Người có tính cách hướng ngoại nên chọn ngành nghề gì?

Người hướng ngoại nên làm công việc thích hợp cho bản thân?

Những người có tính cách hướng nội hoàn toàn được gọi là introvert. Người hướng ngoại là extrovert hay là người trung lập, tức là vừa hướng nội vừa hướng ngoại là ambivert.

Những người hướng ngoại là người có xu hướng thích thú khi tương tác, giao tiếp với con người. Họ có tính cách cởi mở, nhiệt tình, thích giao lưu và quyết đoán. Họ không muốn bị gò bó trong văn phòng, bàn giấy hay khuôn phép quá nhiều. Dưới đây là một số nghề nghiệp gợi ý cho người hướng ngoại:

1. Chuyên viên nhân sự

Công việc trong phòng nhân sự đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với nhiều người tính cách khác nhau. Với các ứng viên và giải quyết những nhu cầu hàng ngày của đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, chuyên viên nhân sự còn có cơ hội tìm hiểu sâu về công việc và con người từ nhiều phòng ban khác như tài chính, marketing…

2. Nhân viên bán hàng

Vị trí liên quan tới bán hàng là sự phù hợp hoàn hảo với người có tính cách sôi nổi, hoạt bát, thích sự tương tác liên tục. Khả năng giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng thăng tiến và thành công trong công việc này.

nhan-vien-ban-hang

3. Diễn viên

Diễn viên là một nghề đầy mạo hiểm và thách thức. Bạn sẽ cơ hội hóa thân thành những con người khác nhau. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của công việc này rất cao và bạn cần phải có đủ tài năng, năng lượng, lòng nhiệt huyết và làm việc chăm chỉ.

4. Cố vấn tài tính

Kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố bắt buộc với công việc này. Ngoài ra, bạn còn cần khả năng phân tích, tầm nhìn xa, phòng trừ rủi ro cùng với sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực.

5. Cán bộ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục làm việc với các chính sách, nhân viên. Thậm chí, cả những vấn đề về cách ứng xử của học sinh sinh viên. Họ phải biết cách giao tiếp với các bậc phụ huynh, nhân viên và các thành viên khác trong cộng đồng địa phương.

6. Chuyên viên quan hệ công chúng ( PR )

Trả lời những yêu cầu của giới truyền thông hay làm các chiến dịch quảng cáo đòi hỏi nhân viên PR phải là người hướng ngoại. Họ dễ dàng xây dựng mối quan hệ lâu dài cần thiết cho công việc và tràn đầy hứng khởi khi làm việc với mọi người.

7. Chuyên gia vật lý trị liệu

Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nhìn thấy kết quả trực tiếp từ công việc. Đó có thể là sự lựa chọn của những người hướng ngoại. Trong quá trình chữa cho bệnh nhân, họ sẽ có thêm khả năng kiên nhẫn và biết cách đối phó với căng thẳng và thất bại.

8. Hướng dẫn viên du lịch

Một công việc đòi hỏi bạn phải biết nhiều, hiểu rộng về văn hóa và tâm lý con người. Đặc biệt là, luôn tự tin trong giao tiếp, làm hài lòng những vị khách khó tính; biết cách quản lý con người, tổ chức, sắp xếp “nơi ăn chốn ở” cho du khách.

9. Giáo viên

Hãy xem thầy cô giáo hiện tại của bạn có phải là người hướng ngoại theo những đặc điểm miêu tả bên trên? Hẳn nhiên rồi, giáo viên là những người dạy kiến thức; tiếp xúc cùng học sinh và truyền lửa cho các em trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Giáo viên luôn sẵn sàng dành thời gian để nói chuyện chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Vì thế, trở thành giáo viên cũng là lựa chọn tốt cho người hướng ngoại.

10. MC/ Phát thanh viên/ Phóng viên tin tức Các phóng viên mảng tin tức đòi hỏi phải có khả năng trình bày. Ít nhất là có thể giới thiệu, truyền đạt thông tin, lên hình hay vào vai phóng viên hiện trường… Những người này cần phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời để thu hút công chúng quan tâm đến vấn đề của họ.

