Tổng quan về môi trường kinh doanh quốc tế

Ở bài viết này, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung tổng quan về môi trường kinh doanh quốc tế. Bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác động của nó.

image 8 1
Tổng quan về môi trường kinh doanh quốc tế

1. Khái niệm và đặc điểm môi trường kinh doanh quốc tế

KDQT khác rất nhiều so với hoạt động kinh doanh nội địa bởi vì một công ty hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia phải đối mặt với các yếu tố 3 thuộc cả ba môi trường - môi trường quốc gia, môi trường nước ngoài, và môi trường quốc tế. Tuy nhiên, một công ty dù chí hoạt động trong phạm vi biên giới một quốc gia cũng cần phải đặc biệt chú ý không chỉ môi trường kinh doanh quốc gia mà còn phải chú ý tới hai MTKD còn lại. Không một công ty nào có thế hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nước ngoài hoặc môi trường kinh doanh quốc tế; bởi vì, với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì các công ty nội địa luôn phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài hay sản phẩm của các công ty nước ngoài có cơ sở kinh doanh tại quốc gia họ. Để hình thành khái niệm về môi trường KDQT, cần tìm hiểu các yếu tố của MTKD và hoạt động của chúng trong cả ba môi trường trên.

1.1. Các yếu tố cấu thành trong môi trường kinh doanh

MTKD là sự tổng hợp các yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố đó được phân chia thành các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Thêm vào đó, các nhà quản lý không thể kiểm soát trực tiếp các yếu tố đó, dù họ có nhiều cố gắng trong việc tác động tới chúng như: vận động hành lang đối với việc thay đổi các điều luật, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm mới tung ra thị trường nhằm thay đổi thái độ của người tiêu dùng… Yếu tố bên ngoài thường được gọi là yếu tố không kiểm soát được (uncontrollable forces), gồm cở các yếu tố sau:

(1) Cạnh tranh - dựa vào vị trí và hoạt động mà có rất nhiều kiểu cạnh tranh và nhiều đối thủ cạnh tranh.

(2) Phân phối - các công ty trong nước và quốc tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng phân phối hàng hóa và dịch vụ

(3) Kinh tế-các biến số kinh tế như GNP, chi phí lao động theo đơn vị, mức chi tiêu cá nhân,… ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

(4) Kinh tế xã hội - đặc điểm và sự phân bố dân cư.

(5) Tài chính - các biến số như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, thuế khóa…

(6) Luật pháp - mồi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh với rất nhiều bộ luật cả cấp quốc gia và quốc tế.

(7) Địa lý - các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, và tài nguyên thiên nhiên…

(8) Chính trị - các yếu tố thuộc môi trường chính trị quốc gia như chủ nghĩa dân tộc, chế độ chính trị, và các tổ chức quốc tế.

(9) Văn hóa xã hội - các yếu tố văn hóa như thái độ, niềm tin, và quan điểm… là các yếu tố quan trọng đối với các nhà KDQT

(10) Lao động - cấu trúc lao động, kỹ năng và thái độ của người lao động.

(11 ) Công nghệ - trình độ kỹ thuật và các thiết bị tác động tới quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm.

Ngoài các yếu tố trên, các nhà quản lý còn phải đối mặt với các yếu tố bên trong như đầu vào sản xuất (vốn, nguyên liệu, và con người) và các hoạt động của tổ chức (nhân sự, tài chính, sản xuất và marketing). Những yếu tố này được gọi là các yếu tố có thể kiểm soát được (controllable forces), các nhà kinh doanh cần phải quản lý điều hành một cách có trật tự các yếu tố này để có thể thích ứng được những thay đổi của các yếu tố trong môi trường không kiểm soát được. Ví dụ sự thay đổi chính trị - thị trường chung ASEAN được hình thành - ảnh hưởng tới toàn bở các yếu tố có thế kiểm soát được của các công ty quốc tế đang hoạt động liên quan tới các quốc gia nằm trong khối ASEAN. Các công ty phải xem xét lại các hoạt động kinh doanh của mình và có những điều chỉnh cho phù hợp với luật mới khi thị trường chung chính thức đi vào hoạt động. Ví dụ, một số công ty của Mỹ hay Nhật Bản có chi nhánh công ty đặt tại Singapore, một nơi có chi phí lao động rất cao, có thể xem xét lại việc chuyển chi nhánh tới quốc gia khác có chi phí lao động rẻ hơn nhiều như Philippin, Việt Nam… khi mà rào cản thương mại giữa các quốc gia này được xóa bỏ.

