Chiêm ngưỡng 20+ mẫu nhà gỗ cổ truyền Việt Nam đẹp nhất

Nhà gỗ cổ truyền là một loại kiến trúc mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam nói chung và người dân Bắc Bộ nói riêng. Điểm đặc trưng của nét kiến trúc nhà gỗ là hệ thống các cấu kiện được kết nối khăng khít với nhau thông qua các mộng, chịu sự tác động của ngoại lực sao cho mộng có thể gắn kết chặt chẽ, tạo ra một kết cấu nhà gỗ vô cùng vững chãi.

Một căn nhà gỗ cổ truyền sẽ có nhiều cấu kiện khác nhau, mỗi loại đều có tên gọi và vị trí riêng, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tổng thể của không gian. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá các cấu kiện chính của một căn nhà gỗ truyền thống, đồng thời chiêm ngưỡng những mẫu nhà gỗ cổ truyền Việt Nam đẹp nhất hiện nay nhé.

Cấu tạo nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Nhà gỗ cổ truyền là mô hình kiến trúc thường tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ và vẫn được nhiều gia đình Việt Nam yêu thích cho đến ngày nay. Khác với nhà xây từ bê tông cốt thép, nhà gỗ đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước mà cụ thể là thời kỳ dựng nước. Những mẫu nhà cổ đẹp thường có thiết kế vừa đơn giản nhưng lại không kém phần tinh xảo với những chi tiết chạm trổ tỉ mỉ và các nét vẽ tinh tế, mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống xa xưa. Dưới đây là các bộ phận cấu thành của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam:

1. Phần mái nhà gỗ cổ truyền

Phần mái nhà gỗ truyền thông luôn được thiết kế cách điệu, không quá phức tạp nhưng lại vô cùng tinh tế, đặc biệt với triền mái thẳng hếch lên ở phía góc mái, tạo nên cảm giác nhẹ nhàng và duyên dáng cho ngôi nhà. Đây cũng là biểu tượng cho sự tôn trọng đối với sông nước trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Thường thì, mái nhà gỗ được lợp bằng ngói mũi hài hoặc ngói vẩy rồng với hình thức mái 4 nước hay mái 2 nước để đảm bảo độ bền và vững chãi. Ngoài ra, để đảm bảo độ chắc chắn thì mái hiên thường được đỡ bằng kẻ hoặc bảy.

2. Hệ thống cột nhà gỗ cổ

Một ngôi nhà cổ đẹp sẽ bao gồm hệ thống các cột làm trụ, sau đó là các vì kèo và xà kết nối các cột với nhau để tạo thành một bộ khung hình hộp nhà gỗ vững chắc. Nếu đúng số lượng cột thì mỗi nếp nhà sẽ có 6 hàng chân: hai hàng cột ở giữa, hai hàng cột ở hai bên và hai hàng cột ở hiên. Ví dụ, một nhà gỗ 5 gian 6 vì sẽ có 36 cột, trong khi một nhà 3 gian 4 vì sẽ có 24 cột.

Tuy nhiên thì ngày nay, các công trình nhà gỗ cổ truyền thường sẽ giảm số lượng hàng cột ở ngoài hiên, đồng thời lược bớt hai cột ở giữa để tạo không gian thoáng đãng hơn và làm cho gian giữa trở nên rộng rãi hơn nhiều.

Trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống, các cột trụ được xem như phần đỡ chính của công trình bởi lẽ tất cả trọng lượng của ngôi nhà đều được đặt lên các cột. Vì vậy, chúng thường được thiết kế với dạng hình tròn, to mập, phình ở phần giữa và đôi khi cũng được làm dạng cột vuông.

3. Câu đầu, thượng lương

Câu đầu và thượng lương là hai thành phần quan trọng trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, rất được gia chủ coi trọng không chỉ do đây là các cấu kiện của ngôi nhà mà còn vì chúng mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

- Câu đầu: là dầm ngang chính đặt ở phần đỉnh của nhà, gác lên các cột cái và khoá các đầu trên của chúng trong hệ thống khung nhà. Chữ viết trên câu đầu thường chứa đựng những lời cầu chúc, mong ước về sự bình an, trừ ma diệt quỷ cùng với hy vọng rằng con cháu đời sau sẽ luôn được hưởng mọi điều tốt lành.

- Thượng lương: là thanh xà gỗ được đặt ở vị trí đỉnh nóc nhà, được khắc ngày tháng năm bắt đầu và hoàn thành công trình - thể hiện thời khắc xây dựng nhà là tốt đẹp và công trình đã được truyền lại qua thế hệ tổ tiên.

