Nhau cài răng lược thai bao nhiêu tuần thì mổ? [GIẢI ĐÁP TỪ BÁC SĨ]

Nhau cài răng lược tiềm ẩn nhiều tai biến sản khoa đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của sản phụ và thai nhi như: băng huyết, sốc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, huyết khối tĩnh mạch, động mạch… Tùy vào mức độ xâm lấn của bánh nhau vào cơ tử cung mà bác sĩ sẽ có chỉ định nhau cài răng lược thai bao nhiêu tuần thì mổ.

nhau cài răng lược thai bao nhiêu tuần thì mổ

Tổng quan về nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược (tên khoa học là Placenta Accreta) là tình trạng bánh nhau không tự động tách khỏi thành tử cung và xổ ra bên ngoài sau cuộc sinh mà bám chặt vào các cơ tử cung, thậm chí xâm lấn sang các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, trực tràng… (1)

Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm sau sinh như băng huyết, nhiễm trùng hậu phẫu, rối loạn đông cầm máu… đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi. Thống kê cho thấy, nhau cài răng lược là nguyên nhân gây tử vong ở mẹ bầu với tỷ lệ 7% tùy theo thể bệnh mắc phải.

Xem thêm: 5 bệnh lý bánh nhau thường gặp ở mẹ bầu

Phụ nữ có nhau tiền đạo, từng mổ lấy thai, hút thai nhiều lần, mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi, mắc một số bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung… có nguy cơ cao mắc nhau cài răng lược. Bệnh lý nhau cài răng lược rất khó chẩn đoán được trước sinh nếu không khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản.

BS.CKII Phan Thế Thi, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, dựa vào mức độ xâm lấn của bánh nhau vào cơ tử cung mà nhau cài răng lược được chia thành 3 thể chính, gồm:

các thể nhau thai cài răng lược

Các nghiên cứu cho kết quả, tỷ lệ mắc phải nhau cài răng lược ở mẹ bầu tăng dần qua từng năm. Vào những năm 1970-1980, tỷ lệ mắc phải là 1/2.510 đến 1/4.017. Đến những năm 1982-2002, tỷ lệ này đã tăng lên 1/533.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc phải nhau cài răng lược ngày càng gia tăng là do sự thay đổi của các yếu tố gây bệnh, đáng chú ý nhất là sự tăng lên của việc sinh mổ lấy thai. Mẹ bầu có vết mổ cũ kèm nhau tiền đạo sẽ tăng nguy cơ bị nhau cài răng lược theo số lần mổ. Cụ thể là, tỷ lệ mắc phải ở vết mổ cũ lần 1 là 3%, ở vết mổ cũ lần 2 là 11%, ở vết mổ cũ lần 3 là 40%, ở vết mổ lần 4 là 61% và tăng lên 67% ở vết mổ cũ lần 5.

Ngoài ra, mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ sau cũng làm tăng nguy cơ mắc phải nhau cài răng lược, bao gồm:

Lối sống thiếu khoa học như thường xuyên uống rượu bia, thói quen hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường đầy khói bụi, hút thuốc lá bị động…

Bác sĩ Phan Thế Thi chia sẻ, nhau cài răng lược nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như băng huyết sau sinh, gai bánh nhau đâm xuyên qua cơ tử cung gây thủng, thậm chí đâm xuyên qua các cơ quan lân cận buộc phải cắt bỏ một phần các cơ quan để cầm máu.

“Chính vì thế, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ, nhất là những mốc khám thai quan trọng. Đặc biệt, nhóm mẹ bầu nằm trong đối tượng nguy cơ kể trên cần tuân thủ chặt chẽ lịch khám theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi thai kỳ sát sao, phát hiện sớm bệnh lý, có can thiệp kịp thời và hiệu quả”, bác sĩ Phan Thế Thi nhấn mạnh.

Nhau cài răng lược thai bao nhiêu tuần thì mổ?

Nhau cài răng lược bao nhiêu tuần thì mổ được để bắt thai nhi là thắc mắc chung của hầu hết mẹ bầu mắc phải biến chứng thai kỳ này. Bác sĩ Phan Thế Thi cho biết, khi phát hiện tình trạng nhau cài răng lược, tùy theo tuổi thai, tình trạng sức khỏe mẹ bầu và mức độ xâm lấn của bánh nhau vào cơ tử cung mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. (2)

Thông thường, nhau cài răng lược sẽ xảy ra một trong 3 tình huống sau. Một là, bánh nhau thể Accreta bám “hơi“ chặt vào cơ tử cung. Hai là thể Increta, bánh nhau bám chặt trong cơ tử cung. Ba là thể Percreta, bánh nhau bám hoàn toàn vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn ra ngoài cơ tử cung sang các cơ quan khác như ruột, bàng quang…

Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tham gia các phương tiện chẩn đoán như siêu âm hoặc cộng hưởng từ (MRI) để xác định thể nhau cài răng lược nào.

Tham khảo: Chẩn đoán nhau cài răng lược trên siêu âm

mổ lấy thai cho mẹ bầu bị nhau cài răng lược
Thông thường các trường hợp nhau cài răng lược sẽ cố gắng kéo dài đến 34-36 tuần mới tiến hành mổ lấy thai nhi

Sau khi được chẩn đoán mắc phải nhau cài răng lược, trong suốt quá trình theo dõi thai nếu có hiện tượng xuất huyết bất thường, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức. Tùy vào tình huống và mức độ xuất huyết (có thể tự cầm máu, tiếp tục chảy máu hoặc chảy máu ồ ạt…) mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiếp tục thai kỳ hoặc chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt để đảm bảo tính mạng mẹ bầu.

