Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Cách giải quyết vấn đề tối ưu

Trong học tập, công việc, cuộc sống hàng ngày của mỗi người thường gặp phải hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Vì vậy chúng ta cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý các tình huống khẩn cấp hay khó khăn gặp phải.

Đây cũng là một trong những yếu tố làm nên sự thành công cũng như khẳng định vị trí của mỗi người. Cùng The Dewey Schools tìm hiểu chi tiết thông tin kỹ năng này và cách rèn luyện cho mình ở đây nhé.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp phải rất nhiều vấn đề cần được giải quyết? Vậy vấn đề là gì và kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Câu trả lời sẽ có trong nội dung tiếp theo của bài viết.

Vấn đề là gì?

Vấn đề là những tình huống bất ổn, khó khăn mà mỗi người có thể gặp phải trong học tập, công việc, đời sống đòi hỏi phải xử lý, giải quyết hiệu quả để đạt được trạng thái ổn định. Vấn đề có thể xuất hiện do cá nhân, một nhóm người, cộng đồng hay toàn xã hội có liên quan đến học tập, công việc, sức khỏe, tài chính, môi trường, các mối quan hệ, đạo đức hay định kiến xã hội. Trong đó có những vấn đề có thể giải quyết nhanh chóng, dễ dàng nhưng có vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp, kế hoạch kéo dài, cần sự quyết định của nhiều người hay cả 1 cộng đồng.

van-de-la-gi

Trong cuộc sống mỗi người đều sẽ có những vấn đề của riêng mình

Phân loại vấn đề có thể dựa trên các lĩnh vực, mức độ ảnh hưởng hoặc các tiêu chí khác. Phần loại phổ biến nhất là theo 4 nhóm vấn đề như sau:

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Giải quyết vấn đề là quá trình tìm hiểu, phân tích, xác định giải pháp cho một tình huống rắc rối, khó khăn, thách thức mà chúng ta phải đối diện. Đây là quá trình đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo, sự kiên nhẫn và khả năng phân tích. Mỗi vấn đề đều có đặc trưng riêng cần phân tích cụ thể, để xác định phương pháp giải quyết thích hợp.

Để giải quyết các vấn đề chúng ta cần thực hiện một số bước cơ bản như sau: xác định vấn đề, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá, tìm kiếm giải pháp, thực hiện giải pháp, kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm. Quá trình này có thể diễn ra để giải quyết vấn đề đến từ nhiều lĩnh vực từ học tập, công việc, gia đình, cuộc sống, xã hội, môi trường…

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là khả năng xác định, động não, phân tích, triển khai các giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh ngoài ý muốn tốt nhất một cách bình tĩnh, linh hoạt và sáng tạo. Đây được xem là kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống đối với mỗi người giúp bạn bình tĩnh trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.

ky-nang-giai-quyet-van-de-la-gi

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống

Vì sao kỹ năng giải quyết vấn đề lại quan trọng?

Trên thực tế, khả năng giải quyết vấn đề được đánh giá là rất quan trọng, là kỹ năng mềm không thể thiếu đối với mỗi người. Giải quyết vấn đề hiệu quả giúp bạn gặp thuận lợi trong học tập, công việc và trong cuộc sống. Tầm quan trọng của kỹ năng này thể hiện ở nhiều mặt, cụ thể:

Xác định cơ hội, thách thức

Các vấn đề thường xuyên phát sinh trong cuộc sống, do đó nếu bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề thì bạn sẽ nhanh chóng xem xét các yếu tố như nguồn lực, tình hình hiện tại, giải pháp, mục tiêu… Từ đó xác định chính xác được cơ hội, thách thức để gắn liền với quá trình giải quyết vấn đề tìm ra giải pháp phù hợp.

Bình tĩnh khi gặp vấn đề không mong muốn

Đứng trước vấn đề không mong muốn, tâm trạng thường thấy của nhiều là lo lắng, bất an, sợ hãi. Khi không kiểm soát được trạng thái của chính mình sẽ khiến não bộ bị chi phối, ảnh hưởng xấu đến năng lực phân tích và phán đoán. Người có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp phải điều kiện khó khăn, khẩn cấp. Từ đó học thúc đẩy khả năng độc lập, phát triển của bản thân để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả.

vi-sao-lai-can-ky-nang-giai-quyet-van-de-1

Khả năng giải quyết vấn đề giúp bạn bình tĩnh khi gặp vấn đề không mong muốn

Linh hoạt, sáng tạo tìm kiếm giải pháp

Những người giỏi giải quyết vấn đề dễ dàng thu thập thông tin, phân tích các yếu tố có liên quan và linh hoạt trong tìm kiếm các giải pháp khả thi cho các tình huống, vấn đề trong những thời điểm khác nhau. Sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo để tìm được những giải pháp độc đáo hướng đến giải pháp tốt nhất. Người giải quyết vấn đề tốt linh hoạt đánh giá, liên kết các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tìm ra cách giải quyết tối ưu.

Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu

Học tập và nghiên cứu là hành trình cả đời mà bất cứ ai cũng cần thực hiện để liên tục phát triển, liên tục vươn lên đạt được những thành công trong cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trên hành trình này của mỗi chúng ta. Nó giúp bạn hiểu rõ vấn đề của mình, tìm ra nhiều giải pháp, so sánh, đánh giá để chọn giải pháp tốt nhất đạt được kết quả mong muốn.

Đây còn là kỹ năng giúp bạn có khả năng vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu học tập một cách tự tin, hiệu quả.

Chọn lựa cách giải quyết vấn đề hiệu quả

Kỹ năng giải quyết vấn đề hỗ trợ tốt cho chúng ta trong quá trình làm việc theo nhóm hay tập thể. Khi bạn phải băn khoăn chọn lựa giữa các giải pháp để tìm kiếm giải pháp tốt nhất thì kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá ưu điểm, nhược điểm để tìm ra giải pháp phù hợp.

Khả năng giải quyết vấn đề giúp người đại diện nhóm, đại diện tập thể phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Họ đưa ra lý giải hợp lý để cả nhóm, tập thể tìm được giải pháp tối ưu.

vi-sao-lai-can-ky-nang-giai-quyet-van-de-2

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp con người đưa ra lựa chọn hiệu quả

Xem thêm: Học sinh tư duy tốt hơn nhờ được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Các kỹ năng giải quyết vấn đề cần phải có

Để có cách giải quyết vấn đề hiệu quả cần có kỹ năng gì? Quá trình rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi người khác nhau là khác nhau, nhưng chúng ta cần hoàn thiện cho mình các kỹ năng cụ thể như sau:

Kỹ năng nghiên cứu

Để giải quyết tốt vấn đề mỗi người cần có kỹ năng nghiên cứu để hiểu được nguồn gốc, bối cảnh, nguyên nhân mà vấn đề phát sinh. Kỹ năng nghiên cứu giúp chúng ta mở rộng phạm vi để tìm được tất cả những lý do làm vấn đề xảy ra. Từ đó thu hẹp phạm vi, tìm kiếm cách giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ví dụ: Khi vấn đề đặt ra là doanh thu sản phẩm giảm sau khi áp dụng chiến dịch bán hàng mới. Chúng ta cần nghiên cứu nguyên nhân do chiến dịch bán hàng không tiếp cận được khách hàng? Có yếu tố thời vụ không? Bộ phận bán hàng có vấn đề gì không?…

Kỹ năng phân tích

Ngoài kỹ năng nghiên cứu, để giải quyết vấn đề bạn cần có kỹ năng phân tích. Kỹ năng giải quyết vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề phát sinh và phát triển các giải pháp giải quyết. Việc phân tích giúp bạn lựa chọn, ưu tiên lợi ích nào, chọn khía cạnh gì để giảm bớt rủi ro hay giảm bớt kỳ vọng ở yếu tố nào….

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, tập thể có những hạn chế nhất định khi giải quyết vấn đề. Trong các giải pháp đề ra, mỗi giải pháp chỉ đáp ứng được một số yêu cầu nhất định nên cần có khả năng phân tích để đưa ra chọn lựa tối ưu nhất.

cac-ky-nang-giai-quyet-van-de-1

Phân tích là một kỹ năng giải quyết vấn đề cực kỳ hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định bao gồm cả việc ra quyết định cá nhân và ra quyết định khi làm việc nhóm, tập thể. Đối với các vấn đề cá nhân thì bạn có thể ra quyết định nhanh gọn, chủ động. Nhung khi làm việc nhóm, để ra quyết định bạn cần sự đồng thuận của mọi người. Để ra quyết định đúng đắn cần chọn lựa được giải pháp tốt nhất, tuy nhiên việc chọn lựa giải pháp không đơn giản trong quá trình làm việc tập thể.

