Cách làm vải sấy dẻo đảm bảo độ tươi ngon thanh mát cho gia đình

Cách làm vải sấy dẻo tươi ngon, thanh mát luôn được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Có rất nhiều phương pháp để làm món ăn vặt hấp dẫn này. Hãy cùng SASAKI tìm ra phương pháp tối ưu nhất để có món vải sấy dẻo thơm ngon, đảm bảo vệ sinh với bài viết sau đây nhé!

Giá trị kinh tế của vải sấy dẻo

Câu chuyện quả vải ‘’được mùa nhưng mất giá’’ những năm gần đây trở thành nỗi lo của nhiều người trồng vải trên cả nước. Đặc biệt hơn, tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp. Nông sản có nguy cơ ùn ứ rất cao. Bên cạnh việc xuất bán vải và tiêu thụ trong nước. Chúng ta cần thực hiện những phương pháp chế biến sâu, để giải quyết tình trạng dư thừa nông sản, cũng như nâng cao giá trị quả vải.

Việc chế biến vải sấy dẻo là một trong những cách giải quyết hiệu quả. Ngoài việc đáp ứng được nhu cầu sấy vải để đảm bảo những lợi ích của hoa quả sấy thì phương pháp sấy phù hợp cũng mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, cần tìm phương pháp sấy chuyên biệt và mang lại hiệu quả nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu là cực kỳ quan trọng, nếu lựa chọn không kỹ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của vải sau khi sấy!

Cách chọn vải ngon để sấy

Nên tìm mua những quả vừa chín tới, có lớp vỏ căng bóng, sáng hồng đẹp mắt và không bị thâm đen. Đặc biệt, cần kiểm tra phần đầu (vị trí núm của quả vải) để tránh lựa chọn vải bị sâu đầu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau, nhưng để làm vải sấy ngon nhất vẫn phải kể đến giống vải thiều hạt nhỏ, tựa dày với vị ngọt thanh mát, dịu nhẹ.

Vải ngon, rẻ và thích hợp để sấy dẻo nhất là vào đúng mùa (khoảng tháng 5-6 âm lịch). Bạn có thể sấy khô vải với số lượng nhiều và tích trữ dần để thưởng thức trong thời gian dài.

Chọn vải ngon giúp thành phẩm chất lượng, bảo quản được lâu

Tựa vải càng dày và đầy đặn thì sau quá trình sấy, dù lượng nước thoát ra là tương đối lớn nhưng thành phẩm vẫn có độ mềm mọng nhất định mà không quá dai, cứng. Đồng thời, sử dụng nguyên liệu tốt còn giúp hạn chế tình trạng caramel hóa và vi khuẩn lên men làm hỏng vải, nhờ đó kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

cách làm vải sấy dẻo
Vải ngon giúp tạo ra thành phẩm chất lượng, bảo quản lâu

Các cách làm vải sấy dẻo phổ biến

Sau đây là quy trình sơ chế và 3 cách làm vải sấy dẻo phổ biến bạn có thể tham khảo để chế biến sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Đầu tiên, tiến hành sơ chế vải theo trình tự như sau:

Cách làm vải sấy dẻo
Vải cần được sơ chế kỹ trước khi đem sấy/phơi nắng

Cách làm vải sấy dẻo bằng ánh nắng mặt trời

Quy trình:

Bước 1: Đem vải đi phơi nắng

Sau khi sơ chế, trải đều vải trên mẹt hoặc mâm lớn rồi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, phơi khoảng 10 ngày nắng. Thường xuyên kiểm tra và đảo vải liên tục để thành phẩm được khô đều.

Bước 2: Thành phẩm và bảo quản

Vải sau khi phơi nắng có vỏ hơi khô, ngả sang màu nâu vàng, cùi vải co lại và có độ dẻo. Bảo quản vải trong túi zip/hũ kín ở nơi khô thoáng và dùng trong vòng 1-3 tháng.

Cách làm vải sấy dẻo
Vải sau khi phơi nắng có vỏ hơi khô, ngả sang màu nâu vàng, cùi vải co lại và có độ dẻo

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Cách làm vải sấy dẻo bằng nồi chiên không dầu

Quy trình:

Bước 1: Xếp vải và làm nóng nồi chiên không dầu

Khác với hình thức phơi nắng, vải sau khi sơ chế cần được tách bỏ vỏ và hạt, chỉ giữ lại phần cùi vải. Làm nóng nồi chiên không dầu ở mức nhiệt 180 độ C trong 5 phút rồi mới cho vải vào.