4. Xà và vì kèo

Nếu là nhà gỗ truyền thống 5 gian thì sẽ có 4 vì giữa với 2 vì thuận, còn nhà gỗ 3 gian thường chỉ có 2 vì giữa và 2 vì thuận. Cấu trúc vì kèo của ngôi nhà gỗ cổ truyền có thể thực hiện theo phong cách kẻ truyền hoặc chồng rường đấu sen hoặc kết hợp linh hoạt cả hai phong cách này trong một ngôi nhà.

Một căn nhà gỗ cổ truyền thường bao gồm nhiều loại xà với nhiệm vụ kết nối các cột lại với nhau. Các loại xà bao gồm:

- Xà mếch: nối từ cột cái sang cột quân, bỏ qua một cột cái.

- Xà thượng: nối hai cột chính ở đỉnh theo chiều dài của ngôi nhà.

- Xà lòng: nối hai cột cái theo chiều sâu của ngôi nhà.

- Xà đại: nối hai cột cái theo chiều dài của ngôi nhà.

- Xà nách: nối cột cái và cột quân theo chiều sâu của ngôi nhà.

- Xà máng cột quân: nối hai cột quân theo chiều dài của ngôi nhà.

5. Kẻ hiên

Kẻ hiên không chỉ đảm nhận vai trò chịu lực đỡ phần mái hiên mà còn đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà gỗ cổ truyền. Được hình thành từ dầm gác nối từ cột quân sang cột hiên, phần kẻ hiên thường được kéo dài và đâm xuyên qua cột hiên để hỗ trợ phần chân mái với hình dáng cong cong uốn lượn nhẹ nhàng.

Một trong những hoa văn phổ biến và được ưa chuộng đục chạm trên kẻ hiên là Tứ Quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Sự đa dạng trong từng họa tiết cùng với ý nghĩa ẩn chứa bên trong đã làm cho Tứ Quý trở thành một điểm nhấn đặc biệt, tạo nên sự hấp dẫn và thu hút cho phần kẻ hiên.

6. Vì đốc hiên

Vì đốc hiên thường có thiết kế mở ra bên ngoài và được chạm khắc với hoa văn tinh xảo để tạo điểm nhấn cho kiến trúc của ngôi nhà mà phổ biến nhất là các hoa văn như tứ quý, tứ linh, hoa lá, chim muông,.... Từ xa xưa, người ta tin rằng việc khắc những hoa văn này sẽ mang lại phúc lộc và sức khỏe cho cuộc sống gia đình.

7. Cửa bức bàn

Cửa bức bàn là một đặc điểm độc đáo và thường được xem như là "gương mặt" của các công trình nhà gỗ cổ truyền. Thường được đặt giữa hai cột của một gian nhà gỗ, loại cửa này có thể bao gồm 2, 4 hoặc 6 cánh nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 cánh.

Cửa bức bàn thường được chia thành 5 phần, trong đó có 3 phần nhỏ xen kẽ với 2 lá pano lớn. Các lá pano này thường được trang trí với hoa văn tinh xảo và sắc nét, tuy nhiên cũng có những trường hợp được để trơn, phù hợp với phong cách tối giản mà nhiều gia đình ưa thích.

Nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà gỗ cổ truyền Việt Nam đẹp xuất sắc

Những mẫu nhà gỗ cổ không chỉ mang nét văn hóa truyền thống dân tộc mà còn là biểu tượng của sự kiêu hãnh và tài năng kiến trúc của người Việt Nam. Mãi cho đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều mẫu nhà cổ được bảo tồn và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc ở đến việc thờ cúng. Sau đây, hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng và khám phá những mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, Nam Bộ cùng các ngôi nhà thờ họ truyền thống đẹp nhất hiện nay nhé.

1. Mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ đẹp

Mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ thường được xây dựng theo phong cách kiến trúc 3 gian hoặc 5 gian. Ngoài việc sử dụng gỗ và mái ngói là vật liệu chính thì một số nơi còn kết hợp thêm đá ong, gạch,... để phù hợp hơn với bối cách hiện đại. Với mẫu thiết kế này, cột nhà thường sẽ được làm to và phình ở giữa để đảm bảo sự vững chắc cho cấu trúc. Theo đó, các cột được kết nối với nhau bằng nhiều xà ngang và phần trên của các xà thường được điêu khắc bằng những hình ảnh hoa văn tinh xảo như rồng phượng, hoa cỏ, chữ cổ,....

