Thiết Kế Phần Mềm | Quy Trình Thiết Kế Đạt Hiệu Quả Tốt

Thiết kế phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng hiện nay. Phần mềm được thiết kế phù hợp sẽ tạo ra các sản phẩm tốt nhất giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát và vận hành dễ dàng, đồng thời tối ưu được chi phí. Vậy quy trình thiết kế các phần mềm như thế nào? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

1. Thiết kế phần mềm là gì?

Thiết kế phần mềm là quá trình đưa ra giải pháp cho các vấn đề và lập kế hoạch triển khai phần mềm. Khi các mục đích và thông số kỹ thuật của phần mềm đã được xác định, các chuyên viên lập trình sẽ thiết lập và phát triển kế hoạch cho các phần mềm đó. Thiết kế ứng dụng, phần mềm bao gồm các thành phần cơ bản, xử lý các thuật toán đưa các khung nhìn kiến trúc.

Thiết kế phần mềm
Thiết kế phần mềm là đưa ra giải pháp cho các vấn đề và lên kế hoạch tạo lập phần mềm

2. Phần mềm chất lượng dựa trên những yếu tố gì?

Vậy thế nào là một phần mềm thiết kế chất lượng? Phần mềm được cho là chất lượng dựa vào một số yếu tố như tính tiện dụng, tính đúng đắn, tính tương thích,….

2.1 Tính đúng đắn của thiết kế phần mềm

Một phần mềm được xem là đúng đắn nếu nó thực hiện chính xác những chức năng và thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng, được thể hiện qua hai yếu tố là đầy đủ và chính xác:

Thiết kế phần mềm
Tính đúng đắn đảm bảo thể hiện chính xác những mong muốn của khách hàng

2.2 Tính tiện dụng

Tính tiện dụng của phần mềm được thể hiện qua các phương diện sau đây:

phần mềm thiết kế
Tính tiện dụng giúp người dùng có thể nhanh chóng học được cách sử dụng phần mềm

2.3 Tính hiệu quả

Tính hiệu quả luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của phần mềm thiết kế. Tính hiệu quả được thể hiện qua những điều sau:

Tính hiệu quả trong thiết kế phần mềm cần lưu ý
Tính hiệu quả luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của phần mềm

2.4 Tính tương thích

Sự tương thích của phần mềm yếu tố quan trọng để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả trong quá trình sử dụng phần mềm. Tính tương thích của phần mềm được đánh giá qua các phương diện sau:

thiết kế phần mềm
Tính tương thích của phần mềm đảm bảo tính tương tác với người dùng và các thiết bị điện tử khác

2.5 Tính tiến hóa

Tính tiến hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá các phần mềm thiết kế chất lượng hay không. Những tính năng trong phần mềm chỉ phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể và phải liên tục được cập nhật và nâng cấp. Nếu phần mềm không được cải thiện thì sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng.

các phần mềm thiết kế
Một phần mềm chất lượng phải luôn được cập nhật và nâng cấp

2.6 Tính dễ kiểm tra

Phần mềm được xem là dễ kiểm tra khi các chức năng và tính năng của phần mềm có thể kiểm tra một cách dễ dàng. Điều này giúp đảm bảo việc thiết kế phần mềm luôn hoạt động đúng và không gây lỗi cho người dùng. Tính dễ kiểm tra của phần mềm cũng giúp việc phát hiện và khắc phục lỗi trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

thiết kế phần mềm
Phần mềm phải có tính dễ kiểm tra để đảm bảo luôn vận hành đúng và không gây ra lỗi

2.7 Tính dễ sửa lỗi

Tính dễ sửa lỗi của phần mềm là việc tìm và khắc phục các lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng phần mềm mà không gặp nhiều khó khăn. Do đó, phần mềm nên được viết một cách rõ ràng, cấu trúc dễ hiểu giúp nhà phát triển dễ dàng xác định thành phần nào gây ra lỗi và sửa chữa nhanh chóng, nhờ đó giúp nâng cao hiệu suất và độ tin cậy phần mềm.