Bước 2: Sấy vải

Bước 3: Thành phẩm và bảo quản

Vải sấy dẻo bằng nồi chiên không dầu giữ được độ ẩm từ 25-30% với màu nâu đặc trưng, vị ngọt đậm đà. Chờ vải nguội hẳn rồi mới đem vải đi đóng gói để tránh hồi ẩm. Bảo quản và sử dụng vải trong khoảng 6 tháng ở nhiệt độ lạnh.

Cách làm vải sấy dẻo
Vải sấy dẻo bằng nồi chiên không dầu giữ được độ ẩm từ 25-30% với màu nâu đặc trưng

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Cách làm vải sấy dẻo bằng máy sấy lạnh SASAKI

Khắc phục những nhược điểm của hai hình thức phơi sấy trên, dòng máy sấy lạnh hoa quả đến từ SASAKI được ra mắt với nhiều ưu điểm vượt trội và là giải pháp công nghệ uy tín của nhiều doanh nghiệp hiện nay!

Quy trình sấy dẻo vải bằng phương pháp sấy lạnh

Bước 1: Lên khay

Trải đều vải đã sơ chế lên khay sấy (có thể để nguyên quả hoặc bóc vỏ tùy nhu cầu). Lưu ý không xếp vải chồng lên nhau hoặc quá dày, bởi điều này có thể khiến vải khô không đều hoặc dính khi thu hoạch.

Bước 2: Cài đặt nhiệt độ và tiến hành sấy vải

Tùy chỉnh các thông số của máy sấy lạnh tùy thuộc vào khối lượng nguyên liệu đầu vào. Đối với sấy lạnh, tức sấy ở nhiệt độ thấp, vải sẽ được làm khô hoàn hảo nhất ở mức nhiệt 30-50 độ C.

Máy sấy lạnh SASAKI cho phép sấy dẻo lên đến 3000kg nguyên liệu tươi/mẻ sấy với thời gian 30-35 tiếng.

Bước 3: Thành phẩm và bảo quản

Cách làm vải sấy dẻo bằng máy sấy lạnh SASAKI cho thành phẩm có độ ẩm tối ưu 9-15% mà vẫn không bị cứng bề mặt, màu sắc bắt mắt, đồng thời giữ được vị ngọt tự nhiên, mùi thơm hấp dẫn như vải tươi.

Chờ vải nguội rồi tiến hành đóng gói. Vải sấy lạnh có thời gian bảo quản dài, khoảng 1 năm ở nhiệt độ phòng.

Cách làm vải sấy dẻo
Cách làm vải sấy dẻo bằng máy sấy lạnh SASAKI cho thành phẩm có độ ẩm tối ưu 9-15%

Ưu điểm:

Nhờ tích hợp công nghệ 3 trong 1 bao gồm: sấy lạnh-sấy bơm nhiệt và kho lạnh cùng với nguyên tắc hoạt động dựa trên chu trình hoàn toàn khép kín. Nhờ đó vải được rút ẩm từ sâu bên trong, hương vị và chất dinh dưỡng gần như nằm hoàn toàn trong buồng sấy, cho ra thành phẩm có chất lượng vượt trội về cả màu sắc lẫn mùi vị.

Hệ thống cân bằng nhiệt với khả năng tái tạo năng lượng hiệu quả giúp máy sấy lạnh SASAKI tiết kiệm điện năng đến 83% so với sấy nhiệt thông thường và 43% so với hình thức sấy bơm nhiệt.

Cụ thể, dòng máy HPTSASAKI010 (công suất 100kg vải tươi/mẻ sấy) có mức tiêu thụ điện tối đa chỉ khoảng 1.1Kwh, tương đương năng lượng tiêu hao của 1 chiếc nồi cơm điện.

Công nghệ sấy 3 trong 1 đến từ SASAKI được nghiên cứu và chứng minh là rút ngắn đến 50% thời gian sấy so với nhiều phương pháp truyền thống. Thêm vào đó, máy được lập trình sẵn hệ thống gồm 1000 chương trình sấy khác nhau, cho phép tự động hóa hoàn toàn các bước sấy, giải phóng tối đa sức lao động của con người.

Xuyên suốt thời gian làm khô, vải được bảo vệ bởi hệ thống đèn UV diệt khuẩn. Cùng với đó là toàn bộ khay sấy đều có thành phần từ nhựa chịu nhiệt/INOX 304 chống bám dính tuyệt đối. Những yếu tố trên giữ cho vải sau sấy luôn an toàn, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.

Quá trình sấy không lấy và thải khí ra ngoài nên hoàn toàn thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển xanh-bền vững trong bối cảnh hiện nay.

Xem thêm: Tại sao lò sấy vải SASAKI luôn được các nhà máy chế biến tin dùng?

