Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật là mô bản thiết kế chi tiết, nó là bước tiếp theo sau khi các kiến trúc sư đã có thiết kế cơ sở. Nó giúp cho người đọc biết được công trình có những chi tiết như thế nào, đồng thời biết được chi tiết các vật liệu sẽ sử dụng đối với từng chi tiết khác nhau.

>>> Phong cách kiến trúc hiện đại

>>> Mẫu bảng dự toán xây dựng nhà ở

>>> Những mẫu thiết kế Biệt Thự đẹp

Thiết kế kỹ thuật là gì?

Theo như Luật xây dựng Việt Nam được ban hành vào năm 2014, định nghĩa thiết kế kỹ thuật như sau:

“Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công”.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi xây nhà.

Thiết kế kỹ thuật là bản vẽ có quy mô và lộ trình ngay từ đầu nhưng không đến mức quá chi tiết. Đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm, sự nghiên cứu chuyên sâu và khả năng lên kế hoạch. Bản hồ sơ thiết kế kỹ thuật có thể cần thiết với bất kỳ giai đoạn nào của quá trình làm việc khi chủ đầu tư cần đến.

Chức năng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

Thông thường một bảng vẽ hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm các chức năng sau đây:

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?

Nội dung thiết kế kỹ thuật gồm 3 phần: Phần thuyết minh, phần bản vẽ và phần tổng dự toán. Ta cùng tìm hiểu từng phần dưới đây:

  1. Phần thuyết minh về hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì?

Thuyết minh về kinh tế kỹ thuật:

Thuyết minh về công nghệ:

Kiến Trúc Hoàng Gia- đẹp trường tồn

Thuyết minh về kiến trúc xây dựng:

2. Phần bản vẽ.

- Hiện trạng của mặt bằng và vị trí trên bản đồ.

- Mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình.

- Bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật bên trong nhà như san nền, thoát nước. Và bên ngoài ngôi nhà như đường, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, …

- Công nghệ và vị trí các thiết bị chính sẽ được sử dụng.

- Mặt bằng, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc chính, mặt đứng.

- Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: nền, móng, cột, dầm, sàn…

- Phối cảnh của công trình.

- Hạng mục san vườ: hàng rào, cây xanh, lối đi….

- Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.

- Mô hình của công trình ghồm toàn bộ hoăc chỉ từng phần.

- Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình. Gồm: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, …

- Thoát nạn và biện pháp an toàn cho công trình như cháy nổ…

3. Phần tổng dự toán.

Tổng dự toán xây dựng công trình là tất cả những chi phí mà các chủ đầu tư cần chi để thực hiện công trình đó, tổng dự toán phải thấp hơn mức đầu tư đã duyệt.

Dựa vào theo khối lượng thiết kế cơ sở với khối lượng khác được dự tính cùng với giá thị trường. Căn cứ theo suất đầu tư và giá chuẩn của công trình tương tự.

Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.

Kiến Trúc Hoàng Gia - đẹp trường tồn

Các quy định về hồ sơ thiết kế kỹ thuật

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ được được in thành 4 bộ cỡ giấy A3 gồm 1 bộ gốc và 3 bản sao. Có đóng dấu của công ty và chữ ký của các thành viên tham gia thiết kế và chữ ký phê duyệt của chủ đầu tư, Chủ đầu tư sẽ giữ 01 bộ gốc và 01 bộ photo.

- Bên thiết kế phải chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế trước pháp luật. Chủ đầu tư bảo quản hồ sơ gốc, mọi chỉnh sửa phải được bên thiết kế đồng ý và ký vào hồ sơ gốc.

- Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước những thay đổi thiết kế tự ý, nếu không có sự đồng ý của đơn vị thiết kế. Mỗi khi có những thay đổi, hoặc phát sinh từ phía CĐT, bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật cũ sẽ được thu lại hoặc hủy với sự đồng ý của hai bên trước khi xuất hồ sơ mới

- Thời gian hai bên thống nhất trao đổi phương án sẽ không được tính vào tiến độ hợp đồng, tiến độ chỉ đuợc tính bằng tổng số ngày triển khai thực tế.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/ho-so-ky-thuat-gom-a53519.html