11. Chuyên gia tâm lý

Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục là đặc trưng của nghề này. Bạn phải biết cách khơi gợi, đồng cảm, thấu hiểu để giải quyết vấn đề. Từ đó giúp thân chủ không còn áp lực và tìm ra một con đường mới cho hoàn cảnh khó khăn hiện tại.

12. Luật sư

Đây là công việc đòi hỏi phải có khả năng thuyết phục, phân tích vấn đề tốt và đặc biệt là tiếp xúc với mọi người một cách khéo léo để tìm hiểu, giải quyết thông tin và vấn về nhanh gọn hợp tình hợp lý nhất.

13. Tổ chức sự kiện

Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất: óc tổ chức; năng động; kiên nhẫn; khả năng thiết lập mối quan hệ tốt; làm việc theo nhóm; có sức khỏe và niềm đam mê. Người tổ chức event không chỉ lên chi tiết chương trình… mà còn liên hệ với các khách mời để nắm thông tin chính xác.

14. Huấn luyện viên

Những người làm huấn luyện viên thường có tính cách hướng ngoại. Với khả năng giao tiếp xuất sắc; kỹ năng thúc đẩy mọi người và nhạy cảm với nhu cầu của người khác. Chúng giúp các huấn luyện viên trò chuyện, định hướng cho học viên tốt hơn để đạt thành tích cao.

15. Tiếp viên hàng không Đây là nghề không những đòi hỏi sự giao tiếp khéo léo mà còn nắm bắt được tâm lý khách hàng.Vì thế, khả năng giao tiếp tốt và ứng xử tình huống nhạy bén là những tố chất cần thiết của một tiếp viên hàng không chuyên nghiệp.

nghe-tiep-vien-hang-khong

16. Môi giới chứng khoán/ bất động sản

Nghề môi giới chứng khoán (hay còn gọi là Broker) là nghề tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực cổ phiếu hoặc tài chính.

Là một trong những ngành nghề đặc thù, môi giới chứng khoán đòi hỏi trình độ cao; có khả năng phân tích tài chính; thu thập; dự đoán thông tin chứng khoán nhanh. Từ đó tư vấn cho khách hàng đầu tư với xác suất thành công cao nhất.

17. IT

Đừng nghĩ công việc IT thật buồn tẻ và chỉ làm bạn với máy tính. Những người làm trong ngành IT nói chung, dù làm sản phẩm hay dịch vụ; tất cả đều phải hướng đến mong muốn của khách hàng. Do đó, giao tiếp là kỹ năng cần thiết cho công việc của bạn.

18. Nha sĩ

Nghe có vẻ nghề nha sĩ không liên quan gì đến việc nói ít hay nhiều. Tuy nhiên, thực tế, các bệnh nhân thường cảm thấy tự tin hơn với các nha sĩ có khả năng giao tiếp tốt. Điều này giúp họ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc và lòng từ bi của người thầy thuốc.

Kỹ năng giao tiếp tốt là hữu ích cho sự thành công trong các công việc mang tính cá nhân.

19. Y tá Kỹ năng giao tiếp là cực kỳ quan trọng trong công tác điều dưỡng. Không chỉ với bệnh nhân mà với tất cả các thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe.

Thất bại trong việc giao tiếp với bệnh nhân ngay lập tức sẽ phá hủy mối quan hệ tinh tế giữa mọi ngườ. Cũng như làm mất uy tín của bệnh viện. Bởi một khi bệnh nhân không tin tưởng vào các y tá, họ cũng dẫn mất lòng tin vào bệnh viện.

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường Đại học FPT đủ điều kiện xét tuyển nếu đạt một trong các tiêu chí sau:

1. Thuộc diện được tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT

2. Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm)

3. Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc

4. Đã tốt nghiệp Đại học

Tổng hợp

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/nguoi-huong-ngoai-nen-hoc-nganh-gi-a55565.html