1.2. Môi trường kinh doanh quốc gia (The Domestic Environment)

MTKD quốc gia bao gồm tổng hợp các yếu tố không kiểm soát được trong một quốc gia, có liên quan và ảnh hưởng tới sờ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một điều rõ ràng rằng, với MTKD quốc gia thì các nhà quản lý rất quen thuộc với các yếu tố thuộc môi trường này. Tuy vậy, các yêu tố quốc gia cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài. Ví dụ, nếu một quốc gia đang bị khan hiếm ngoại tệ, chính phủ có thể đặt ra những hạn chế trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để giảm sự thiếu hụt thêm trầm trọng do ngoại hối chảy ra nước ngoài. Kết quả là, các nhà quản lý của các công ty quốc tế sẽ không thể mở rộng chi nhánh ra nước ngoài như họ mong muốn. Một ví dụ khác, một liên đoàn lao động tổ chức đình công tại xí nghiệp có trụ sở chính biết rằng, các nhà quản lý có thể thuê mướn nhân công từ nước khác. Vì vậy, những người đình cõng trong nước phải liên hệ với các liên đoàn lao động nước ngoài cùng bắt tay nhau trong việc không cung cấp lao động chở các chi nhánh đang có đình công. Như vậy trong MTKD quốc gia cũng có thể coi các yếu tố nước ngoài như là các yếu tố quốc gia.

1.3. Môi trường kinh doanh nước ngoài (The Foreign Environment)

MTKD nước ngoài cũng giống như MTKD quốc gia nhưng chỉ khác là diễn ra tại nước ngoài. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh diễn ra trong môi trường KDQT có rất nhiều điểm khác vì một số lý do sau đày:

ở các giá trị khác nhau: Mặc dù có rất nhiều điểm giống nhau giữa 2 môi trường, nhưng những giá trị của chúng thường khác nhau rất lớn, thậm chí có khi hoàn toàn đối lập nhau. Một ví dụ cổ điển về giá trị hoàn toàn trái ngược nhau của yếu tố chính trị đã tạo ra sờ bối rối, khó khăn chở các nhà quản lý của công ty đa quốc gia, đó là trường hợp của tập đoàn Dresser Industries. Khi tổng thống Reagan của Mỹ mở rộng lệnh cấm vận đối với tàu biển chở các thiết bị ống dẫn dầu bao gồm cả các công ty con ở nước ngoài sản xuất các thiết bị mà đã được cấp giấy phép tại các công ty mẹ ở Mỹ, trụ sở chính của Dresser đã chỉ thị cho chi nhánh của mình ở Pháp ngừng sản xuất theo đơn đặt hàng máy nén áp suất. Trong cùng thời điểm đó chính phủ Pháp buộc công ty con Dresser ở Pháp bất chấp lệnh cấm vận, bắt đầu lèn kế hoạch vận chuyển, nếu không sẽ bị phạt theo luật dân số và hình sờ. Phó Chủ tịch của tập đoàn Dresser nói rằng “lệnh bắt buộc này đã đặt công ty Dresser trong tình trạng trên đe, dưới búa”.

o Giám rào cản trong vấn đề thâm nhập thị trường: Một vấn đề khác được đặt ra là các công ty thường gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường, đặc biệt là vì yếu tố chính trị và pháp luật. Các đạo luật mang tính chất chủ nghĩa dân tộc cao độ có thể được linh động hơn đế làm dịu đi một bộ phận dân chúng. Thể hiện bên ngoài, các chính sách của chính phủ có thế hoàn toàn chống lại hoạt động đầu tư nước ngoài, nhưng thực tế, các nhà lãnh đạo có thể ủng hộ việc linh động trên. Ví dụ như ả Mexico, cho tới năm 1988, quốc gia này có đạo luật cấm người nước ngoài sở hữu đa số cổ phiếu trong các công ty đặt tại Mexico. Tuy nhiên có một điều khoản cho phép sự ngoại lệ “nếu việc đầu tư đóng góp cho phúc lợi xã hội”. IBM, Eaton, và một số công ty khác đã thành công trong việc được phép thành lập công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty mẹ dựa theo điều khoản này.

o Sự tác động qua lại giữa các yếu tố: Đây không phải là vấn đề qua xa lạ, các nhà quản lý nội địa đã phải đối mặt với vấn đề này, đó là sự tác động qua lại giữa các yếu tố quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên sự khác biệt chủ yếu là các cách thức và mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố. Ví dụ, sự kết hợp giữa chi phí sử dụng vốn cao và dư thừa lực lượng lao động không có kỹ năng tại nhiều nước đang phát triển có thể dẫn tới việc sử dụng trình độ công nghệ thấp hơn so với các nước đã công nghiệp hóa. Nói một cách khác, việc chọn lựa giữa việc lắp đặt chi phí cao với các máy móc chuyên dụng sử dụng ít nhân công, với việc lắp đặt chi phí thấp hơn với các máy móc thông dụng cần nhiều nhân công, thì các nhà quản lý thường lựa chọn phương án sau khi phải đối mặt với lãi suất cao và lượng nhân công dồi dào. Một ví dụ khác là sự tác động qua lại giữa yếu tố vật chất và văn hóa xã hội. Những hàng rào ngăn cách tự nhiên sự tự do di chuyển của dân cư giữa các nước, ví dụ như dãy núi, sa mạc… góp phần vào việc duy trì các đặc trưng văn hóa của các quốc gia.