Thông thường, mỗi người sẽ có sự hiểu biết, ý kiến, quan điểm và cái tôi cá nhân riêng. Nếu bạn là người lãnh đạo bạn cần có kỹ năng ra quyết định cuối cùng, dung hòa quyền lợi để thuyết phục mọi người. Có như vậy khi giải quyết vấn đề mọi người mới đồng lòng thực hiện việc triển khai, hướng về mục tiêu chung của cả tập thể, tổ chức.

Kỹ năng lắng nghe

Để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất thì bạn còn cần có kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe trong giao tiếp là việc tiếp thu, thấu hiểu, ghi nhận và phản hồi những ý kiến đóng góp của người khác.

Bạn cần truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ để người khác hiểu đúng và có phản hồi tích cực về những khía cạnh khác nhau của phấn đề. Khi người khác nêu quan điểm chúng ta cần lắng nghe cẩn thận, hiểu rõ để ứng dụng và giải quyết vấn đề phát sinh. Kỹ năng lắng nghe cũng là yếu tố thể hiện tác phong chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng với những người xung quanh.

Kỹ năng dự đoán rủi ro

Muốn giải quyết tốt vấn đề thì một trong những kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng cần có của người thực hiện là dự đoán và quản lý rủi ro. Đây là quá tình tìm ra nguyên nhân, ngăn chặn vấn đề phát sinh và lên kế hoạch dự phòng, để giải quyết nếu nó xảy ra tình trạng khủng hoảng. Kỹ năng dự đoán, quản lý rủi ro thúc đẩy mỗi cá nhân sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội và đối mặt với rủi ro.

Trên thực tế, cho dù chúng ta có phân tích kỹ lưỡng, lập kế hoạch cẩn thận, chọn giải pháp tốt nhất thì trong quá trình triển khai hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro không mong muốn. Vì vậy chúng ta cần xác định phương án dự phòng để có thể ứng phó với rủi ro một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Kỹ năng dự đoán và quản lý rủi ro nhắc nhở bạn phải thường xuyên rà soát, kiểm tra quá trình triển khai để kịp thời phát hiện vấn đề. Từ đó điều chỉnh kế hoạch, tiến trình nhằm giảm thiểu thiệt hại, ngăn chặn rủi ro ở mức thấp nhất.

cac-ky-nang-giai-quyet-van-de-2

Kỹ năng dự đoán rủi ro giúp chủ động trong giải quyết vấn đề

Kỹ năng sáng tạo

Cuối cùng, để giải quyết vấn đề hiệu quả bạn không thể thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề đó là sáng tạo. Linh hoạt, đối mới, sáng tạo là việc cần thiết để giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh ở bất cứ thời điểm nào. Bởi vì trong mỗi tình huống khác nhau, mỗi hoàn cảnh khác nhau cần áp dụng cách khác nhau để xử lý cho phù hợp.

Các vấn đề khác nhau, trong các thời điểm khác nhau chịu tác động khác nhau từ xã hội, tính chất, thị trường, quan điểm nhân sinh… Do đó, khả năng sáng tạo sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm từ bài học cũ, đổi mới phương án xử lý để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.

Cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất

Giải quyết vấn đề không phải là việc làm một cách ngẫu hứng là mang lại kết quả mong muốn. Để thực hiện giải quyết vấn đề một cách tốt nhất chúng ta nên tiến hành thực hiện theo quy trình nhất định. Dưới đây là quy trình giải quyết vấn đề với các bước rõ ràng mời bạn tham khảo:

Bước 1: Tìm hiểu gốc rễ vấn đề

Để đưa ra giải pháp tốt nhất cần xác định, tìm hiểu, nhìn nhận gốc rễ của vấn đề. Bước đầu tiên cần tìm hiểu, phát hiện vấn đề xảy ra ngoài kế hoạch, dự định và xác định mức độ ảnh hưởng để sắp xếp thứ tự ưu tiên cần giải quyết. Vấn đề phát sinh cần được đánh giá mức độ quan trọng, xem xét sự ảnh hưởng đến tình hình chung. Với vấn đề gây ảnh hưởng lớn cần nhanh chóng giải quyết, còn vấn đề không ảnh hưởng thì tránh mất thời gian suy nghĩ, hãy ưu tiên làm những việc khác quan trọng hơn.

