Ngày nay, các công nghệ hiện đại đang có sự phát triển bùng nổ. Khoa học, Công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống ở rất nhiều lĩnh vực. Ngành Khoa học máy tính hứa hẹn sẽ trở thành một ngành học vô cùng “hot” trong tương lai. Để giải đáp các câu hỏi như: Ngành Khoa học máy tính là gì? Học xong ra trường sẽ làm gì? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Khoa học máy tính tại UIT nhé!

1. Ngành Khoa học máy tính là gì?

Mã ngành: 7480101

Ngành Khoa học máy tính (Computer Science) là một ngành học nghiên cứu và đào tạo về máy tính và các hệ thống tính toán, cách hoạt động và quy trình của máy tính để nhằm cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các công nghệ mới, các thuật toán giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này, người học có thể xây dựng được các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…

Ngành Khoa học máy tính thường bị nhầm lẫn là giống với ngành Công nghệ thông tin. Thực tế là ngành Công nghệ thông tin là một ngành rộng, bao hàm cả ngành Khoa học máy tính. Về cơ bản, bạn có thể phân biệt hai ngành này như sau:

2. Học ngành Khoa học máy tính tại UIT như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Khoa học máy tính tại UIT là 3.5 năm (bao gồm 7 học kỳ chính thức).

Ngành Khoa học máy tính của UIT có nhiệm vụ đào tạo về 3 chuyên ngành sau: (1) Công nghệ tri thức và Máy học, (2) Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, (3) Thị giác máy tính và Đa phương tiện. Sinh viên có thể lựa chọn tốt nghiệp theo ngành Khoa học máy tính hoặc theo một trong ba chuyên ngành hẹp này.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành được chia làm 2 trường hợp sau:

Trường hợp sinh viên tốt nghiệp theo ngành Khoa học máy tính: Khối lượng kiến thức đào tạo tối thiểu là 129 tín chỉ, trong đó: Kiến thức giáo dục đại cương là 48 tín chỉ, Kiến thức cơ sở nhóm ngành là 25 tín chỉ, Kiến thức cơ sở ngành Khoa học máy tính là 20 tín chỉ, Kiến thức chuyên ngành bắt buộc là tối thiểu 8 tín chỉ, Kiến thức tự chọn tự do là tối thiểu 10 tín chỉ, và Kiến thức tốt nghiệp là tối thiểu 10 tín chỉ.

Trường hợp sinh viên tốt nghiệp theo chuyên ngành hẹp: Khối lượng kiến thức đào tạo tối thiểu là 129 tín chỉ, trong đó: Kiến thức giáo dục đại cương là 48 tín chỉ, Kiến thức cơ sở nhóm ngành là 25 tín chỉ, Kiến thức cơ sở ngành Khoa học máy tính là 20 tín chỉ, Kiến thức bắt buộc theo chuyên ngành xét tốt nghiệp là tối thiểu 8 tín chỉ, Kiến thức tự chọn theo chuyên ngành xét tốt nghiệp là 8 tín chỉ, Kiến thức tự chọn tự do là tối thiểu 10 tín chỉ, và Kiến thức tốt nghiệp là tối thiểu 10 tín chỉ.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Khoa học máy tính tại UIT trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của UIT

Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, tại UIT còn có chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính chất lượng cao và chương trình tài năng với nhiều lợi thế hơn cho sinh viên.

Cụ thể, đối với chương trình đào tạo chất lượng cao, số lượng sinh viên mỗi lớp học hạn chế trong khoảng 30-40 sinh viên. Do đó, giảng viên có thể truyền đạt kiến thức và quản lý đến từng sinh viên để nâng cao chất lượng đào tạo. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ cao hơn của chương trình đào tạo đại trà về năng lực chuyên môn; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực ngoại ngữ; năng lực chủ trì, dẫn dắt và làm việc nhóm.

Đối với chương trình đào tạo tài năng, nhà trường sẽ tuyển chọn và tạo điều kiện phát triển cho các sinh viên giỏi, có năng khiếu về khoa học máy tính nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, sinh viên hệ Cử nhân Tài năng còn có cơ hội tham gia các chương trình hợp tác đào tạo với các giáo sư nước ngoài và sớm đi vào nghiên cứu khoa học.

3. Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính của UIT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Khoa học máy tính sau khi tốt nghiệp UIT

Hiện nay, không khó để thấy được công nghệ máy tính ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Bạn có thể thấy khoa học máy tính đã và đang đáp ứng các nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, như các công ty, tổ chức tài chính, tư vấn quản lý, phần mềm, truyền thông, kho dữ liệu, các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện… Chính vì vậy mà cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính cũng rất đa dạng, bao gồm:

Ngoài ra, đối với các sinh viên tốt nghiệp theo chuyên ngành hẹp, có thể lựa chọn các vị trí công việc như:

Đối với các bạn tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ tri thức và máy học: Làm lập trình viên tại các công ty, doanh nghiệp về công nghệ thông tin; làm chuyên viên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mang tính thông minh, các công nghệ tri thức; làm cán bộ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu, các công ty công nghệ,…

Đối với các bạn tốt nghiệp chuyên ngành Thị giác máy tính và đa phương tiện: Làm lập trình đồ họa game; làm chuyên viên xử lý hình ảnh, video, thực tại ảo; làm cán bộ ở các trường đại học, cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu,…

Đối với các bạn tốt nghiệp chuyên ngành Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Làm chuyên viên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên như: từ điển, trợ lý ảo, dịch tự động,… ; hoặc làm cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,…

Vậy là bài viết “Review ngành Khoa học máy tính trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học xu hướng trong tương lai!” đã chia sẻ các thông tin hữu ích về ngành Khoa học máy tính giúp các bạn có thể tham khảo và có cơ sở để định hướng nghề nghiệp chính xác. Hi vọng các bạn có thể có lựa chọn đúng ngành nghề và có một tương lai rộng mở.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/khoa-hoc-may-tinh-hoc-gi-a53148.html