1.4. Môi trường kinh doanh quốc tế ( The International Environment)

MTKDQT là sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường quốc gia với môi trường nước ngoài; và giữa các yếu tố môi trường nước ngoài của hai quốc gia khi một công ty tại quốc gia này hoạt động kinh doanh với khách hàng ả quốc gia khác (The International environment is the interactions (Ị) between the domestic enviromental forces and the foreign environmental forces and (2) between the /foreign environmental forces of two countries when an affiliate in our country does business with customer in another. Khái niệm này cũng phù hợp với khái niệm KDQT là hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.

Ví dụ, nhân sự tại trụ sở chính của một công ty đa quốc gia được xem là làm việc trong MTKDQT nếu công việc của họ có liên quan, dù theở cách nào, tới quốc gia khác; trong khi đó nhân sự tại các chi nhánh nước ngoài sẽ không làm việc trong MTKDQT nếu họ không hoạt động kinh doanh quốc tế xuất khẩu, hoặc quản lý công ty con khác. Nói một cách khác, các nhà quản lý bán hàng thuộc tập đoàn Goodyear tại Chile sẽ không làm việc trong MTKDQT nếu họ bán những chiếc lốp chỉ ở Chile. Nếu công ty con này xuất khẩu lốp sang Bolivia, thì các nhà quản lý bán hàng chịu tác động của cả hai yếu tố MTKD trong nước là Chile và MTKD nước ngoài là Bolivia, và bởi vậy, các nhà quản lý đã làm việc trong MTKDQT.

Các tổ chức quốc tế cũng ảnh hưởng tới MTKDQT, và trở thành một phần của MTKDQT. Các tổ chức quốc tế bao gồm: tổ chức thế giới (WTO, WB…), các tổ chức kinh tế khu vực(AFTA, EU…). tổ chức gồm các quốc gia ký kết hiệp định công nghiệp (OPEC).

1.5. Các quyết định kinh doanh phức tạp hơn trong MTKDQT

Những người làm việc trong MTKDQT đều biết rằng việc đưa ra quyết định trong hoạt động KDQT phức tạp hơn rất nhiều trong môi trường kinh doanh quốc gia thuần nhất. Xem xét các nhà quản lý tại các trụ sở chính phải đưa ra các quyết định ảnh hưởng tới các chi nhánh của công ty thuộc 10 nước khác nhau (nhiều công ty còn hoạt động trên 20 nước hoặc hơn). Họ không chỉ quan tâm tới các yếu tố trong nước mà còn phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường 10 nước khác nhau. Thay vì chỉ phải nghiên cứu 10 yếu tố của 1 quốc gia, khi là công ty nội địa, họ phải đối mặt với 10 yếu tố của 10 quốc gia, gồm từng yếu tố riêng biệt và cả sự tổng hợp các yếu tố, bởi vì các yếu tố luôn tác động qua lại với nhau. Ví dụ, nếu nhà quản lý chấp nhận thỏa hiệp với yêu cầu của người lao động ở một chi nhánh nước ngoài, họ sẽ bị buộc thỏa hiệp với các chi nhánh khác bởi vì người lao động có xu hướng liên kết, nhằm trao đổi thông tin vượt ra khỏi biên giới một nước. Thêm vào đó, khi xem xét các yếu tố đồng thời ở nhiều nước thì chúng không chỉ gồm nhiều yếu tố tại mỗi nước mà chúng còn có thể rất khác nhau ở mỗi nước.

Một nguyên nhân khác làm tăng tính phức tạp của MTKDQT là sự xa lạ trong yếu tố văn hóa của nhà quản lý. Tinh hình càng trở nên tồi tệ hơn khi họ gán cho người khác những ưu tiên và phản ứng của chính họ. Ví dụ, các nhà quản lý sản xuất nước ngoài khi phải đối mặt với việc chưa hoàn tất hợp đồng theo đơn đặt hàng họ thường trả công nhân thêm tiền để làm thêm giờ. Khi hợp đồng không thực hiện được, các nhà quản lý đổ lỗi bằng cách nói “Ở nước tôi, mọi người luôn muốn kiếm thêm tiền”, mà không hiểu rằng công nhân ở đây quan tâm tới thời gian nghỉ ngơi hơn kiếm thêm tiền. Những quyết định kém sáng suốt này xuất phát từ giá trị văn hóa của chính các nhà quản lý, được gọi là tiêu chuẩn tự tham khảo (SRC - selfreíerence criterion), đày có thể là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sai lầm trong KDQT. Các nhà quản lý thành công luôn cẩn thận đánh giá vấn đề trong mối quan hệ với môi trường văn hóa của địa phương cũng như của nước mình.

2. Phân loại môi trường kinh doanh

MTKDQT là một chính thể thống nhất, trong đở các yếu tố thành phần là những bộ phận không tách rời, tác động qua lại, ảnh hưởng đến các hoạt động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân loại thường gặp:

o Thứ nhất, nếu đứng trên góc độ thực thể, xem xét môi trường ở dạng “tĩnh”, tức ít thay đổi hoặc thay đổi chậm thì MTKD được chia thành: môi trường địa lý, chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa.

o Thứ hai, nếu trên góc độ chức năng hoạt động, tức xét môi trường ở trạng thái động, luôn thay đổi thì MTKD gồm môi trường quản lý, tổ chức, công nghệ, nhân lực.

o Thứ ba, nếu đứng trên góc độ điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh gồm môi trường tài chính, tiền tệ, đầu tư

o Thứ tư, nếu đứng trên cấp độ của môi trường kinh doanh thì MTKD) có thể phân thành môi trường quốc tế, môi trường bên trong doanh nghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

o Thứ năm, nêu đứng trên góc độ cạnh tranh, môi trường kinh doanh gồm môi trường cạnh tranh khốc liệt, môi trường độc quyền, môi trường cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo, môi trường cạnh tranh ở khu vực và môi trường cạnh tranh toàn cầu.

3. Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế

Một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh quốc tế với các mục tiêu thâm nhập và mở rộng thị trường, tìm kiếm các nguồn lực mới, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thế mạnh sẵn có nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội, phân tán rủi ro, gia tăng lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu khác. Các mục tiêu này tác động, chi phối trực tiếp đến việc các doanh nghiệp lựa chọn những hình thức kinh doanh nào, điều chỉnh các chức năng hoạt động ra sao cho phù hợp với môi trường, tiềm năng của doanh nghiệp, đổng thời luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng thị trường, đối tác và từng thời kỳ.

MTKDQT có tác động chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp, sự thay đổi của môi trường kéo theo sự thay đổi trong các hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh mục đích, biện pháp, chức năng kinh doanh, thậm chí phải thay đổi cả mặt hàng, kênh phân phối, khách hàng,… Trong những điều kiện mới của quan hệ kinh tế quốc tế, khi mà xu hướng hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa đang là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi quốc gia, thì sức ép cạnh tranh quốc tế đối với các doanh nghiệp là hết sức lớn. Điều này càng đòi hỏi tính năng động và sự nhạy bén của các doanh nghiệp trong hoạt động KDQT nhằm không ngừng nâng cao vị thế và thị phần của mình trên thị trường thế giới.

3.1. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế trước hết phản ánh qua tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng; tiếp đến là mức và cách phân phối thu nhập, việc chi tiêu của người tiêu dùng… tất cả có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và sức mua khác nhau đối với các thị trường hàng hóa khác nhau. Trong đó, yếu tố quyết định là cơ cấu kinh tế của nước đó. Có thể phân ra làm bốn kiểu cơ cấu kinh tế:

Phân phối thu nhập có quan hệ với cơ cấu kinh tế của đất nước đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống chính trị. Các nhà kinh doanh phán các nước theo năm kiểu khác nhau (1) Thu nhập rất thấp, (2) Phần lớn có thu nhập thấp, (3) Thu nhập rất thấp, rất cao, (4) Thu nhập thấp, trung bình, cao, (5) Thu nhập phần lớn trung bình. Ví dụ thị trường của Lamborghinis, một chiếc ôtô giá hơn 100.000 $. đối với thị trường kiểu (1),(2) thì thị trường rất nhỏ.

Việc chi tiêu của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của việc tiết kiệm. nợ nần và khả năng vay tiền. Ví dụ, người Nhật tiết kiệm khoảng 18% thu nhập của mình trong khi người Mỹ tiết kiệm 6%. Kết quả các ngân hàng Nhật có thể chở các công ty Nhật vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều so với các ngân hàng Mỹ, và chính khả năng có vốn rẻ hơn này đã giúp các công ty Nhật phát triển nhanh hơn. Những người tiêu dùng Mỹ cũng có tỷ lệ nợ trên thu nhập cao và điều này lại làm chậm lại những khoản chi tiêu cho nhà ở và những mặt hàng cao cấp. Các nhà kinh doanh còn theo dõi kỹ lưỡng mọi biến động lớn trong thu nhập, giá sinh hoạt, lãi suất, tiết kiệm, vay tiền… bởi vì chúng có ảnh hưởng lớn đặc biệt với những công ty có sản phẩm nhạy cảm với thu nhập và giá.

3.2. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng lớn tới quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp KDQT, ảnh hưởng này có thể từ các quy định của chính phủ, hệ thống hành chính hay rủi ro chính trị…

Quan điểm của các quốc gia về vai trò của thương mại và đầu tư quốc tế khác nhau do có sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và các điều kiện hiện tại. Một số quốc gia thực hiện chính sách bảo hộ chặt chẽ, trong khi đó một số quốc gia khác lại khuyến khích tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài. Thái độ của Chính phủ đối với thương mại và đầu tư quốc tế được đánh giá thông qua công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại của quốc gia đó.

Thứ nhất, dở các quy định của Chính phủ mà các nhà kinh doanh có thể nhanh chóng từ bỏ thị trường đó mà không còn có sự cân nhắc nào hơn nữa. Trước tiên, họ có thể tạo ra các rào cản đầu tư để bảo vệ các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp trong nước như quy định giới hạn sở hữu vốn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hơn nữa nhiều Chính phủ còn giới hạn sự cạnh tranh của các công ty quốc tế trong một số ngành nhất định vì mục tiêu bảo vệ nền an ninh quốc gia. Các khu vực kinh tế thường hạn chế các hoạt động của các công ty nước ngoài bao gồm các ngành du lịch sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị quân sự, sản xuất thép… Một số quan điểm cho rằng nêu các công ty nước ngoài được phép kinh doanh trong những khu vực kinh tế này thì chẳng khác nào trao quyền lực kinh tế của một quốc gia vào tay các tập đoàn, công ty quốc tế.