Muốn phát hiện vấn đề nhanh chóng, chúng ta cần xem xét kỹ quá trình thực hiện công việc ngay từ đầu, xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề nhất để xác định biện pháp xử lý. Bên cạnh đó cần lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người bởi vì những người ngoài cuộc đôi khi có cái nhìn khách quan và sớm phát hiện ra gốc rễ vấn đề hơn.

cach-giai-quyet-van-de-hieu-qua-1

Tìm hiểu tận gốc của vấn đề trước khi đi vào giải quyết chúng

Bước 2: Phân tích vấn đề một cách khách quan

Sau khi phát hiện ra vấn đề chúng ta cần phân tích vấn đề một cách khách quan thông qua tìm hiểu nguyên nhân vấn đề xảy ra. Những người có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ tìm hiểu kỹ nguyên nhân phát sinh vấn đề, đưa ra các phân tích để từ đó tìm ra hướng giải quyết tiết kiệm thời gian, chi phí… nhất.

Bạn nên tìm hiểu vấn đề xuất hiện khi nào, xảy ra từ đâu một cách cẩn thận, tránh bỏ sót chi tiết, thông tin. Cần có cái nhìn trực quan, tổng thể nhất tránh việc phán đoán bằng góc nhìn phiến diện hay cảm nhận cá nhân.

Bước 3: Xem xét những người liên quan

Bên cạnh việc phân tích nguyên nhân, chúng ta cần xác định người chịu trách nhiệm với vấn đề để có điều chỉnh đúng hướng. Cần tránh trường hợp để nhiều người cùng tham gia nhằm tránh tình trạng mâu thuẫn, dẫn đến khiến tình hình trở nên rối ren, nghiêm trọng hơn và khó giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Việc xem xét những người liên quan và chịu trách nhiệm cho vấn đề phát sinh để cùng nhau giải quyết một cách hiệu quả. Bởi trong nhiều vấn đề, có thể có những người không muốn nhận trách nhiệm, hay những người chỉ muốn chứng tỏ bản thân mình.

Bước 4: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là tiền đề để xử lý vấn đề không bị sai lệch hay khó khăn hơn. Vì vậy cần đặt mục tiêu rõ ràng khi giải quyết bất cứ vấn đề nào dù lớn hay nhỏ để lập lộ trình rõ ràng, cũng như có động lực tìm cách xử lý tốt nhất đạt được mục tiêu đặt ra.

Hãy dành thời gian để kiểm soát thông tin, nghiên cứu các khía cạnh một cách chi tiết, chính xác về vấn đề phát sinh từ đó xác định được mục tiêu. Xác định các khía cạnh cần giải quyết của vấn đề bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như: Có thật sự cần giải quyết vấn đề không? Mức độ khó khăn của vấn đề cần giải quyết đến đâu? Ai là người phải chịu trách nhiệm chính với vấn đề đó? Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết vấn đề là gì?…

cach-giai-quyet-van-de-hieu-qua-2

Để giải quyết vấn đề chính xác thì cần phải xác định rõ mục tiêu

Bước 5: Đưa ra giải pháp

Để giải quyết 1 vấn đề thường có nhiều giải pháp được đưa ra. Tuy nhiên để chọn giải pháp tối ưu chúng ta cần so sánh ưu và nhược điểm cụ thể. Các tiêu chí để đưa ra so sánh có thể được tính đến là: thời gian thực hiện giải pháp, chi phí, hiệu quả mang lại, số lượng nhiệm vụ… Xác định rõ các tiêu chí cần thiết giúp chúng ta so sánh và cân nhắc sớm chọn được giải pháp phù hợp.

Trong bước này cần thực hiện đánh giá kỹ lưỡng mức độ thành công của mỗi giải pháp. tránh tình trạng chọn sai dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức. Sau đó loại bỏ bớt giải pháp, cuối cùng đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Bước 6: Lựa chọn và triển khai giải pháp

Đứng trước các giải pháp giải quyết vấn đề, chúng ta cần chọn lựa giải pháp được đánh giá là tốt nhất. Khi đã chọn lựa được giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất, chúng ta cần thực hiện theo kế hoạch, tuân thủ quy trình đã được nghiên cứu đề ra.

Nếu cách giải quyết vấn đề thực hiện đúng như dự định, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và đẩy nhanh quá trình thực hiện. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý chủ động xử lý các vấn đề phát sinh khác trong khi triển khai giải pháp.