“Tùy vào từng tình huống cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có tư vấn và chỉ định phác mổ nhau cài răng lược phù hợp. Mục đích là giữ an toàn cho mẹ bầu, tiếp đến là thai nhi, cố gắng sử dụng mọi phương pháp và kỹ thuật hiện đại để giữ an toàn cho cả hai mẹ con. Chỉ trong trường hợp bất khả kháng, tính mạng mẹ bầu mới được ưu tiên hàng đầu”, bác sĩ Phan Thế Thi chia sẻ.

Tóm lại, mẹ bầu bị nhau cài răng lược không phải đợi đến khi thai nhi được 39-40 tuần mới mổ mà có thể mổ ở tuổi thai sớm hơn, khoảng 34-36 tuần tùy theo mức độ xâm lấn của bánh nhau, tình trạng mẹ bầu có triệu chứng xuất huyết cấp cứu hay không. Nếu không có tình huống cấp cứu, cố gắng kéo dài lịch mổ càng gần ngày sinh càng tốt. Nếu có tình huống cấp cứu đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi, chỉ định mổ bất cứ lúc nào, có thể là tuần thứ 34. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng điều trị theo tình huống cụ thể. (3)

box bác sĩ phan thế thi
BS.CKII Phan Thế Thi, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn phác đồ mổ nhau cài răng lược phù hợp

Có giữ được tử cung khi mổ nhau cài răng lược?

Bác sĩ Phan Thế Thi cho biết, hiện nay với sự tiến bộ của hệ thống máy móc hiện đại và phác đồ điều trị tiến bộ nhất thế giới đã có thể giúp ngăn chặn tình trạng mất máu khối lượng lớn, bảo tồn tử cung cho người phụ nữ, bảo vệ tính mạng cả hai mẹ con trong tình huống có nhau cài răng lược.

Tuy nhiên, việc có giữ được tử cung khi mổ nhau cài răng lược hay không còn phụ thuộc vào đánh giá tại thời điểm tiến hành mổ, xem xét mức độ xâm lấn của bánh nhau. Trong điều kiện thuận lợi, bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung cho người phụ nữ.

Mổ nhau cài răng lược ít mất máu, nhanh hồi phục tại Tâm Anh

Phương pháp chụp số hóa, xóa nền và nút các động mạch (gọi tắt là phương pháp DSA) trong can thiệp mạch máu giúp nút lại các động mạch tử cung đang chảy máu, can thiệp mạch máu để điều trị băng huyết sau sinh mà không cần cắt tử cung, cho hiệu quả cầm máu rất nhanh, đặc biệt không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thiên chức làm mẹ trong tương lai, hiệu quả điều trị lên đến 99%.

hệ thống dsa giúp chẩn đoán chính xác bệnh
Phương pháp DSA với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại cho phép can thiệp mạch hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng băng huyết sau sinh, bảo tồn tử cung cho phụ nữ

Bên cạnh đó, để một cuộc mổ nhau cài răng lược thành công đòi hỏi có hội chẩn, lên kế hoạch trước mổ của một đội nhóm hùng hậu. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có ekip Sản Phụ khoa với đội ngũ phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm; ekip Gây mê hồi sức tốt; Ngân hàng máu, ekip Sơ sinh, ekip Niệu khoa và Ngoại Tổng quát… cùng có mặt và sẵn sàng phối hợp xử lý các tình huống cho đến khi ca mổ kết thúc.

Sau mổ nhau cài răng lược bao lâu có thể mang thai tiếp?

Bác sĩ Phan Thế Thi chia sẻ, sau mổ nhau cài răng lược, chị em cần có một khoảng thời gian chờ nhất định để cơ thể hồi phục và liền vết sẹo cơ tử cung. Tối thiểu sau 2 năm chị em mới nên mang thai lại. Tuy nhiên, trước khi mang thai chị em nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình trạng sức khỏe, tư vấn các rủi ro ở lần mang thai kế tiếp để có chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ tiếp theo. (4)

Mổ nhau cài răng lược là một trong những ca phẫu thuật khó nhằn đòi hỏi tay nghề phẫu thuật viên cao, hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại, phác đồ điều trị chuẩn nhất thế giới…

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại nhất thế giới, áp dụng phác đồ điều trị tiến bộ nhất thế giới, cá thể hóa cho từng trường hợp.

Đặc biệt, Trung tâm Sản Phụ khoa còn liên kết chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa khác tại bệnh viện như Trung tâm Sơ sinh, Trung tâm Gây mê hồi sức, khoa Niệu, khoa Ngoại Tổng quát… cùng hội chuẩn và góp mặt tại các ca mổ phức tạp, can thiệp xử trí hiệu quả những tình huống nguy hiểm cho kết quả phẫu thuật thành công mỹ mãn.

Để được tư vấn và đặt lịch hẹn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ bầu và gia đình vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu biết được nhau cài răng lược thai bao nhiêu tuần thì mổ. Khuyến cáo mẹ bầu khi được chẩn đoán mắc phải nhau cài răng lược cần tuân thủ tuân khám và theo dõi thai kỳ chủ động, kiểm tra kỹ hơn tình trạng để có hướng xử trí kịp thời và hiệu quả!

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/nhau-cai-thoi-a62308.html