Nhược điểm:

Điểm hạn chế của công nghệ sấy lạnh SASAKI là chi phí đầu tư cho thiết bị cao hơn so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, so với nhiều lợi ích mang lại, các sản phẩm máy sấy lạnh SASAKI vẫn được nhiều cơ sở chế biến vải sấy nói chung và chế biến nông, lâm, thủy sản nói chung lựa chọn.

Tính đến thời điểm hiện tại, SASAKI đã và đang cung ứng ra thị trường các dòng máy sấy lạnh với công suất trung bình từ 100-3000kg/mẻ sấy, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin bên dưới:

Thiết bị Công suất Thông số kỹ thuật Ứng dụng HPTSASAKI 010 100kg/mẻ sấy - Điện năng tiêu thụ: 1.1 Kwh

- Số lượng khay sấy: 18

- Dải nhiệt sấy: 10-80 độ C

Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ như hộ gia đình, hợp tác xã, cơ sở chế biến muốn nghiên cứu và phát triển sản phẩm. HPTSASAKI 020 200kg/mẻ sấy - Điện năng tiêu thụ: 2.2 Kwh

- Số lượng khay sấy: 36

- Dải nhiệt sấy: 10-80 độ C

HPTSASAKI 0805 500kg/mẻ sấy - Điện năng tiêu thụ: 6.5 Kwh

- Số lượng khay sấy: 176

- Dải nhiệt sấy: 10-80 độ C

Đáp ứng nhu cầu sấy trung bình, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô trên thị trường. HPTSASAKI 0810 1000kg/mẻ sấy - Điện năng tiêu thụ: 10.3 Kwh

- Số lượng khay sấy: 396

- Dải nhiệt sấy: 10-80 độ C

HPTSASAKI 0815 1500kg/mẻ sấy - Điện năng tiêu thụ: 11.3 Kwh

- Số lượng khay sấy: 572

- Dải nhiệt sấy: 10-80 độ C

Là giải pháp công nghệ hàng dầu dành cho những mô hình sản xuất lớn và rất lớn với nhu cầu sấy số lượng nhiều, mong muốn nâng tầm giá trị sản phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. HPTSASAKI 0825 3000kg/mẻ sấy - Điện năng tiêu thụ: 19 Kwh

- Số lượng khay sấy: 1100

- Dải nhiệt sấy: 10-80 độ C

Ứng dụng sấy lạnh SASAKI trong chế biến vải sau thu hoạch tại Bắc Giang

Tháng 4/2022, SASAKI ra mắt chuỗi liên kết chế biến vải với hợp tác xã Lục Ngạn nhằm giải quyết khâu đầu ra cho bà con trồng vải tại đây.

Bắc Giang nổi tiếng là vùng nguyên liệu cung ứng vải phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, nỗi lo được mùa mất giá khiến không ít người dân băn khoăn và chưa có hướng giải quyết.

Trước thực trạng đó, với mong muốn nâng tầm giá trị quả vải cũng như kéo dài thời gian bảo quản lâu hơn, SASAKI đã cùng với công ty nông sản hữu cơ Kim Hằng và 20 hợp tác xã trên địa bàn huyện, ra mắt chuỗi liên kết phát triển vải xuất khẩu sử dụng máy sấy lạnh công nghệ hàng đầu từ Nhật Bản. Sự hợp tác này đánh dấu một bước ngoặt mới trong hoạt động sản xuất, chế biến vải tại Bắc Giang. Không chỉ góp phần lan truyền hình ảnh quả vải đặc sản nước ta trên trường quốc tế, mà còn mở ra cơ hội giúp người nông dân có đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập.

Cách làm vải sấy dẻo
SASAKI đã cùng với công ty nông sản hữu cơ Kim Hằng và 20 hợp tác xã trên địa bàn huyện

Tổng kết lại, mỗi hình thức sấy đều sẽ cho ra thành phẩm với chất lượng/số lượng khác nhau. Trong đó, sấy lạnh SASAKI là giải pháp tối ưu cho những mô hình sản xuất và chế biến vải sấy dẻo chuyên nghiệp, nhằm cung ứng ra thị trường thành phẩm với số lượng lớn cùng chất lượng vượt trội.

Trên đây là những chia sẻ về 3 cách làm vải sấy dẻo phổ biến hiện nay để bạn đọc có thể tham khảo và tìm ra phương pháp sấy tối ưu, cho thành phẩm vải thơm ngon hấp dẫn nhất.

Để được nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí về công nghệ và thiết bị sấy lạnh SASAKI, liên hệ trực tiếp số hotline: 0968 723 079!

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cach-lam-vai-say-a56156.html