Bước 7: Đánh giá

Sau khi giải quyết được vấn đề phát sinh, chúng ta nên xem xét, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được. Nếu kết quả đúng như dự tính hoặc tốt hơn dự tính chứng minh khả năng giải quyết vấn đề của bạn tốt.

Nhưng nếu kết quả không nhưng mong muốn, chúng ta cần xem xét lại hành trình, rút kinh nghiệm để có biện pháp thích hợp trong trường hợp vấn đề khác phát sinh.

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng với mỗi người trong cuộc sống, có liên quan lớn đến sự thành công trong công việc, học tập và cuộc sống. Vì vậy bạn nên chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Để quá trình rèn luyện đạt hiệu quả cao giúp nâng cao khả năng xử lý tình huống phát sinh, bạn có thể thực hiện theo một số cách sau:

Xác định điểm cần cải thiện của bản thân

Bất cứ ai cũng có những điểm cần cải thiện vì không ai hoàn hảo. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định và nhìn nhận đúng đắn điểm yếu của mình. Việc cải thiện điểm yếu giúp bạn nâng cao khả năng xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Để giải quyết tốt 1 vấn đề nào đó, trước tiên hãy cải thiện chính mình một cách đúng hướng nhờ việc xác định, rèn luyện, nâng cao để loại bỏ các điểm yếu.

ren-luyen-ky-nang-giai-quyet-van-de-1

Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Chia nhỏ các vấn đề để giải quyết

Khi phát sinh vấn đề lớn có thể khiến bạn có cảm giác choáng ngợp, hoảng hốt, nặng nề hay mệt mỏi. Trước tiên bạn cần bình tĩnh, xác định rõ vấn đề và chia nhỏ vấn đề để giải quyết từng phần. Từ đó quá trình giải quyết vấn đề trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

Đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn

Một trong những cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả là việc thích nghi với chúng. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn, thử thách thói quen với những tình huống thử thách nhất là những vấn đề mà bản thân chưa có kinh nghiệm hay chuyên môn để giải quyết. Bạn có thể đặt mình vào thử thách bằng cách giúp đỡ các đồng nghiệp, bạn bè giải quyết các vấn đề của họ. Hãy chủ động đặt câu hỏi cho họ trong quá trình thực hiện.

Việc thích nghi với tình huống xấu và tập luyện cách giải quyết giúp bạn làm quen với vấn đề. Từ đó chúng ta sẽ có khả năng bình tĩnh đối mặt với những vấn đề bất ngờ có thể xảy ra, linh hoạt xử lý để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Hợp tác với người khác

Hợp tác với người khác là phương pháp hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm từ họ. Hãy sử dụng kỹ năng làm việc nhóm , kỹ năng lắng nghe của mình để thu thập các quan điểm, giải pháp hợp lý. Từ việc học hỏi những người xung quanh, các đồng nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Hợp tác với người khác, quan sát những người xung quanh là cách học hỏi giải quyết vấn đề dựa trên những tính huống thực tế, gần gũi, có thể xảy ra trong cuộc sống giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Quá trình đánh giá những giải pháp giải quyết vấn đề của người khác, giúp bạn lựa chọn cách giải quyết vấn đề của chính mình một cách nhanh chóng nếu gặp tình huống tương tự.

ren-luyen-ky-nang-giai-quyet-van-de-2

Hợp tác với người khác là cách để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả

Học cách thích nghi với vấn đề

Thế giới không ngừng thay đổi, vì vậy mỗi người cần học cách thích nghi với vấn đề có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, trong bất kỳ không gian nào. Thích nghi là cách giúp bạn có thể thoải mái thu hẹp giải pháp, hay thay đổi giải pháp khi nhận được thông tin mới. Thích nghi là chấp nhận sự thay đổi, cải thiện khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Giải quyết vấn đề là kỹ năng mềm cần thiết với mỗi cá nhân, đóng vai trò quan trọng với sự thành công của cá nhân, tập thể. Hãy thường xuyên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề để sẵn sàng đối diện, ứng phó với những tình huống không mong muốn phát sinh trong công việc, học tập hay cuộc sống.

The Dewey Schools luôn chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh, để các em tự tin phát triển bản thân, vững vàng trước những biến đổi của xã hội.

Có thể cha mẹ quan tâm: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì? Quy trình thực hiện

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/tieu-luan-ky-nang-giai-quyet-van-de-a57999.html