nhiều công việc khác nhau, đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi cơ cấu tổ chức còn ít nhân sự, họ phải thực hiện các tác vụ cùng lúc. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng để làm việc hiệu quả trong ngành kế toán.
Họ cần phải biết cách ưu tiên công việc quan trọng và khẩn cấp, biết cách phân chia thời gian một cách hợp lý để đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng thời hạn. Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch làm việc chi tiết và thực hiện nó một cách có hệ thống để tránh bị chậm tiến độ hoặc quên các nhiệm vụ quan trọng.
Kế toán phải có tính cẩn thận và tỉ mỉ nhằm đảm bảo tính chính xác và đúng đắn trong các ghi chép và báo cáo tài chính. Tính chất công việc kế toán đòi hỏi họ phải xử lý, phân tích các dữ liệu, bao gồm các số liệu, chứng từ, hóa đơn, báo cáo tài chính,... Với các số liệu và thông tin tài chính, bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng có thể gây ra những hậu quả lớn và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, kế toán cần phải làm việc với sự cẩn thận và tỉ mỉ cao để đảm bảo tính chính xác, tin cậy của các thông tin. Họ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu và chứng từ, đối chiếu các báo cáo tài chính và thực hiện các bước kiểm tra,. xác minh để đảm bảo chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, tính cẩn thận và tỉ mỉ cũng giúp kế toán dễ dàng tìm ra các sai sót và lỗi trong báo cáo tài chính, từ đó có những chỉnh sửa phù hợp.
Để trở thành kế toán, có thể học ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị kinh doanh tại các trường Đại học hoặc các trung tâm đào tạo chuyên ngành kế toán. Đây là các ngành học cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để hiểu về quy trình kế toán, công cụ và phương pháp tính toán, và các quy định pháp lý liên quan đến kế toán.
Ngoài ra, để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, mỗi người cũng cần có kiến thức về pháp luật liên quan đến kế toán và tài chính. Do đó, các khóa học liên quan đến pháp luật cũng có thể trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành kế toán & tài chính.
>> Xem thêm: Top 10 chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế quyền lực
Đảm bảo tính chính xác và đúng thời hạn của các báo cáo tài chính cùng các công việc liên quan.
Phải nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến kế toán và tài chính, đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định này.
Phân tích và đánh giá các dữ liệu tài chính phức tạp, đòi hỏi kết hợp nhiều kỹ năng như quan sát, phân tích, giải quyết vấn đề.
Đây là một lĩnh vực cạnh tranh, đòi hỏi kế toán viên phải nâng cao kỹ năng, bổ sung các chứng chỉ cần thiết để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.
Dưới đây là một số bằng cấp mà kế toán cần trang bị để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động:
CMA (Certified Management Accountant): Là chứng chỉ xác nhận một cá nhân là chuyên gia về kế toán quản trị, quản trị tài chính doanh nghiệp. CMA được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) - tổ chức nghề nghiệp lớn và uy tín nhất Hoa Kỳ về kế toán quản trị, được thành lập năm 1919 với trên 140.000 hội viên chính thức từ 150 quốc gia.
ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wales): Cung cấp kiến thức về ngành Kế toán, Tài chính, Kinh doanh. Ngoài ra còn được đào tạo thêm về các kỹ năng cần thiết như lập báo cáo tài chính, phân tích, thống kê,...
ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Cung cấp cho Học viên những kỹ năng chuyên môn cao, báo cáo tài chính, thuế, quản trị chiến lược, luật kinh doanh,...
CPA (Certified Public Accountants): Đây là chứng chỉ về quản lý tài chính, thuế, kiểm toán của Úc, được công nhận ở nhiều quốc gia như: Việt Nam, Hồng Kông, Malaysia,… Chứng chỉ này cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc, sâu rộng về lĩnh vực kế toán & tài chính, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích, tư duy logic,…
CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ này chỉ dành riêng cho các nhà phân tích đầu tư tài chính được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ, cung cấp những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính.
Ngành kế toán là một trong những ngành có tiềm năng cao trong tương lai. Bằng chứng là:
Vị trí cần thiết trong mọi doanh nghiệp: Kế toán là một thành phần quan trọng của hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu về kế toán và các chuyên gia tài chính sẽ luôn được cần đến.
Sự phát triển của kinh tế: Nền kinh tế đang phát triển và mở rộng trên toàn cầu, điều này đồng nghĩa với sự gia tăng của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực kế toán.
Điều chỉnh các quy định liên quan đến kế toán: Những thay đổi trong các quy định liên quan đến kế toán đang diễn ra trên toàn cầu, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định mới, tăng cường báo cáo tài chính, điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho kế toán.
Công nghệ: Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới như blockchain, nhiều công việc kế toán truyền thống sẽ được tự động hóa. Điều này có 2 mặt, một là tối ưu hóa nhân sự tổ chức, nhưng cũng tạo ra cơ hội mới cho các chuyên gia kế toán chuyên về các công nghệ mới.
Nhìn chung, với sự phát triển của kinh tế cũng những thay đổi trong quy định liên quan đến kế toán, ngành kế toán sẽ tiếp tục có tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp lớn cho tương lai.
Kế toán thường được coi là “ngôn ngữ của kinh doanh” bởi vì nó không chỉ giúp tổ chức theo dõi dòng tiền của mình mà còn là nền tảng để ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về các hoạt động kinh doanh
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/ke-toan-a63996.html