Tranh cá chép cực đẹp

Tranh gỗ cá chép - Sự thăng hoa từ vẻ đẹp truyền thống

Tranh cá chép, nguồn gốc, ý nghĩa của nó

Nguồn gốc tranh cá chép

Tranh cá chép trông trăng hay tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh cá chép ngắm trăng, cá chép ăn trăng… là 1 tác phẩm tiêu biểu trong dòng tranh dân gian Hàng Trống. Tranh Hàng Trống là dòng tranh dân gian của Việt Nam chúng ta. Xưa kia, những người làm tranh này trú tại phố Hàng Trống, Hàng Nón mà từ đó người ta gọi kiểu tranh này là tranh Hàng Trống.

Tranh gỗ cá chép

Tranh cá chép dân gian Hàng Trống

Nội dung bức tranh cá chép trông trăng

Tranh cá chép trông trăng được in lên giấy dó từ bản khắc gỗ. Tranh mô tả lại hình ảnh con cá chép béo mập đang quẫy mình đớp ánh trăng in dưới đáy nước. Phía trên mặt nước là mặt trăng rằm sáng tỏ, bên cạnh đó là dòng chữ Hán “Lý Ngư Vọng Nguyệt” tức cá chép ngắm trăng.

Tranh cá chép trông trăng được in bằng các thao tác kĩ thuật thủ công. Màu tô cũng là các chất liệu truyền thống như thuốc nước, mực tàu, vỏ sỏ, nghệ, than…

Ý nghĩa bức tranh cá chép trông trăng

Nếu như các bức tranh dân gian Hàng Trống thường là các loại tranh thờ mang tính tâm linh, tín ngưỡng như tranh ngũ hổ, tranh ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bẩy… hoặc các bức tranh Tết vui tươi thì tranh cá chép trông trăng lại là 1 nét chấm phá độc đáo.

Tranh cá chép trông trăng lý ngư vọng nguyệt là bức tranh độc đáo. Đẹp về hình thức và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, lớp lang về nội dung.

Tranh gỗ cá chép trông trăng - Đẹp về hình thức, ý nghĩa về nội dung

Tranh gỗ cá chép

Tranh gỗ cá chép trông trăng là sự tiếp nối văn hóa của tranh dân gian Lý Ngư Vọng Nguyệt - cá chép trông trăng. Tranh gỗ cá chép trông trăng có 1 hình hài mới, 1 cách thức thể hiện mới, độc đáo, sang trọng, hấp dẫn mang hơi hướm thời đại mà vẫn giữ được hồn cốt của bức tranh cổ truyền thống.

Tranh gỗ cá chép trông trăng vẫn là bức tranh về con cá đớp bóng trăng. Sự mới mẻ nằm ở chất liệu tạo hình. Nếu như tranh dân gian được in trên giấy dó, giấy bồi thì tranh gỗ được điêu khắc trên ván gỗ hiện đại. Chất liệu tạo hình là các loại gỗ quý như gỗ hương đỏ, gỗ hương đá, gỗ gụ…

Ảnh: Tranh gỗ Cá Chép tại Đồ Gỗ Thành Soi

Tranh gỗ cá chép hiện nay chủ yếu là các bức tranh được đục máy vi tính hoặc đục máy 1 phần, sửa tay 1 phần. Các bức tranh gỗ được đục tay hoàn toàn rất hiếm bởi nghệ nhân có kĩ năng này đã mai một dần.

Tranh cá chép trông trăng dân gian là bức độc bình nghĩa là 1 tranh, còn tranh gỗ lý ngư vọng nguyệt cá chép trông trăng được sáng tạo thành 1 đôi. Nhờ đó tranh trở nên hiện đại, dễ treo hơn.

So với tranh lý ngư vọng nguyệt truyền thống thì tranh gỗ cá chép trông trăng mang nhiều ưu điểm hơn: Sang trọng hơn, đẹp sắc nét hơn, bền bỉ hơn, phù hợp với cuộc sống hơn…

Hiện nay, mỗi 1 xưởng sản xuất, 1 làng nghề… lại có những sáng tạo nhất định. Tranh có thể có sự khác biệt đôi chút như bổ sung thêm chữ Phúc, Đức, Tâm, Lộc… bên trên hình ảnh con cá chép, cách đóng khung khác nhau… nhưng nội dung cơ bản của bức tranh truyền thống là vẫn được nâng niu và giữ vững.