Thứ hai, các Chính phủ có thể hạn chế các các công ty quốc tế chuyển lợi nhuận về nước. Quy định này buộc các công ty hoặc là giữ ngoại tệ ở nước sở tại, hoặc là tái đầu tư vàở các dự án mới tại đây. Những chính sách này bắt nguồn từ việc thiếu khả năng trang trải ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế.

Thứ ba, Chính phủ có thể đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Trong hầu hết các nước công nghiệp, nhà máy sản xuất các thành phẩm hoặc bán các thành phẩm là các hóa chất công nghiệp đều phải cam kết bảo vệ môi trường. Những quy định này buộc các công ty phái lắp đặt thiết bị chống ô nhiễm môi trường và quan tâm hơn đến những vấn đề xử lý chất thải. Ó nhiều nước đang phát triển hoặc các thị trường mới nổi, vấn đề này ít được quan tâm đúng mức. Thực tế, đã có rất nhiều công ty di chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển đê tận dụng những quy định lỏng lẻo về môi trường và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Các cơ quan hành chính của Chính phủ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động KDQT. Nếu các cơ quan này hoạt động thông thoáng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, nếu bộ máy hành chính cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả thì môi trường đầu tư ở nước đó sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn. Một thực tế là các cơ quan này lại không mấy quan tâm đến việc cải tiến chất lượng phục vụ. Các nhà KDQT phải chuẩn bị đối phó với những trì hoãn mang tính hành chính hoặc trái nguyên tắc, bù lại, quy mô thị trường lại làm chở các nhà kinh doanh vượt qua những trở ngại hành chính đó.

MTKD của một quốc gia chịu sự tác động của yếu tố rủi ro chính trị. Rủi ro chính trị là những thay đổi trong hệ thống chính trị mà gây tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe dọa thị trường của nhà xuất khẩu, và khả năng chuyển lợi nhuận của công ty về nước.

Nhận thức được rủi ro chính trị ở một thị trường phụ thuộc vào hiểu biết của nhà kinh doanh về những biến động chính trị của nước đó trong quá khứ. Vì vậy, nhà KDQT không thể thờ ơ với những biến động trong quá khứ để đưa ra các quyết định kinh doanh trong tương lai. Các công ty quốc tế phải cố gắng xác định và dự báo những sự kiện chính trị trong tương lai ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty.

Nhưng các nhà kinh doanh lấy thông tin ở đâu để dự báo những sự kiện này? Họ có thể cứ nhân viên chuyên trách của công ty đi thu thập tài liệu hoặc thu thập qua các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin đó; Lời khuyên của các chuyên gia khu vực hay quốc gia nào đó bao gồm Ngân hàng quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế, các chính trị gia, nhân viên ở đại sứ quán…

3.3. Yếu tố pháp lý

Các chế độ luật pháp của một quốc gia là yếu tố cơ bản trong môi trường pháp lý ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng hệ thống pháp luật giữa các nước ngày nay cũng có những chuẩn mực - đặc biệt đối với các nước là thành viên của WTO .

Luật pháp của nước sở tại có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức tiến hành và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp KDQT. Hệ thống luật pháp ở nước sở tại ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường. Những quy định về xuất khẩu, thuế, hạn ngạch… có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh doanh của các công ty quốc tế. Thuế nhập khẩu thấp và hạn ngạch cao sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nhưng lại khuyến khích các công ty xuất khẩu bán hàng; Ngược lại, thuế nhập khẩu cao, thuế xuất khẩu giảm, cùng những ưu đãi vé vấn đề chuyển lợi nhuận về nước… sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp hay liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Luật pháp cũng sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực và hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp được phép tiến hành hoặc bị hạn chế. Thậm chí luật pháp của một số nước còn cấm đầu tư vào một số lĩnh vực và cấm hoàn toàn một số hình thức đầu tư.

Luật pháp trong MTKDQT không chỉ gồm luật pháp quốc gia mà còn bao gồm cả luật quốc tế. “Luật quốc tế phối hợp mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền”*. Theo nghĩa rộng, luật quốc tế bao gồm tất cả những luật ảnh hưởng đến hoạt động KDQT, theo nghĩa hẹp, đó là bao gồm các hiệp định chi phối các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Mối quan hệ này chịu sự tác động của luật quốc gia, các hiệp định song phương, đa phương, hiệp ước thương mại quốc tế. Trong những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện cả khối liên kết kinh tế và chính trị, đã xuất hiện những thỏa thuận mới, đa dạng, song phương và đa phương. Nhở các hiệp định này mà thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng trong nội bộ và ngoài khu vực.