thiết kế phần mềm
Phần mềm cần có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu và dễ sửa lỗi

2.8 Tính dễ bảo trì

Phần mềm phải đảm bảo đạt tốc độ nhanh, chính xác và tốn nhiều thời gian khi nâng cấp, cải tiến. Tính dễ bảo trì sẽ giúp việc thiết kế phần mềm giảm thiểu các rủi ro liên quan đến việc bảo trì, thông qua đó giúp duy trì hiệu suất và độ tin cậy cho phần mềm.

phần mềm thiết kế
Phần mềm phải đảm bảo tính dễ bảo trì đẻ giúp duy trì hiệu suất và độ tin cậy

2.9 Tính tái sử dụng

Phần mềm có tính tái sử dụng cao khi các thành phần của phần mềm có thể được sử dụng lại trong các phần mềm cùng lớp hoặc cùng một lĩnh vực. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc thiết kế phần mềm mới. Tính tái sử dụng còn giúp tăng độ tin cậy và hiệu suất phần mềm bởi các thành phần đã được kiểm tra và sử dụng trước đó.

thiết kế phần mềm
Tính tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi thiết kế phần mềm mới

3. Quy trình thiết kế app chuẩn nhất

Hiện nay có rất nhiều quy trình thiết kế phần mềm khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì quy trình thiết kế phải đảm bảo được các bước sau đây.

3.1 Xác định yêu cầu và giải pháp

Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế phần mềm là trao đổi và xác định các yêu cầu của khách hàng. Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi một phần mềm thành công hay không là nhờ vào việc xác định mục đích rõ ràng. Bạn cần xác định rõ những yêu cầu của khách hàng, loại phần mềm và khách hàng mong muốn và phần mềm ra đời nhằm phục vụ điều gì.

Sau khi đã tiến hành thảo luận và bàn bạc với khách hàng hoặc doanh nghiệp, bạn hãy lập thành bảng yêu cầu chi tiết và những giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Sau đó tổng hợp các yêu cầu và giải pháp này lại thành một bộ tài liệu.

thiết kế phần mềm
Xác định các yêu cầu đối với phần mềm

3.2 Thiết kế phần mềm

Bước thứ hai trong quy trình thiết kế phần mềm là xây dựng bản thiết kế cho phần mềm. Ở bước này, bạn có thể đưa ra các mô hình tổng thể sơ bộ về phần mềm. Đồng thời đề cập đến các tính năng và các cơ sở dữ liệu cần được thiết kế.

Ở giai đoạn thiết kế này, đội ngũ thiết kế sẽ thiết kể cả những chi tiết của phần mềm như chủ đề, phông chữ, kiểu chữ, màu sắc và các yếu tố khác của phần mềm. Quá trình này thường đòi hỏi sự lặp đi lặp lại và thử nghiệm nhiều lần trên bản mẫu trước khi đi đến thiết kế phần mềm cuối cùng nhằm đảm bảo ứng dụng thân thiện cho người sử dụng.

các phần mềm thiết kế
Thiết kế phần mềm

3.3 Lập trình phần mềm

Bước thứ ba là lập trình phần mềm. Đây là công đoạn chính của quá trình thiết kế app và cũng là công đoạn tốn khá nhiều thời gian. Lập trình được coi là công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi nhân viên phải có nhiều kinh nghiệm. Thông thường quá trình viết code và lập trình thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của phần mềm.

