Ngất xỉu (Té xỉu): Nguyên nhân, triệu chứng và ai dễ mắc phải

Ngất xỉu (ngất) là tình trạng lượng máu lên não không đủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức đột ngột. Người bị xỉu có thể tỉnh dậy nhanh chóng sau 2, 3 phút. Tuy nhiên nếu tần suất ngất thường xuyên diễn ra, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Ai có nguy cơ bị ngất xỉu

Ngất xỉu là gì?

Ngất xỉu (ngất, bị xỉu) là trình trạng mất ý thức và ở tư thế đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn do lưu lượng máu đến não giảm. Đây không phải là một căn bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý khác gây ra.

Có nhiều yếu tố gây ra ngất xỉu như các vấn đề liên quan đến tim mạch như loạn nhịp tim, co giật, lượng đường trong máu thấp (hiện tượng hạ đường huyết), các vấn đề liên quan hệ thống thần kinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan đến di truyền gia đình.

Ngất xỉu là tình trạng bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở những người hoàn toàn khỏe mạnh. Những người bị xỉu có thể gặp các chấn thương nghiêm trọng do họ ngã khi ngất xỉu, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Ngất là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cơ thể. Hầu hết trường hợp ngất chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, người ngất xỉu tạm thời sẽ tỉnh lại hoàn toàn sau vài phút. (1)

Cảm giác gần ngất xỉu bao gồm triệu chứng gì?

Một số dấu hiệu sắp ngất người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

Ngay cả khi tỉnh dậy sau ngất xỉu, bạn vẫn có thể xuất hiện các cảm giác mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

Nguyên nhân bị ngất

Một số nguyên nhân ngất xỉu bao gồm: ngất phản xạ, ngất tim, ngất do hạ huyết áp tư thế và các nguyên nhân khác (thần kinh, vô căn…)

1. Ngất phản xạ

Ngất phản xạ là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể phản ứng với một yếu tố kích thích cụ thể nào đó. Khi đó, hoạt động của tim có thể bị chậm lại và các mạch máu mở rộng hơn, làm giảm huyết áp và giảm lượng máu đến não. Các tình huống cơ thể phản xạ gây ngất thường gặp là:

2. Ngất do tim

Người ngất mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan tim mạch làm lượng máu lưu thông đến não bị ảnh hưởng.

Những vấn đề liên quan tim mạch có thể dẫn đến nguy cơ bị xỉu như rối loạn nhịp, cấu trúc tim có vấn đề khiến dòng máu bị tắc nghẽn, thiếu máu cơ tim cục bộ, hẹp động mạch chủ, hở van tim hoặc suy tim.

Nếu nguyên nhân gây ngất có liên quan đến các vấn đề tim mạch, bạn cần khám và điều trị can thiệp kịp thời để tránh các rủi ro nghiêm trọng khác. (3)

3. Ngất do hạ huyết áp tư thế

Khi bạn đứng, các mạch máu thường nhỏ hơn, giúp hạn chế tình trạng máu tụ lại ở chân. Nhưng đối với người bị hạ huyết áp tư thế thì điều này lại không xảy ra. Đồng nghĩa với việc máu sẽ dễ bị tụ lại ở chân, và khi đứng lên một cách đột ngột thì lượng máu cung cấp đến não không đủ, gây ra tình trạng ngất xỉu.

Là tình trạng thay đổi tư thế đột ngột (đang ngồi đột ngột đứng lên hoặc ngược lại) khiến cơ thể cảm thấy hoa mắt, choáng váng, không đứng vững, nặng hơn là ngất xỉu. Tình trạng này xảy đến do huyết áp giảm làm máu không kịp bơm đến não, khiến não thiếu máu cục bộ.

4. Bệnh thần kinh

Nếu ngất xỉu xuất phát từ nguyên nhân các bệnh thần kinh thì cần hết sức chú ý, vì đây là tình trạng nghiêm trọng. Đột quỵ, động kinh hoặc thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra triệu chứng là ngất xỉu. Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn có thể khiến bạn bị ngất xỉu như: đau nửa đầu, não úng thủy áp suất bình thường.

5. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) là tình trạng nhịp tim thay đổi, đập nhanh hơn khi thay đổi tư thế từ nằm, ngồi sang đứng dậy. Máu lên não không đủ khiến tim đập nhanh để đáp ứng nhu cầu tưới máu não. Một số dấu hiệu của tình trạng nhịp tim nhanh tư thế đứng gồm hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, nặng hơn có thể gây ngất xỉu.

6. Ngất không rõ nguyên nhân

Số ca ngất xỉu không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 1/3. Theo đó các nguyên do được cho có liên quan đến các loại thuốc điều trị mà người bệnh đang sử dụng.

7. Thói quen sinh hoạt

Duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh cũng có thể dẫn đến ngất xỉu:

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên thì một số trường hợp có thể bị ngất xỉu do: Bị mất quá nhiều nước do tiêu chảy kéo dài, bị thiếu máu, các bệnh lý liên quan đến phổi, làm việc quá sức,….

Những ai có nguy cơ bị ngất xỉu?

Bất kể ai, đang trong độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị xỉu. Tuy nhiên một số người có nguy cơ ngất cao hơn và mức độ thường xuyên hơn như:

Bất kỳ ai cũng có thể bị ngất xỉu
Bất kỳ ai cũng có thể bị ngất xỉu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn chỉ bị ngất xỉu 1-2 lần do các nguyên nhân như tụt đường huyết, cơn choáng thoáng qua, bạn chưa cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám trong một số trường hợp sau:

Chẩn đoán nguyên nhân gây ra ngất xỉu

Một số phương pháp chẩn đoán nguyên nhân ngất xỉu bao gồm:

Trắc nghiệm gắng sức là một trong những phương pháp có thể được chỉ định để tìm nguyên nhân ngất xỉu
Trắc nghiệm gắng sức là một trong những phương pháp có thể được chỉ định để tìm nguyên nhân ngất xỉu

Tình trạng ngất xỉu có nguy hiểm không?

Ngất xỉu là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Với những người bệnh không quan tâm đến tần suất các cơn ngất diễn ra, tình trạng có thể tiếp diễn nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, thậm chí đột tử. Vì vậy khi gặp người bị ngất bạn nên biết cách sơ cứu người bị ngất xỉu để giúp tránh nguy hiểm trước khi liên hệ y tế.

>> Xem thêm: Bị ngất xỉu có nguy hiểm không? Cần làm gì khi có dấu hiệu?

Ngoài ra, những cơn ngất thường xuất hiện đột ngột có thể kéo theo các nguy cơ chấn thương nặng do người bệnh mất tự chủ. Vì thế nhằm hạn chế nguy cơ ngất và các chấn thương, người bệnh cần thăm khám và đưa ra các biện pháp dự phòng, điều chỉnh lối sống, chăm sóc bản thân tốt hơn.

Điều trị ngất xỉu như thế nào?

Sau khi xác định các nguyên nhân gây ngất xỉu của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định điều trị nếu cần thiết.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất xỉu, sẽ có những cách điều trị bao gồm:

Khi có người ngất xỉu, người xung quanh cần nhanh chóng gọi hỗ trợ y tế
Khi có người ngất xỉu, người xung quanh cần nhanh chóng gọi hỗ trợ y tế

Trong trường hợp người ngất xỉu tỉnh dậy, bạn có thể:

Có thể phòng ngừa nguy cơ ngất xỉu được không?

Câu trả lời là Có. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp hạn chế ngất xỉu khi biết rõ nguyên nhân. Ví dụ nếu nguyên nhân ngất xỉu do hạ đường huyết, người ngất nên bổ sung thực phẩm chứa đường để tăng đường huyết trở lại. Nếu nguyên nhân ngất do thay đổi tư thế quá nhanh, bạn cần thời gian lâu hơn để đứng dậy hoặc cử động nhẹ tay chân trước khi đứng dậy. (4)

Nếu cảm nhận bản thân có thể sắp té xỉu, hãy thử một số biện pháp phòng ngừa ngất xỉu sau:

Để đăng ký tư vấn và khám bệnh tại Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Ngất xỉu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu tình trạng ngất diễn ra thường xuyên, bạn cần thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/te-la-gi-a51158.html