Chính vì vậy, có thể nhấn mạnh rằng chỉ trên cơ sở nắm chắc hệ thống pháp luật của từng quốc gia, khu vực, các hiệp định giữa các nước mới cho phép doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

3.4. Yếu tố công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và thị trường mới. Cõng nghệ bắt nguồn từ thành quả của công cuộc nghiên cứu khoa học, đem lại những phát minh và sáng tạo làm thay đổi bộ mặt thế giới và là một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của nhân loại. Những phát minh mới nhất về thuốc kháng sinh, laze, máy tính điện tử, thẻ từ, kỹ thuật số… được để bên cạnh những mối lo ngại về bom nguyên tử và hàng loạt loại vũ khí quân sự nguy hiểm khác. Công cuộc cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ cho phép các công ty chiến thắng trong phạm vi có tính toàn cấu mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh, bởi vì chúng tác động, ảnh hưởng đến việc thực thi các biện pháp cụ thể của KDQT.

Những lĩnh vực KHCN rộng lớn và mới mẻ luôn tạo ra chở các nhà hoạt động các cơ hội thị trường không hạn chế. Nhịp độ và tốc độ phát triển, đổi mới công nghệ ngày càng nhanh hơn và ngắn hơn. Trước đây phải mất cả một cuộc cách mạng con người mới có thể sử dụng được động cơ hơi nước, động cơ đốt trong,… thì ngày nay, với kỹ thuật số, mạng điện tử, có thể chỉ ngồi tại nhà mà biết được thông tin trên khắp thế giới. Yếu tố địa lý đã trở nên có ít ý nghĩa đối với mạng internet, điện thoại di động… Công nghệ sinh học và vật liệu mới sẽ thực sự giúp chúng ta tiến xa hơn nữa. Bên cạnh đó là việc tập trung cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hiện có sẽ ngày càng tiện dụng hơn dù chỉ là những cải tiến rất nhố.

Các nhà KDQT cần phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chất của những thay đổi trong KHCN cùng nhiều phương thức khác nhau mà KHCN có thể ứng dụng được; mặt khác, họ phải cảnh giác kịp thời phát hiện các khả năng xấu có thể xảy ra, gây ra thiệt hại tới người tiêu dùng hoặc các khía cạnh đối lập có thể phát sinh.

3.5. Yếu tố văn hóa

Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ một cách tập thể. Nó là một hệ thống những giá trị được cả tập thế giữ gìn. Văn hóa là vấn đề tác động mạnh mẽ nhất nhưng lại khó nhận ra nhất đối với các nhà hoạt động KDQT.

Những giá trị văn hóa truyền thống có mức độ bền vững, khó thay đổi, được truyền từ đời này sang đời khác. .và chúng tác động mạnh mẽ cụ thể vào những thái độ, hành vi ứng xử hàng ngày, hành vi tiêu dùng, mua sắm của từng người và từng nhóm người

Những giá trị văn hóa thứ phát, linh hoạt hơn, sẽ tạo ra cơ hội thị trường hay các khuynh hướng tiêu dùng mới, đòi hỏi các hoạt động KDQT cần khai thác tối đa.

Có những “tiểu nhóm văn hóa” luôn tồn tại trong xã hội. là cơ sở để hình thành và nhân rộng một đoạn thị trường nào đó. Đã từng có những nhóm văn hóa đề cao “cái tôi”, thể hiện rõ trong việc tiêu dùng các sản phẩm chi để chứng tỏ cá tính, sức mạnh của riêng mình qua: màu sắc, kích cỡ, độ tiện dụng,… Ngày nay, xu hướng bảo vệ “ngôi nhà chung của thế giới ” đang lan rộng khắp toàn cầu và hình ảnh cũng như doanh số của công ty sẽ được nâng lên khi hoạt động của công ty hướng vào những xu hướng trẽn.

Đặc điểm của các yếu tố văn hóa ở mỗi quốc gia khác nhau đều không giống nhau. Tuy nhiên, các quốc gia trong cùng một khu vực là những nước có nền văn hóa tương đồng nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KDQT. Do yếu tố tương đồng này mà một số sản phẩm có thể bán ra ở một vài thị trường mà không cần thay đổi, như các máy móc công nghiệp; trong khi đó, một số sản phẩm khác lại phải thay đổi cho phù hợp với thị trường.

Các yếu tố văn hóa trong môi trường KDQT cũng có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh. Khi một sản phẩm phải thay đổi vì lý do văn hóa, công ty buộc phải quyết định hình thành các dự án để đáp ứng thị trường mục tiêu thay cho việc đáp ứng tất cả các loại thị trường vì hiệu quả kinh tế theo quy mõ. Văn hóa còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn chủng loại, cách thức phân phối sản phẩm, vì vậy các nhà KDQT phải xác định xem yếu tố văn hóa ảnh hưởng như thế nào tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Chất lượng lao động cũng có ý nghĩa quan trọng tới việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Nếu lao động nước sở tại được đào tạo tốt, hoặc ý thức ký luật lao động cao thì năng suất cao. Trong một số trường hợp, công ty phải tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho những người lao động địa phương. Trong trường hợp lao động địa phương không có khả năng đáp ứng các nguồn lao động có chất lượng cao thì các nhà kinh doanh cần phải cân nhắc thêm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm, vì khi sử dụng lao động bên ngoài nước sở tại có thể làm cho chi phí sản phẩm tăng lén.