Ở bước này, đội ngũ các chuyên gia, lập trình viên sẽ tiến hành viết code, tạo lập nên các module cùng những chức năng cơ bản của phần mềm. Cuối cùng là kết hợp chúng thành một phần mềm hoàn chỉnh.

thiết kế phần mềm
Tiến hành lập trình phần mềm, viết code

3.4 Kiểm thử

Bước thứ tư là kiểm thử. Tại bước này, đội ngũ kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra phần mềm nhằm rà soát, phát hiện các lỗi và bug. Đồng thời những kịch bản kiểm thử cũng sẽ được sẽ được áp dụng ở bước này nhằm tìm ra các lỗi cụ thể. Từ đó có thể đề xuất hướng khắc phục để đội ngũ viết phần mềm có thể điều chỉnh và tạo nên sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất.

thiết kế phần mềm
Kiểm thử phần mềm để xác định các lỗi trước khi đưa ra thị trường

3.5 Triển khai sản phẩm

Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế các phần mềm là triển khai sản phẩm. Lúc này phần mềm đã được hoàn thiện và được tiến hành giao cho khách hàng. Đối với các công ty tự thiết kế thì ở bước này thì phần mềm sẽ được triển khai vận hành. Quy trình này giúp đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm được thiết kế và triển khai một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất.

phần mềm thiết kế
Triển khai sản phẩm ra thị trường

4. Khám phá 3 mô hình phần mềm phổ biến 2023

Hiện nay có 3 mô hình phần mềm phổ biến đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người dùng đó chính là mô hình Waterfall, mô hình chữ V và mô hình Agile. Cùng tìm hiểu chi tiết về các mô hình ngay nhé.

4.1 Mô hình Waterfall

Mô hình Waterfall là một trong những mô hình phát triển phần mềm phổ biến tại các công ty vừa và nhỏ. Mô hình này sẽ giúp thiết kế phần mềm theo từng bước bao gồm thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, triển khai viết code, kiểm thử và vận hành. Mỗi giai đoạn được thực hiện theo thứ tự rõ ràng chi tiết. Tuy nhiên mô hình này thường khá cứng nhắc và khi mắc lỗi rất khó xử lý.

Sau đây là một số ưu điểm của mô hình waterfall:

thiết kế phần mềm
Mô hình Waterfall phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.2 Mô hình chữ V

Mô hình chữ V là một trong những mô hình được ứng dụng trong thiết kế và phát triển phần mềm hiện đại. Mô hình được gọi là mô hình chữ V bởi nó có hình dạng giống như chữ V, trong đó hai nhánh tượng trưng cho hai giai đoạn phát triển và kiểm thử mô hình.

Mỗi một công đoạn của phần mềm sẽ tương ứng với các công đoạn kiểm thử bao bao gồm kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống, kiểm thử chấp nhận. Từ đó giúp người lập trình có thể phát hiện lỗi dễ dàng và sửa chữa. Tuy nhiên mô hình này thường dễ gặp nhiều bất cập khi yêu cầu của khách hàng đối với phần mềm quá cao hoặc phức tạp.

Mô hình chữ V có những ưu điểm nổi bật sau đây:

thiết kế phần mềm
Mô hình chữ V giúp người lập trình nhanh chóng phát hiện lỗi và sửa chữa

4.3 Mô hình Agile

Mô hình Agile là một mô hình phát triển phần mềm linh hoạt được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Mô hình này được chia nhỏ thành các công đoạn, được gọi là các sprint. Mỗi sprint sẽ kéo dài từ 1 đến 4 tuần và đóng vai trò như một quy trình thiết kế hoàn thiện bao gồm các giai đoạn phân tích, thiết kế, triển khai và kiểm thử.

Sau mỗi sprint, sản phẩm sẽ được nhanh chóng triển khai và các bước xây dựng, triển khai cũng liên tục được cải tiến trong quá trình phát triển. Mô hình Agile được tạo nên từ 2 mô hình là Iterative (lặp lại) và Incremental (tăng dần). Agile thường được sử dụng trong các dự án phần mềm có tính linh hoạt cao, đòi hỏi phải thay đổi liên tục.