Đặc điểm nổi bật của nhà gỗ truyền thống của miền Bắc là phần sân ở trước nhà rất rộng rãi. Trong sân thường có bàn thờ ông Thiên kèm theo hàng cây cau. Không chỉ vậy, xung quanh và dọc theo lối đi vào nhà cũng sẽ được trồng nhiều cây cỏ, hoa kiểng,... tạo nên không gian xanh mát và yên bình.

Nhà gỗ cổ đẹp Bắc Bộ Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi tại Hà Nội

Nnhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ Một ngôi nhà cổ cho thuê làm homestay

Ngôi nhà cổ được xây dựng vào giữa thế kỷ XX

Mẫu nhà Bắc Bộ với hàng hiên rộng

Mẫu nhà gỗ nhiều năm tuổi

2. Mẫu nhà gỗ cổ truyền Nam Bộ

Về cơ bản, so với nhà gỗ ở vùng Bắc Bộ thì mẫu nhà gỗ cổ truyền Nam Bộ thường có cấu trúc đơn giản hơn rất nhiều. Nhà gỗ miền Nam thường không cần sử dụng quá nhiều cột tròn, to và người ta cũng thường ưa chuộng dùng lá dừa khô để lợp mái nhà hơn thay vì mái ngói.

Thêm vào đó, vì miền Nam chỉ có hai mùa mưa - nắng và thường xuyên bị ngập úng nên việc xử lý gỗ phải được thực hiện một cách cẩn thận. Đây cũng là lý do mà một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp,... thường xuyên sử dụng nhà sàn để ngăn chống ngập lụt.

Mẫu nhà gỗ cổ với sân rộng

Mẫu nhà ở mang đậm phong cách kiến trúc miền Tây Nam Bộ

Nhà gỗ cổ Nam Bộ đẹp

Độc đáo ngôi nhà 100 năm tuổi được xây hoàn toàn bằng gỗ dừa tại Bến Tre

Mẫu nhà cổ 3 gian 2 chái tại khu du lịch Phước Lộc Thọ - Long An

Mẫu nhà sàn chống lũ của người dân Nam Bộ

>> Nếu bạn muốn xem thêm nhiều mẫu nhà gỗ hiện đại bậc nhất thế giới với các lối kiến trúc thời thượng của giới tinh hoa thì đừng bỏ lỡ tại đây nhé!

3. Mẫu nhà cổ thờ họ bằng gỗ

Xây dựng nhà tổ để thờ cùng ông bà, tổ tiên là một truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam vẫn được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến việc giảm số lượng nhà thờ cổ nhưng không ít gia đình vẫn xây dựng lại những ngôi nhà thờ cổ theo phong cách truyền thống nhằm bảo tồn và phát triển nét văn hóa đặc trưng của dòng họ nhiều đời.

Mẫu nhà thờ 3 gian bằng gỗ mít

Mẫu nhà cổ thờ họ bằng gỗ Mẫu nhà thờ có nhiều năm tuổi

Nhà thờ họ bằng gỗ cổ Nhà thờ họ bằng gỗ cổ với mái ngói đỏ

Mẫu nhà gỗ cổ thờ họ Kiến trúc bên trong một ngôi nhà thờ cổ

Nhà gỗ cổ thờ họ đẹp Mẫu nhà thờ bằng gỗ mít phong cách truyền thống Bắc Bộ

Tham khảo ngay mẫu nhà thờ họ (nhà từ đường) đẹp được thiết kế và xây dựng bởi công ty Nhà Gỗ VIỆT NAM

Trên đây là nội dung mà Nhà Gỗ Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn về các cấu kiện chính của một căn nhà gỗ truyền thống cũng như những mẫu nhà gỗ cổ truyền Việt Nam đẹp nhất hiện nay. Theo dòng chảy của thời gian, giá trị của những công trình nhà gỗ cổ truyền thống không ngừng được khẳng định. Những ngôi nhà theo lối kiến trúc cổ vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều người, không chỉ để ở mà còn để kinh doanh.

Nếu bạn đang quan tâm đến mô hình nhà gỗ này, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Nhà Gỗ Việt Nam qua số hotline: 0905 515 556 hoặc 0929688799 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Nhà gỗ nét đẹp trong văn hóa truyền thống người Việt, tham khảo thêm tại đây:

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/nha-co-dep-a58153.html