3.6. Các yếu tố khác

Địa lý nghiên cứu các vấn đề về bề mặt trái đất, khí hậu, đất đai, đất nước, các nguồn tài nguyên… đây là một yếu tố không kiểm soát được mà các nhà KDQT phải đối mặt nhưng vẫn chưa được xem trọng. Xu hướng chung là chì nghiên cứu các khía cạnh địa lý khi được tách riêng, độc lập là một môn khoa học chứ không được xem xét như một yếu tố quan trọng trong tổng thể MTKDQT. Địa lý không chỉ là vị trí đất nước, thủ đó một quốc gia hay những con sông… mà còn là những hiểu biết về văn hóa xã hội và kinh tế với nguồn lực hạn chế có thể đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, nghiên cứu địa lý có vai trò quan trọng trong việc đánh giá thị trường và môi trường.

Là một yếu tố thuộc về địa lý, khí hậu và địa thế của một quốc gia là một vấn đề quan trọng được nhắc đến khi đánh giá một thị trường. Những yếu tố địa lý này có ảnh hưởng trực tiếp, rõ ràng tới sự chấp nhận sản phẩm mới trên thị trường, tới những ảnh hưởng sâu sắc hơn trong việc phát triển chiến lược kinh doanh.

Độ cao, độ ẩm, nhiệt độ, là những đặc điểm khí hậu ảnh hưởng tới công dụng và chức năng của sản phẩm. Sản phẩm được xem là hoàn hảo ở những nước ôn đới cũng có thể bị hư hỏng nhanh chóng tại những nước hàn đới, hay cần được thường xuyên bảo dưỡng tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Ví dụ, các nhà sản xuất nhận ra rằng khi các thiết bị xây dựng ở Mỹ được đem bán tại sa mạc Sahara thì cần phải có thay đổi lớn để có thể chịu đựng được cái nóng và bụi gay gắt của vùng sa mạc này. Một công ty Đài Loan đã vận chuyển hàng hóa thủy tinh bằng đường biển tới người mua ở Trung Á. Hàng thủy tinh được đóng trong những chiếc thùng gỗ có lót xung quanh bằng cỏ khô để tránh va đập mạnh. Tuy nhiên, khi hàng hóa đến nơi thì hầu như toàn bộ đã bị vỡ, vậy tại sao? Khi hàng hóa được vận chuyển tới vùng ấm hơn, khí hậu khô hanh hơn ở Trung Á, đã làm cho lượng nước trong cỏ khô giảm nhanh chóng, cỏ co lại, tạo những khe hở lớn khiến cho đồ thủy tinh bị va đập trên đường vận chuyển và vỡ.

Thậm chí khi ở cùng một thị trường thì khí hậu cũng có thể rất khác nhau giữa các vùng, đòi hỏi sản phẩm cần có sự thay đổi tương ứng. Khí hậu khác nhau ở châu Âu khiến cho hãng Bosch-Siemens buộc phải sửa đổi những chiếc máy giặt của họ. Bời vì ớ Đức và Scandinavia không có nhiều ánh nắng mặt trời nên những chiếc máy giặt phải có đặc điểm là tốc độ vắt cao từ 1000-1600 vòng/phút (rpm). Quán áo phải khô hơn khi ra khỏi máy giặt vì người sử dụng không thể chờ có quần áo khô khi phải phơi thêm ngoài trời cả ngày. Ngược lại, ở Italia và Tây Ban Nha thì lượng ánh sáng chiếu hàng năm cao hơn rất nhiều, nên tốc độ quay của máy giặt chỉ khoảng 500 vòng/phút.

Có thể nói, để có thể thành công trong KDQT, các nhà quản lý không thể bỏ qua hay xem nhẹ yếu tố địa lý, trong chừng mực nào đó, hay trong những trường hợp cụ thế thì yếu tố này cũng có tính chất quyết định đối với sự thành công của sản phẩm trên thị trường.

Nhân khẩu học nghiên cứu các vấn đề về dân số và con người như quy mô mật độ, phân bố dân cư, tỷ lệ sinh,… nhân khẩu học tác động nhiều tới hoạt động KDQT bởi vì nó bao gồm con người - trung tâm của hoạt động kinh doanh.

Quy mô và tốc độ tăng dân số phản ánh trực tiếp quy mô nhu cầu tổng quát trong hiện tại và tương lai của thị trường, do đó nó cũng phản ánh sự phát triển hay suy thoái của thị trường. Ví dụ, Việt Nam là quốc gia có dân số khoảng 80 triệu người, tốc độ tăng dân số khoảng 2,4%, cao hơn mức trung bình của thế giới, đây là thị trường tương đối lớn trong hiện tại và cả tương lai, thị trường này đang trên đà phát triển.