Ảnh: Tranh gỗ Cá Chép được gia công bởi các nghệ nhân làng nghề Hải Minh tại Đồ Gỗ Thành Soi

Tranh gỗ cá chép - Sự tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống

Nếu như tranh cá chép trông trăng truyền thống là loại tranh Tết, thông thường chỉ được treo vào dịp Tết đến Xuân về thì tranh gỗ cá chép lại mang nhiều giá trị hơn thế. Tranh cá chép trông trăng Hàng Trống chỉ gồm có 1 bức thì tranh gỗ cá chép trông trăng lại được nghệ nhân sáng tạo thành 1 cặp đối xứng nhau. Nhờ đó, tranh mang ý nghĩa phong thủy tâm linh, thường được treo đối xứng 2 bên ban thờ gia tiên hoặc 2 bên cửa sổ, treo đối xứng với chiếc quạt gỗ tứ linh hoặc tranh gỗ chữ Tâm, chữ Đức…

Tranh gỗ cá chép đục trên gỗ quý sang trọng, có mùi thơm nhẹ, màu nâu đỏ tự nhiên nên bộ tranh là điểm nhấn sang trọng trong nhà. Phù hợp với không gian nội thất của đa số gia đình Việt.

Bộ tranh cũng rất phù hợp để làm quà biếu lãnh đạo, quà mừng tân gia, mừng khai trương…

Cách điêu khắc tranh gỗ lý ngư vọng nguyệt

Cách đục tranh gỗ nói chung và tranh gỗ cá chép trông trăng nói riêng là bí quyết của mỗi làng nghề, mỗi xưởng sản xuất. Về cơ bản, để đục được 1 bức tranh gỗ người ta phải trải qua 1 số bước sau:

Bước thứ nhất: Thiết kế bản vẽ 3D

Các loại tranh gỗ hiện nay hầu như là các bản đục máy vi tính CNC, vì thế cần thiết phải có bản vẽ 3D được thiết kế trên máy tính để máy đục nhận lệnh thực hiện. Việc thiết kế bản vẽ 3D là chuyên môn của các kĩ sư công nghệ, người ta sẽ dựa vào tranh lý ngư vọng nguyệt truyền thống, thêm bớt 1 số chi tiết, xác định kích thước, điều chỉnh độ nông - sâu… Trên mạng cũng có sẵn 1 số thiết kế bản vẽ tranh cá chép trông trăng được chia sẻ miễn phí. Tuy nhiên, các bản vẽ này là bản đơn giản, không mang dấu ấn riêng, phổ thông đại trà nên không được đánh giá cao.

Bước thứ hai: Lựa chọn gỗ

Bước này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm nghề. Người ta sẽ lựa gỗ, tìm được những tấm đẹp nhất, gỗ nạc, nhiều vân, màu sắc đồng đều để làm tranh. Gỗ hương đỏ Nam Phi, gỗ hương đá, gỗ gụ… là các loại gỗ được lựa chọn. Hiện nay, gỗ hương đỏ Nam Phi là nguyên liệu đục tranh phổ biến nhất bởi số lượng dồi dào, giá cả cũng hợp lý. Gỗ gụ rất hiếm, gỗ hương đá thì khó có tấm đủ to đẹp để đục tranh.

Bước thứ ba: Đục máy CNC

Sau khi đã thiết kế bản vẽ 3D và lựa chọn gỗ hợp lý. Người ta sẽ đưa ván gỗ vào máy đục CNC được kết nối với máy tính để máy đục thực hiện công việc. Hiện nay, các máy đục công nghiệp ngày càng hiện đại, 1 máy có thể có cả chục mũi đục, cho năng suất lao động cao, giảm được giá thành sản phẩm.

Bước thứ tư: Sửa lại thủ công

Kết thúc khâu đục máy CNC, bức tranh mới chỉ hoàn thành được 1 nửa. Người thợ sẽ phải sửa lại bằng tay các chi tiết mà máy đục khó có thể làm sắc nét, tinh xảo được. Đặc biệt, các chi tiết nổi hẳn lên, các chi tiết nhỏ, phức tạp cần phải thực hiện thủ công. Điều này đòi hỏi sự tài hoa, công phu của nghệ nhân mới có thể hoàn thiện được. Đây cũng là khâu tốn công nhất trong việc tạo nên 1 bức tranh gỗ.

