Món chè cốm
Nếu bạn muốn kết hợp với các loại nguyên liệu khác như: đậu xanh, hạt sen, đậu đen, khoai môn, khoai lang thì xem hướng dẫn ở phần Mẹo và lưu ý dưới cuối bài viết nhé.
Cốm mua về rửa qua cho cốm ngấm nước hoặc ngâm khoảng 2,3 phút, vớt ra để ráo. Cốm khá dễ mềm nên không nên ngâm lâu, khi nấu chè sẽ bị nát.
Lá nếp rửa sạch, buộc gọn lại.
Bột sắn dây hòa tan trong 1 bát nước lọc.
Đun sôi 1 nồi nước với lượng nước bạn áng chừng tùy theo sở thích ăn loãng hay ăn đặc. Nước sôi thì cho lá nếp vào đun từ 2-5 phút rồi vớt lá nếp ra. Lá nếp đun lâu dễ bị đắng. Tiếp đó đổ nước sắn dây vào nồi, khuấy đều để không bị vón cục.
Khi thấy sắn nồi nước chuyển sang màu trong là sắn dây đã chín thì thả cốm vào quấy đều 2-3 phút rồi tắt bếp. Múc chè cốm ra bát, rưới nước cốt dừa bán sẵn (hoặc dừa cùi nạo sợi) lên trên và thưởng thức.
Món chè cốm thơm dẻo
Một số nguyên liệu khác thường được dùng khi nấu chè cốm:
Chè cốm đậu xanh
Món chè cốm đậu xanh
Khi sử dụng thêm đậu xanh bạn cần ngâm đậu xanh 2 tiếng với nước thường hoặc 30 phút với nước nóng. Nấu đậu xanh cho chín mềm rồi thêm kết hợp với bột sắn dây như công thức bên trên.
Chè cốm hạt sen
Chè cốm hạt sen
Hạt sen tươi hay hạt sen khô đều được. Nhớ tách bỏ tâm sen để chè không bị đắng. Giống với đậu xanh, bạn nấu hạt sen chín rồi kết hợp với bột sắn dây như bình thường. Lưu ý: không cần quá nhiều hạt sen để món chè được rõ hương vị của cốm và sắn dây.
Chè cốm khoai lang
Chè cốm khoai môn
Khoai lang và khoai môn nhanh chín nên bạn chỉ cần rửa sạch, luộc hoặc hấp chín sau đó bóc vỏ rồi dùng thìa tán nhuyễn. Trộn thêm chút đường nếu khoai không được ngọt. Nấu chè cốm như bình thường rồi kết hợp lại và thưởng thức.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cach-nau-che-com-hat-sen-cot-dua-a53542.html