Phù Thần Chú Ánh Sáng Cầu Sức Khoẻ

Chiếc vòng vô cùng đặc biệt này được khắc Thần Chú Ánh Sáng 光明真言

bằng tiếng Phạn và tiếng Hàn Quốc của Đức Như Lai Đại Nhật

bằng bột vàng, phía bên trong khi kéo ra có chứa một chuỳ kim cang dọc trên đài sen

Toàn bộ chi tiết được nhà chùa làm tỉ mỉ, phần chữ tiếng Hàn được viết theo lối cổ

nên chỉ có bậc minh sư mới biết ạ (hồi đầu em đọc mãi không ra luôn)

Thần Chú Ánh Sáng 光明真言

Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm.

Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.

Đức Như Lai Đại Nhật tỏa ánh sáng hào quang giống với mặt trời xuống cho nhân loại.

Bất kể người nghèo hay giàu, già hay trẻ, tốt hay xấu, sang hay hèn đều được phổ chiếu một cách bình đẳng.

Đại Nhật Như Lai chính là đại diện cho sự siêu việt của trí tuệ,

toàn năng, toàn tri, ngài xuất hiện để trừng phạt những kẻ ác, đem đến ánh sáng lương thiện cho chúng sinh

Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân.

Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật.Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai.

Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết.

Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là “biến chiếu”.

Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do thiền sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích:

“Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám.Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận,

chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia,

lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế.Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.”

Oṃ Amogha Vairocana Mahāmudrā Maṇipadma Jvāla Pravarttaya Hūṃ

ओं अमोघ वैरोचन महामुद्रा मणि पद्म ज्वाल प्रवर्त्तय हूं

Khi trì tụng thì hành giả phải phát tâm từ bi nhất tâm cầu nguyện cho các chúng sanh đó được thoát khỏi kiếp khổ để được tái sanh trong các cảnh giới lành.

Có 4 mẫu vòng mang 4 mẫu phù hoàn toàn khác nhau:

1. 건강부 (cầu sức khoẻ)

2. 금전부 (cầu tài lộc cá nhân)

3. 삼업부 (dành cho ai đang làm kinh doanh)

4. 합격부 (thi cử, học tập hoặc ai đang mong thăng quan tiến chức)

Chuỳ kim cang Liên Hoa ẩn chứa bên trong phù

Có 4 mẫu vòng, mỗi chiếc mang một ý nghĩa khác nhau, phù được khắc cũng khác nhau ạ

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cau-suc-khoe-a56528.html