Bệnh giun đũa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa

Bệnh giun đũa xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém, dùng phân tươi bón cây. Người bệnh dễ suy dinh dưỡng, đau bụng, buồn nôn, tắc ruột… Bệnh giun đũa là gì, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa giun đũa ra sao để phòng ngừa an toàn nhất?

bệnh giun đũa

Giun đũa là gì?

Giun đũa Ascaris lumbricoides là loại ký sinh trùng đường ruột, gây bệnh phổ biến nhất trong các loài ký sinh ở người. Con người mắc bệnh do sử dụng thức ăn, nguồn nước chứa trứng giun đũa, nhất là khu vực không có nhà vệ sinh hiện đại. Người bị bệnh thường không có triệu chứng nhưng khi ruột chứa nhiều giun đũa có thể gặp các vấn đề ở phổi, ruột… (1)

Bệnh giun đũa là gì?

Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm trùng, giun ký sinh trong cơ thể người từ giai đoạn ấu trùng đến khi trưởng thành. Giun trưởng thành có thể dài hơn 30cm. Bệnh giun đũa gặp nhiều ở trẻ em ở các vùng nhiệt đới, khí hậu ẩm ướt, vệ sinh kém, thiếu nhà vệ sinh… Dù bệnh phổ biến toàn cầu nhưng người mắc bệnh nhẹ thường không có triệu chứng, còn người bệnh nặng có thể gặp biến chứng nghiêm trọng. (2)

Triệu chứng của bệnh giun đũa

Thông thường, người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mơ hồ nếu chỉ bị nhiễm trùng nhẹ. Nhưng ở một số trường hợp, nhiễm trùng nặng, ký sinh trùng giun đũa tấn vào phổi và ruột rất nguy hiểm.

triệu chứng bệnh giun đũa

Giai đoạn phát triển bệnh giun đũa như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa

Người bệnh giun đũa do nuốt phải trứng giun đũa dính vào thức ăn, nước uống, đặc biệt là rau sống bị bón phân tươi nhưng không được rửa sạch dưới vòi nước. (3)

Ngoài ra, nhiều người, nhất là trẻ em khi chơi đùa trên đất, ruộng vườn có trứng giun đũa rồi bỏ tay vào miệng. Trứng giun đũa có thể tồn tại trong đất đến vài năm, trong khi mỗi con giun cái có thể đẻ tới 200.000 trứng mỗi ngày.

Các đường lây truyền của giun đũa

Giun đũa có lây không?

Không! Bệnh giun đũa không lây trực tiếp từ người sang người. Ước tính có khoảng 807 triệu - 1,2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm Ascaris lumbricoides (đôi khi chỉ được gọi là giun đũa hoặc giun đũa). Người nhiễm giun đũa do tiếp xúc với đất có lẫn phân người hay động vật có chứa trứng giun đũa hoặc nguồn nước, thực phẩm nhiễm nguồn bệnh.

vòng đời giun đũa

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh giun đũa

Biến chứng bệnh giun đũa

Giun đũa trưởng thành di chuyển bất thường trong cơ thể sẽ gây tổn thương cho các cơ quan mà chúng đi qua như: viêm ruột thừa, viêm tụy cấp do giun chui vào ống Wirsung, chui vào ống mật chủ gây tắc mật, viêm túi mật, tạo sỏi mật, giun chui lên gan gây áp xe gan.

Giun đũa còn gây tắc ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, tiết ra độc tố làm co giật, động kinh, viêm màng não…

Phương thức chẩn đoán bệnh giun đũa

Trong thời gian giai đoạn ấu trùng, nếu người bệnh mới nhiễm giun đũa lần đầu tiên hoặc đã tẩy sạch giun trước đó thì xét nghiệm phân cũng không tìm thấy trứng giun được. Thay vào đó, người bệnh có thể được chụp X-quang bụng có cho uống thuốc cản quang, giun hấp thu chất cản quang sẽ cho hình ảnh của giun trên phim.

Hiện nay, với sự phát triển của các kỹ thuật xét nghiệm, có thể xác định nhiễm giun đũa bằng kỹ thuật miễn dịch với các kháng thể IgM và IgG.

chẩn đoán bệnh giun đũa

Phương pháp điều trị bệnh giun đũa

Hiện thuốc điều trị giun đũa có hiệu quả cao và thuận tiện cho người bệnh nhiều hơn, không cần nhịn ăn, không lệ thuộc vào giờ giấc, thuốc uống thường liều duy nhất, lượng thuốc ít…

Biện pháp phòng ngừa bệnh giun đũa

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TP.HCM đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, được đầu tư đồng bộ các loại máy móc hiện đại với công nghệ tiên tiến từ các nước Âu-Mỹ. Nhờ đó, Trung tâm Xét nghiệm sớm trả kết quả, đảm bảo chính xác, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán kịp thời, điều trị hiệu quả.

Giun đũa Ascaris lumbricoides là loại ký sinh trùng phổ biến trên toàn thế giới nhưng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển, vùng khí hậu nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi. Bên cạnh việc phòng bệnh giun đũa bằng cách ăn chín, uống sôi, cha mẹ nên cho trẻ tầm soát, khám bệnh… nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm giun đũa.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/giun-dua-loai-cac-chat-thai-qua-a52912.html