Sự thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân cư sẽ dẫn tới tình trạng thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi. Đến lượt nó, những thay đổi này sẽ tác động quan trọng tới cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu về các loại hình hàng hóa.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu, quỵ mô hộ gia đình cũng làm chở các hoạt động KDQT thay đổi thường xuyên, liên tục. Xu thế tách riêng hộ gia đình khi kết hôn thay vì “tứ đại đồng đường” đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới chở các hộ gia đình trẻ, cũng như già… Cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chí có từ Ì đến 2 con tại các nước đang phát triển đã phần nào góp phần trong việc giải phóng phụ nữ, cũng như nâng vị trí của những đứa con trong gia đình… điều này cũng tạo ra những cơ hội mới chở các nhà kinh doanh.

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết chở các nhà sản xuất kinh doanh.

Ngay từ những năm 1960 đã có những lời cảnh bảo vệ tình trạng làm hư hại đến môi trường. Mối quan tâm ngày càng trở nên rõ ràng vì nó đã gây ra sự thiếu hụt nguồn lực xuất phát từ các hoạt động công nghiệp ở các quốc gia. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường ra đời và hoạt động rất tích cực, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc “bảo vệ ngôi nhà xanh khỏi những hiện tượng nhà kính, ô nhiễm không khí, nguồn nước, lỗ thủng tầng ôzôn…

Sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu thô, sự gia tăng chi phí năng lượng đang trở nên gay gắt và ngày càng nghiêm trọng. Xu thế chung đòi hỏi các nhà KDQT phải tập trung sử dụng các nguồn nguyên liệu mới thay thế. Các công ty kinh doanh sản phẩm về nông lâm nghiệp phải dồn nỗ lực và ở các hoạt động kinh doanh đảm bảo duy trì và đổi mới nguồn lực như trồng rừng, chống xói mòn, canh tác, chống quá trình đô thị hóa…

Chất thải công nghiệp, chất thải rắn, chất thải không tái chế được đang là những vấn để nan giải chở các hoạt động KDQT, đặc biệt ở các nước phát triển. Chi phí sản xuất có thể tăng lên nhưng người tiêu dùng sẵn sàng trả giá để có được các sản phẩm an toàn hơn về sinh học và môi trường. Ký hiệu “có thể tái chế sử dụng” trở thành một biểu tượng bắt buộc trên bao bì một số sản phẩm lưu hành trên thị trường. Các quy định về hóa chất sử dụng trong công nghiệp điện lạnh. những quy định của cả chính phủ về an toàn thực phẩm, khói xả ra từ ôtô, tỷ lệ chì trong xăng… đang dần trở thành vấn đề quốc tế. Các nhà KDQT cần đặc biệt chú ý đến vấn để này nếu muốn có sự phát triển bền vững vì sức ép bảo vệ môi trường ngày càng tăng lên và người tiêu dùng càng có ý thức về vấn đề này hơn.

Các nhà KDQT phải phân tích tỷ mở các chính sách kinh tê trước khi ra quyết định lựa chọn một thị trường và địa điểm mới để hoạt động. Nếu các ngân hàng Trung ương không đưa ra các chính sách tiền tệ và tài chính thích hợp sẽ là mầm mống tạo ra lạm phát cao, tăng thâm hụt ngân sách, giảm giá tiền tệ, giảm năng suất lao động và hạn chế quá trình sáng tạo. Những biến động này có thế làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn hơn.

Tiền tệ và việc chuyển đổi tiền tệ là một thách thức chở các công ty quốc tế. Giá trị tiền tệ hay thay đổi làm chở các giám đốc khó dự đoán thu nhập khi chuyển đổi về tiền tệ nước mình. Sự biến động mạnh của giá trị tiền tệ sẽ rất khó xác định giá trị vốn đầu tư và ở các dự án mới. Để bổ sung chở các nguồn lực của chính phủ nước chủ nhà, các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm thông tin về điều kiện kinh tế và tài chính từ các thế chế như WB, IMF, ADB… Các nguồn thông tin khác bao gồm từ những xuất bản phẩm kinh tế và kinh doanh…

Hình ảnh quốc gia biểu thị môi trường kinh doanh của quốc gia đó, nó liên quan mật thiết đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và bất kỳ hoạt động nào khác vì thông thường các sản phẩm được sản xuất ở quốc gia nào phải ghi tên quốc gia đó, như là “sản xuất ở Việt Nam”, “sản xuất ở Nhật Bản”. Đối với các sản phẩm điện tử, chắc chắn người tiêu dùng thích sản phẩm mà “sản xuất ở Nhật Bản” hơn. Các sản phẩm được sản xuất ở các nước phát triển thường được đánh giá cao hơn các sản phẩm được sản xuất ở các nước đang phát triển. Sự so sánh này xuất hiện do tư tưởng của nhiều người khi cho rằng công nhân ở các nước phát triển có trình độ tay nghề cao hơn, hoặc trình độ công nghệ tiên tiến hơn những nước đang phát triển. Mặt khác, hình ảnh quốc gia có thể là tích cực đối với sản phẩm này nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến các sản phẩm khác. Một điều quan trọng mà các nhà KDQT cân phải nhớ rằng hình ảnh quốc gia không cố định mà có thể thay đổi theo thời gian.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/moi-truong-kinh-doanh-quoc-te-a56889.html