Thương mại điện tử (TMĐT) đang là ngành học Hot trong kỷ nguyên số hiện nay. Xu hướng dịch chuyển từ mua bán trực tiếp sang online, sử dụng các nền tảng trực tuyến làm trung gian giúp lưu thông hàng hóa ngày một gia tăng. Đặc biệt, sự cạnh tranh khốc liệt về giá khi mua hàng trực tuyến thấp hơn nhiều lần so với mua bán kiểu truyền thống khiến TMĐT đã và đang là phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp từ tài chính, ngân hàng, vận tải, hàng không, du lịch, sản xuất công nghiệp, sản xuất tiêu dùng… tạo ra hàng chục nghìn công việc mới, đặc biệt là lao động được đào tạo chuyên nghiệp ngành TMĐT. Vậy ngành TMĐT là gì? Ra trường làm gì, ở đâu, nhận lương bao nhiêu? Hãy cùng Đại học Đại Nam giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.
Ngành thương mại điện tử học gì?
Ngành Thương mại điện tử trang bị cho người học:
- Các kiến thức về quản trị doanh nghiệp để tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp như: Tổng quan thương mại điện tử, Digital Marketing, Quản trị dự án đầu tư, Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Quản trị sàn giao dịch điện tử, Quản trị quan hệ khách hàng…
- Các kiến thức về chuyên ngành TMĐT 4.0 để tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên mạng Internet như: Xây dựng và triển khai ứng dụng TMĐT, Marketing điện tử; Thực hiện các hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp như: Quảng cáo trực tuyến, tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng, Xây dựng quản lý các website TMĐT, triển khai các hoạt động marketing trên Social media… Thực hiện các hoạt động bán hàng xuyên biên giới trên các sàn TMĐT thế giới như: Amazon, eBay, Alibaba. Thiết lập và quản lý các Website, Fanpage về TMĐT của doanh nghiệp.
Sinh viên được trang bị ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm một cách thuần thục.
- Các kiến thức và kỹ năng bổ trợ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, làm việc nhóm để thuần thục các chuyên môn quản trị, đảm bảo an toàn cho toàn bộ các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Từ đó giúp sinh viên:
- Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh online, xây dựng ý tưởng khởi nghiệp.
- Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng ứng dụng di động, thiết bị điện tử thông minh.
- Tiếp thị sản phẩm, dịch vụ bằng Digital Marketing trên nền tảng internet thông qua website, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube, instagram, tiktok,…và các nhà mạng viễn thông.
- Quản trị đơn hàng, quan hệ khách hàng, kinh doanh online.
- Phát triển tư duy sáng tạo hệ thống và chuyển đổi số trong nền kinh tế số.
Học Thương mại điện tử ra trường làm gì?
Đánh giá về nhu cầu nguồn nhân lực và cơ hội việc làm của Cử nhân ngành TMĐT, ông Nguyễn Đức Dũng - Phó TGĐ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cho rằng: "Không chỉ các doanh nghiệp công nghệ đang có nhu cầu mạnh mẽ về nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao, được đào tạo bài bản để vận hành các công cụ, phát triển các công cụ, số hóa doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh. Và với việc trang bị khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm cũng như kỹ năng sử dụng công cụ thương mại điện tử thì sinh viên Đại học Đại Nam hoàn toàn có thể rút ngắn khả năng hòa nhập doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí đào tạo hơn nữa”.
Sinh viên ngành TMĐT Đại học Đại Nam có vô vàn lựa chọn hấp dẫn về vị trí công việc sau khi ra trường.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành TMĐT có thể làm:
- Chuyên gia Chuyển đổi số;
- Chuyên viên Digital Marketing;
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp;
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT và Kinh tế số.
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử, chuyên ngành Kinh tế số tại các trường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trung cấp…
Làm việc tại:
- Các doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistic…
- Các cơ quan Nhà nước về TMĐT - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương.
- Các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành TMĐT.
- Đặc biệt nhất của sinh viên TMĐT là có thể khởi nghiệp - start up với chính những kỹ năng được trau dồi trong quá trình học.
Mức lương sau khi tốt nghiệp của Cử nhân ngành TMĐT dao động từ: 8-20 triệu/tháng, tùy theo vị trí và năng lực. TMĐT cũng là một trong những ngành nghề có thể giúp bạn đem lại nguồn thu nhập không có giới hạn.
Chương trình đào tạo ngành TMĐT của Đại học Đại Nam có gì đặc biệt?
Trường Đại học Đại Nam là trường ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội đào tạo ngành TMĐT thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp.
PGS. TS Trương Đức Thao - Trưởng khoa Thương mại điện tử và Kinh tế Số Trường Đại học Đại Nam cho biết: “Khoa TMĐT và KTS trường Đại học Đại Nam với ngành Thương mại điện tử và ngành Kinh tế số sẽ tập trung đào tạo thực chất, thực hành, thực chiến, hướng tới việc sinh viên sẽ có những chuẩn kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn để có thể kinh doanh quốc tế; sử dụng thuần thục, thành thạo và có thể am hiểu mạng xã hội, platform,… để có thể trở thành chuyên gia, tự kinh doanh online, kinh doanh về TMĐT, hoặc các chuyên gia để trở để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, thiết lập các chuyên trang về TMĐT…”
Lễ ký kết hợp tác giữa Khoa TMĐT & KTS với Cục Thương mại điện tử tạo môi trường “thực chiến” chuyên nghiệp và đầu ra cho sinh viên.
Theo đó, chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ; chuẩn kỹ năng nhân lực TMĐT chuyên nghiệp; bám sát thực tế, sinh viên thực chiến tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất; thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển không ngừng của TMĐT & Kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
“Sinh viên TMĐT Đại học Đại Nam có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia, đặc biệt được các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy. Đặc biệt, Khoa thường xuyên tổ chức các buổi ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp TMĐT để sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm nhất. Đặc biệt, sinh viên được tham gia vào hệ sinh thái các doanh nghiệp của Hiệp hội TMĐT Việt Nam và mạng lưới về đào tạo TMĐT của các Trường Đại học, Học viện, Viện trên toàn quốc ”, TS. Trương Đức Thao chia sẻ.
3 cách để trở thành sinh viên ngành Thương mại điện tử trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, ngành Thương mại điện tử (mã ngành 7340122) trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 250 chỉ tiêu hệ đại học chính quy theo 03 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
Ban Truyền thông
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-la-gi-a51137.html