Trong tín ngưỡng Phật giáo và phong tục Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng 7 - Lễ Vu Lan hàng năm diễn ra nhiều nghi lễ trang trọng, từ cỗ cúng tại gia đến các hoạt động ý nghĩa ở chùa.
Lễ cúng Vu Lan ở mỗi nhà thường được thực hiện theo trình tự: cúng Phật, thần linh, gia tiên, sau cùng là cúng chúng sinh.
Cúng chúng sinh bắt đầu được thực hiện từ ngày 10 đến trước trưa Rằm tháng 7 âm lịch, đặc biệt vào buổi chiều tối. Lúc này, ánh nắng đã nhạt đi, các linh hồn có thể nhận được đồ cúng từ gia chủ.
Mỗi lễ cúng có ý nghĩa riêng và cần chuẩn bị những lễ vật phù hợp:
Cúng Phật:Mâm cúng Phật thường có cơm chay, ngũ quả và nghi thức đọc văn khấn để cầu nguyện công đức, giải trừ nghiệp báo cho tổ tiên đã khuất.
Cúng thần linh: Lễ vật cúng thần linh thường có: xôi, gà luộc nguyên con, bánh chưng, trà, rượu, trái cây, hoa tươi... cùng văn khấn mong đấng thần linh phù hộ, che chở cho gia đình khỏe mạnh, bình an.
Cúng gia tiên: Mâm lễ cúng gia tiên thường được chuẩn bị trang trọng trong lễ Vu Lan với cơm chay hoặc mặn, tiền vàng mã...
Lễ cúng gia tiên nhằm thể hiện lòng tôn kính, mong tổ tiên đã qua đời có cuộc sống đủ đầy, sung túc như trên thế gian.
Cúng chúng sinh: Lễ Vu Lan trùng với ngày Rằm tháng 7 nên thường kết hợp cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng thí với ý nghĩa giúp những vong hồn lang thang không nơi hương khói được hưởng lộc.
Mâm cúng Rằm tháng 7 cho chúng sinh được đặt riêng biệt ngoài trời với lễ vật gồm: cháo loãng, đường phèn, muối gạo, hoa quả, bánh kẹo, bỏng ngô, nhang, đèn, quần áo giấy, tiền vàng...
Trong ngày cúng chúng sinh, gia đình cần tuân theo trình tự như sau: Buổi sáng đi chùa cầu siêu, sau đó về nhà thắp hương gia tiên, buổi chiều cúng thí và phóng sinh.
Trong ngày lễ Vu Lan, các ngôi chùa ở Việt Nam thường tổ chức nghi thức “Bông hồng cài áo” cho Phật tử.
Ai còn cha mẹ sẽ cài lên áo hoa hồng đỏ và những ai đã mất đi đấng sinh thành sẽ cài hoa màu trắng.
Nghi thức này được Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng qua cuốn sách của ông vào năm 1962.
Hình ảnh hoa hồng cài áo từ đó đã trở thành biểu tượng của mùa Vu Lan báo hiếu trong giới Phật tử với ý nghĩa nhắc nhở mỗi người về lòng biết ơn, sự hiếu kính.
Lễ Vu Lan không chỉ là ngày quan trọng trong Phật giáo với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, mà còn là Lễ cúng Rằm tháng 7 - lễ Xá tội vong nhân.
Vậy nên, theo tín ngưỡng dân gian, mọi người cần tuân thủ một số quy tắc về những việc nên và không nên làm vào dịp lễ này.
Thực hiện đúng tinh thần báo ân, báo hiếu của lễ Vu Lan, bạn hãy nên làm những việc dưới đây để có mùa lễ đầy ý nghĩa:
- Thăm viếng, dâng hoa, thắp hương lên mộ ông bà, tổ tiên nhằm tri ân, tưởng nhớ nguồn cội.
- Ăn chay, hướng thiện, làm việc tốt, giúp người khó khăn, hoạn nạn nhằm hồi hướng công đức cho đấng sinh thành.
- Đi chùa cầu an, tham gia các hoạt động trong Đại lễ Vu Lan và trau dồi kiến thức về Phật pháp.
- Thăm hỏi, quan tâm cha mẹ, ông bà và dành tặng những món quà ý nghĩa. Đây là hoạt động thiết thực nhất để bạn thể hiện tình thương, lòng hiếu thảo, mang đến niềm vui cho ông bà, cha mẹ.
Trên tất cả, lễ Vu Lan là dịp để ôn lại những giá trị truyền thống và lòng hiếu kính. Vì vậy, chúng ta hãy sống và làm việc theo tinh thần từ bi, lòng nhân ái và tôn trọng đối với mọi người xung quanh.
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch được xem là tháng cô hồn khi các vong linh ở địa ngục được trở về dương gian.
Do đó, trong tháng 7 gồm cả lễ Vu Lan, mọi người thường truyền tai nhau nên kiêng kỵ những việc như sau:
- Tránh sát sinh
Dân gian Việt Nam quan niệm rằng việc sát sinh vào tháng 7 âm lịch sẽ khiếncác thành viên trong gia đình gặp nhiều điều không may như đau ốm, làm ăn thất bại hay ảnh hưởng hạnh phúc gia đình.
Do đó, vào ngày lễ Vu Lan, thay vì sát sinh thì nên phóng sinh, ăn chay và làm việc thiện để tích đức cho bản thân và gia đình.
- Tránh làm điều xấu
Trong ngày lễ Vu Lan, bạn nên tránh làm điều xấu vì theo Đạo Phật, ai làm nhiều việc xấu sẽ phải nhận quả báo.
Vào ngày này, không nên cãi cọ, gây gổ hay đánh nhau với người khác. Đặc biệt, nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người khác, và thành tâm cầu nguyện cho gia đình được khỏe mạnh, bình an.
- Tránh tổ chức tiệc cưới hỏi, khai trương kinh doanh
Theo phong tục dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, là lúc các vong linh dưới địa ngục lang thang ở cõi trần nên đây là một tháng không may mắn. Vì vậy, trong tháng 7 nêntránh tổ chức những sự kiện trọng đại như tiệc cưới hỏi hoặc khai trương kinh doanh./.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cung-ram-thang-7-nhu-the-nao-a52563.html