Kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn

Người Sài Gòn thường cúng những món "lịm đường" cho ông Táo để các vị thần có lời tấu ngọt ngào, tốt đẹp về gia chủ với Ngọc Hoàng .

Một tên gọi khác, phong cách khác của kẹo lạc, kẹo thèo lèo đậm nét văn hóa miền Nam là phần không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ông Táo.

Kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn - 1

Đối với người miền Nam, mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp rất là đơn giản, bao gồm nhang đèn, 3 chung nước nhỏ, bộ "cò bay ngựa nhảy" và đặc biệt món không thể thiếu đó là kẹo lạc mè đen mà nhiều nơi ở miền Nam còn gọi chung là "thèo lèo cứt chuột". Kẹo thèo lèo với thành phần chính là làm từ mạch nha và đường trắng hòa cùng với hạt đậu phộng béo béo đã tạo nên hương vị kẹo đậu phộng thơm ngon, giòn tan...

Kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn - 2

Cái tên "Thèo lèo cứt chuột" dân dã này không rõ nguồn gốc do đâu tuy nhiên mọi người nhận định là do ảnh hưởng ngôn ngữ của người Triều Châu định cư ở miền Nam.

Kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn - 3

Thói quen của người Việt và Hoa kiều Triều Châu sau khi uống trà thừờng phải ăn chút bánh kẹo ngọt để làm tăng chất ngọt nhẹ nhàng hậu vị trà. Những thứ bánh kẹo dòn, ngọt đặc trưng như kẹo lạc, bánh pía được người Hoa gọi là Trà Liệu. Người miền Nam nghe Hoa kiều Triều Châu phát âm nghe như tề liếu/tề léo nên phiên thành thèo lèo.

Kẹo thèo lèo - món ăn không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo của người Sài Gòn - 4

Một đĩa thèo lèo chuẩn miền Nam.

Còn "cứt chuột" là do người Việt thêm vào khi nhiều loại thèo lèo được thêm vào hạt vừng đen và cốm.

Nhìn chung, cách chế biến kẹo thèo lèo có những công đoạn chung giữa các vùng đó là:

- Rang lạc nhân chín tới, sát sạch vỏ và giã nhỏ

- Đun chảy đường hoặc mật làm từ mía với mạch nha rồi cho lạc vào trộn đều. Một số nơi có thể cho thêm các phụ gia tạo mùi vào.

- Đổ hỗn hợp trên ra phản gỗ có tráng mỡ hoặc bột nếp rang (chỉ ở Việt Nam) rồi dàn mỏng và phẳng.

- Cuối cùng là công đoạn cắt nhỏ thành từng chiếc kẹo. Có thể ngay khi kẹo còn đang nóng và chưa rắn lại thì dùng dao có phết mỡ để sắt. Hoặc, sau khi hỗn hợp nguội và rắn lại thì chặt ra thành từng miếng nhỏ. Kẹo cắt thành từng chiếc nhỏ rồi sẽ được rắc qua bột nếp cho thơm và quan trọng nhất là để cho đỡ dính vào nhau.

Kẹo đậu phộng ăn giòn, bùi, ngọt. Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh thành đều có kẹo đậu phộng. Thế nhưng kẹo đậu phộng ở Nam Định là một trong những thứ kẹo lạc được nhiều người rất ưa thích.

Cái thú vị đầy tính cách khoa học là cái "ngọt" của đường mứt, cái beo béo của hột mè... bị cái vị "chan chát" của nước trà "hãm" lại trên mặt lưỡi, trên màng nhầy của đóc giọng, khiến người ăn giữ cái hậu vị lâu bền hơn.... (Trích Bút khảo về Xuân, trang 19-21, Lê Văn Lân khi nói về kẹo thèo lèo)

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/theo-leo-a63269.html