Nam Á nằm ở phía nam của châu Á, nơi đây có nhiều cảnh quan như sơn nguyên, núi cao, đồng bằng rộng lớn. Điều này tác động nhiều đến kiểu khí hậu ở nơi đây. Vậy Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới gió mùa
B. Cận nhiệt đới gió mùa
C. Ôn đới lục địa
D. Ôn đới hải dương
Đáp án đúng là đáp án A: Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nam Á nằm ở phía Nam châu Á (40B đến 380B) tiếp giáp với biển A - rap, vịnh Ben - gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Phía Bắc Nam Á là dãy núi Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài 2.600 km. Rộng 320 - 400 khuyến mại. Đây là hệ thống núi cao và đồ sộ nhất thế giới, dãy núi Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu giữa khu vực Trung Á và Nam Á.
Phía Nam của Nam Á là Sơn Nguyên Đê Can với hai rìa được nâng cao thành hai dãy Gát Tây và Gát Đông cao trung bình 1300m.
Ở giữa Nam Á là Đồng bằng bồi tụ thấp rộng Ấn Hằng dài hơn 3000 km rộng trung bình: 250 - 350 km.
Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình và là khu vực mưa nhiều nhất thế giới.
Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều:
+ Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khi hậu thay đổi theo độ cao và phân hoa rất phức tạp.
+ Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vinh cửu.
+ Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm.
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đời khi hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500mm.
Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/dai-bo-phan-nam-a-nam-trong-doi-khi-hau-nao-a52755.html