Ý nghĩa khi quy định về trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định về hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ)... Qua bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp thông tin về trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích gì.

1. Trách nhiệm pháp lý là gì ?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định về hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:

- Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…

- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

- Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.

- Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp luật.

3. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích

Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật trước pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.

Trách Nhiệm Pháp Lý được áp Dụng Nhằm Mục đíchTrách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích

4. Phân loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý bao gồm các loại sau:

1/ Trách nhiệm hình sự: Loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với người phạm tội.

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;

2/ Trách nhiệm dân sự: loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm;

3/ Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc...;

4/ Trách nhiệm pháp lí kỉ luật là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm kỷ luật lao động (Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỷ luật).

Trên đây là một số thông tin chi tiết về trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/trach-nhiem-phap-ly-duoc-ap-dung-nham-muc-dich-a58539.html