Chất liệu silicone và những thông tin ít được nhắc đến

Silicone là tên gọi của một nhóm các hợp chất quen thuộc hiện nay. Chúng ta có thể bắt gặp chất liệu silicone ở nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp cho đến chăm sóc cá nhân. Dù quen thuộc là vậy nhưng vẫn còn nhiều người không thể hiểu một cách chính xác silicone là gì, nó có độc không, nó được ứng dụng thế nào. Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Silicone được nghiên cứu và phát triển thế nào?

“Silicon (Tiếng Anh: silicone) là các polyme bao gồm bất kỳ hợp chất tổng hợp, trơ được tạo thành từ các đơn vị lặp lại của siloxan, gồm một nhóm chức của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon và/hoặc hydro.”

Nguồn tham khảo: Wikipedia

Silicon là một nguyên tố hoá học linh hoạt, có thể kết hợp với nhiều kim loại khác nhau. Silicon kết hợp với oxygen tạo thành polymer, gọi là silicone. Như vậy, chất liệu silicone là một hợp chất tổng hợp mà chuỗi polymer mạch chính có cấu trúc gồm các nguyên tử silicon và oxy hoặc nhóm hữu cơ liên kết với nhau.

Năm 1824, nhà hoá học Jöns Jakob Berzelius - người Thuỵ Điển đã tìm ra nguyên tố Silicon (Si). Sự xuất hiện của silicon đã đặt nền móng cho những nghiên cứu và phát triển chất liệu silicone sau này. Nhà hoá học người Anh Frederic Kipping là người đầu tiên tạo ra silicone và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển silicone thành một loại vật liệu đa năng như ngày nay.

Quá trình tìm ra chất liệu silicone được ông thực hiện trong phòng thí nghiệm tại Nottingham. Ông đã tiên phong trong việc nghiên cứu các hợp chất hữu cơ của silicon và đặt ra thuật ngữ silicone với tên ban đầu là silicoketone. Kipping - cha đẻ của silicone bắt đầu nghiên cứu về các hợp chất của silicon vào năm 1886. Ông đã kết hợp silicon dioxide (SiO2) với các hợp chất hữu cơ khác nhau để tạo ra các hợp chất mới. Trong quá trình nghiên cứu này, ông đã phát hiện ra một hợp chất có tên là “silicone” vào năm 1893.

Kipping đã đăng bài báo về phát hiện của mình trên tạp chí Journal of the Chemical Society vào năm 1893. Phát hiện của ông đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trên toàn thế giới và đã mở ra một chương mới trong nghiên cứu về chất liệu silicone. Kipping tiếp tục nghiên cứu về silicone trong nhiều năm sau đó. Ông đã phát hiện ra nhiều loại silicone khác nhau, bao gồm silicone lỏng, silicone rắn và silicone cao su. Ông cũng đã phát triển các phương pháp sản xuất silicone trên quy mô công nghiệp.

Dưới đây là một số mốc quan trọng trong quá trình tìm ra chất liệu silicone của Frederic Kipping:

qua-trinh-nghien-cuu-chat-lieu-silicone

2. Tính chất lý hoá của silicone

Cấu trúc cơ bản của silicone được tạo thành từ polyorganosiloxan, trong đó các nguyên tử silicon liên kết với oxy để tạo ra liên kết “siloxane”.

Cấu trúc hóa học của silicone là: R1 - Si - (O - Si - O)n - R2

Trong đó:

2.1. Đặc tính vật lý

Chất liệu silicone có nhiều tính chất vật lý ưu việt, bao gồm:

Các tính chất vật lý của silicone thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng các nhóm hữu cơ trong cấu trúc của nó.

2.2. Đặc tính hoá học

2.3. Các loại silicone

Hiện nay, chất liệu silicone được chia thành 4 loại cơ bản tương ứng với các công dụng riêng. Cụ thể như sau:

4-loai-chat-lieu-silicone

Như vậy, silicone là một loại vật liệu tổng hợp có nhiều phân loại. Silicone cũng có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bài viết tiếp theo Kamidi sẽ bật mí cho các mẹ những thông tin chi tiết về ứng dụng của chất liệu silicone. Hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/chat-silicon-a57035.html