Những ưu điểm nổi bật của mô hình phần mềm Agile như:

các phần mềm thiết kế
Mô hình Agile được chia nhỏ thành các công đoạn, mỗi công đoạn là một Sprint

5. Các nguyên lý quan trọng trong thiết kế phần mềm

Việc nắm vững các nguyên lý trong thiết kế và xây dựng phần mềm sẽ giúp các nhà phát triển có thể tạo nên hệ thống phần mềm vận hành tốt. Sau đây là một số nguyên lý quan trọng khi thiết kế phần mềm.

5.1 SOLID

SOLID là một nguyên lý thiết kế phần mềm quan trọng, bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản: Single Responsibility, Open-Closed, Liskov Substitution, Interface Segregation và Dependency Inversion. Nguyên lý SOLID giúp cho các lập trình viên thiết kế phần mềm dễ bảo trì, dễ mở rộng và dễ tái sử dụng.

thiết kế phần mềm
Nguyên lý SOLD có 5 nguyên tắc giúp phần mềm dễ bảo trì và rái sử dụng

5.2 DRY - Don’t Repeat Yourself

Nguyên lý DRY xác định rằng mỗi một mẫu code nhỏ chỉ có thể xảy ra chính xác một lần trong toàn hệ thống. Đây là một nguyên lý quan trọng, nhằm khuyến khích các lập trình viên tái sử dụng mã nguồn và tránh lặp lại một số thông tin không cần thiết. Nhờ đó, giúp giảm thiểu tối đa các lỗi và nâng cao tính bảo trì của phần mềm.

thiết kế phần mềm
Nguyên tắc DRY khuyến khích lập trình viên tái sử dụng mã nguồn

5.3 KISS - Keep it simple, Stupid!

Nguyên lý KISS khuyến khích các lập trình viên không nên thiết kế các phần mềm quá phức tạp nếu không cần thiết. Thay vào đó hãy ưu tiên thiết kế phần mềm đơn giản, dễ hiểu, các code nên được viết đơn giản, đọc vào có thể hiểu ngay nhưng vẫn có thể giải quyết được các bài toán khó lúc đầu. Nguyên lý này nhằm giúp tăng tính bảo trì và giảm thiểu các lỗi trong phần mềm.

phần mềm thiết kế
Nguyên tắc KISS chỉ ra các lập trình viên nên ưu tiên thiết kế đơn giản, dễ hiểu

5.4 YAGNI - You ain’t gonna need it

Nguyên lý YAGNI muốn khuyến khích các lập trình viên không viết mã nguồn cho các tính năng mà chưa được yêu cầu. Thay vào đó, các lập trình viên nên tập trung vào viết mã nguồn cho những tính năng quan trọng và cần thiết. Nguyên lý YAGNI giúp giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thiết kế phần mềm.

thiết kế phần mềm
Nguyên tắc YAGNI giúp giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thiết kế

6. Thiết kế phần mềm tại Công ty TNHH Quản trị số Fastdo

Công ty TNHH Quản trị số Fastdo là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế phần mềm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm, Fastdo đã cung cấp đến các doanh nghiệp những phần mềm giúp hỗ trợ quản lý công việc cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, các sản phẩm tại đây đều sở hữu giao diện gần gũi, dễ sử dụng và tăng sự hứng thú cho người dùng. Điều này đã giúp cho sản phẩm tại Fastdo ngày càng được nhiều khách hàng chú ý và ưu tiên lựa chọn.

thiết kế phần mềm
Các phần mềm tại Fastdo đều có giao diện thân thiện, dễ thao tác

Bài viết trên đây Fastdo đã cùng các bạn tìm hiểu quy trình thiết kế phần mềm cũng như một số nguyên tắc quan trọng trong quá trình thiết kế. Việc thiết kế các phần mềm hiệu quả sẽ giúp tối ưu được quy trình làm việc cũng như nâng cao hiệu suất công việc tại doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cong-doan-thiet-ke-phan-mem-la-a57962.html