Bước thứ năm: Tẩy mầu

Sau khi đục CNC và sửa tay, tranh sẽ được tẩy màu. Tẩy màu giúp cho màu của phần gỗ được đều, tẩy sạch được chất nhựa trong gỗ. Nhờ đó tranh giữ được màu bền đẹp, lâu dài không bị thâm đen. Người ta sẽ dùng hóa chất, pha trộn theo các tỷ lệ nhất định để tẩy màu gỗ. Tẩy xong, tranh gỗ sẽ được làm khô tự nhiên sau đó mới đem đi sơn lót, sơn PU…

Bước thứ sáu: Đóng khung, sơn lót và sơn PU

Sau khi tẩy màu, về cơ bản bức tranh đã được hoàn thành. Khâu hoàn thiện cuối cùng là đóng khung, sơn lót và sơn PU. Đóng khung là gắn vào thân tranh 1 lớp khung gỗ để làm bức tranh thêm vuông vức, chắc chắn, sang trọng. Mỗi 1 cơ sở khác nhau sẽ có 1 kiểu khung khác nhau. Sơn lót là phun lên bề mặt gỗ 1 lớp sơn nhẹ không màu, lớp sơn này giúp bảo vệ gỗ khỏi ẩm mốc, giữ được độ bóng mịn cho bề mặt. Sơn PU là sơn lên lớp sơn lót 1 lớp sơn tạo màu, lớp sơn này được pha sao cho cùng màu với màu gỗ tự nhiên, độ dày của lớp sơn là vừa phải để vừa tạo màu, tạo độ bóng mịn mà không che đi vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.

Có khách hàng yêu cầu mạ vàng, thì nghệ nhân sẽ dán lên bề mặt gỗ 1 lá vàng tây cực mỏng. Đem lại vẻ đẹp long lanh sáng mịn cho tác phẩm.

Ảnh: Tranh gỗ Cá Chép được gia công bằng tay tại Đồ Gỗ Thành Soi

Treo tranh gỗ Lý Ngư Vọng Nguyệt

Tranh gỗ cá chép trông trăng nên treo ở đâu?

Đây là bộ tranh tốt lành, đẹp về hình thức, ý nghĩa về nội dung. Tranh không mang ý nghĩa trấn trạch trừ tà, xua ma đuổi quỷ gì nên về cơ bản mọi không gian đều có thể treo được tranh. Điều cơ bản là lựa chọn nơi treo cho phù hợp.

Tranh cá chép mang ý nghĩa tốt lành về phong thủy, gợi đến sự tươi tốt, sinh sôi nảy nở nên phòng thờ gia tiên là vị trí quan trọng để treo tranh. Người ta thường treo tranh đối xứng nhau, ở giữa là bàn thờ gia tiên.

Tranh cũng phù hợp để treo tại phòng khách, văn phòng giao dịch, quầy lễ tân… để cầu mong sự tài lộc thăng tiến.

Tranh cũng nên treo tại phòng học của con trẻ, phòng đọc sách, thư viện… để giúp nâng đỡ ý chí học hành, giúp sự nghiệp, công danh thăng tiến.

Tranh gỗ cá chép trông trăng hợp với tuổi nào?

Đây là bộ tranh nguồn gốc dân gian, không có kiêng kị gì. Bạn có thể thoải mái treo tranh mà không cần quan tâm đến tuổi, đến mệnh của mình. Nếu kĩ tính thì có thể coi tranh cá chép trông trăng mang nội dung về cá và nước thuộc hành Thủy. Nên người mệnh Mộc, mệnh Thủy, mệnh Kim là hợp để treo tranh này.

Hướng treo tranh

Tranh gỗ cá chép trông trăng thuộc hành Thủy. Nên treo tranh về hướng Đông, hướng Tây, tránh treo ở bức tường hướng Nam của căn phòng. Tranh nên được treo đối xứng với nhau. Ở giữa 2 bức tranh có thể là bàn thờ ông bà tổ tiên, cửa sổ, hoặc 1 bức tranh gỗ ý nghĩa khác. Nên treo tranh ở vị trí cao ráo, vừa với tầm mắt nhìn. Phần dưới tranh ít nhất là cách mặt sàn 1,2m, phần trên của tranh nên cách mặt sàn tối thiểu là 2,5m.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/hinh-ve-ca-chep-dep-nhat-a56449.html