5 phương pháp điều trị rối loạn giọng nói hiệu quả và an toàn

Rối loạn giọng nói là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự thay đổi về cao độ, âm lượng hoặc chất lượng giọng nói, có thể từ thỉnh thoảng khàn giọng đến mất giọng hoàn toàn. Rối loạn giọng nói chỉ ảnh hưởng đến khoảng 3% - 9% người trưởng thành, nhưng có đến khoảng 6% - 36% trẻ em mắc chứng bệnh này. Vậy bệnh có điều trị được không? Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị rối loạn giọng nói hiệu quả và an toàn thông qua chia sẻ của ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai mũi họng, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

điều trị rối loạn giọng nói

Nhận biết rối loạn giọng nói

Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói thay đổi khác thường so với trước đây, có thể là thay đổi về một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói như tần số, âm sắc, cường độ hoặc chất lượng giọng nói. Vấn đề này xảy ra khi dây thanh âm ở thanh quản không chuyển động hoặc rung động như bình thường.

Thanh quản được tạo thành từ cơ, sụn và niêm mạc nằm ở đường dẫn khí từ họng đến khí quản. Khi không khí di chuyển qua thanh quản sẽ đẩy 2 dây thanh quản xích lại gần nhau hơn, làm cho hai dây thanh âm rung lên và tạo ra âm thanh. Dây thanh âm có vai trò giúp đóng thanh quản khi nuốt, cũng như ngăn không để cơ thể hít phải thức ăn hay chất lỏng vào đường hô hấp.

Khi dây thanh âm bị sưng lên phù nề do bị viêm thanh quản, hoặc bị tê liệt hay gặp phải vấn đề về thần kinh khiến dây thanh âm bị co thắt sẽ khiến chúng không còn hoạt động như bình thường được nữa, dẫn đến tình trạng rối loạn giọng nói.

Phương pháp điều trị rối loạn giọng nói

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rối loạn giọng nói phù hợp nhất. Điều trị chủ yếu xoay quanh các nguyên tắc khôi phục chức năng thanh quản, bảo tồn cấu trúc giải phẫu tối đa, tập trung điều trị tận gốc nguyên nhân và có biện pháp dự phòng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

1. Thay đổi lối sống

Một vài thay đổi về lối sống sẽ giúp giảm hoặc hết tình trạng rối loạn giọng nói, chẳng hạn như không la hét hoặc nói to, tránh nói hoặc hát nhiều. Nên tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Tập các bài tập thư giãn dây thanh và các cơ xung quanh vùng cổ. Uống đủ nước để hạn chế tình trạng cổ họng quá khô.

chữa trị rối loạn giọng nói
Hát liên tục trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến rối loạn giọng nói

2. Trị liệu ngôn ngữ

Phương pháp trị liệu ngôn ngữ được chỉ định cho các trường hợp sau:

3. Dùng thuốc điều trị

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để điều trị tình trạng rối loạn giọng nói. Các loại thuốc này có thể bao gồm:

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều hoặc sử dụng thuốc khi chưa có sự chấp thuận từ bác sĩ.

4. Thuốc tiêm

Rối loạn giọng nói do co thắt cơ vùng thanh quản có thể được điều trị bằng cách tiêm độc tố botulinum. Trong một số trường hợp dây thanh bị lõm hoặc yếu liệt sẽ được tiêm các chất béo hoặc chất làm đầy vào dây thanh âm để giúp hai dây thanh âm đóng gần như bình thường.(1)

5. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi trị liệu giọng nói và điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phẫu thuật để điều trị rối loạn giọng. Các trường hợp sau thường được chỉ định:

phương pháp trị rối loạn giọng
Các trường hợp rối loạn giọng nói nghiêm trọng sẽ cần phẫu thuật để điều trị rối loạn giọng

Thắc mắc thường gặp

1. Rối loạn giọng nói có ảnh hưởng gì không?

Rối loạn giọng nói gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực không chỉ làm suy giảm thể chất mà còn tác động đến tinh thần người bệnh, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày.(2)

Tóm lại, rối loạn giọng nói không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường trong giọng nói thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2. Rối loạn giọng nói có chữa được không?

Rối loạn giọng nói có thể chữa được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân, mức độ bệnh và phương pháp điều trị rối loạn giọng. Phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp nâng cao khả năng chữa bệnh thành công và ngược lại, việc trì hoãn bệnh sẽ dễ làm bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, điều quan trọng là khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, đặc biệt là bác sĩ chuyên về thanh học.

3. Rối loạn giọng nói khám ở đâu?

Trung tâm Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một địa điểm khám chữa bệnh quen thuộc của người dân nhiều tỉnh thành miền Nam. Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ các bác sĩ giỏi và chuyên gia đầu ngành, được đầu tư đầy đủ về con người cũng như trang bị cơ sở vật chất tốt nhất để phục vụ thăm khám, chẩn đoán, chữa bệnh.

Bên cạnh điều trị nội khoa, có đơn vị Phục hồi chức năng chuyên điều trị luyện giọng, trung tâm cũng được trang bị phòng mổ chuẩn quốc tế với các trang thiết bị hiện đại của u Mỹ, giúp người bệnh yên tâm điều trị. Liên tục cập nhật kiến thức hiện đại trên thế giới, các bác sĩ luôn hướng tới mục tiêu: vừa điều trị nguyên nhân hiệu quả, vừa giúp chất lượng giọng nói tốt hơn cho người bệnh.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn giọng nói. Để có được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất, người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị bệnh.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/noi-se-ve-thi-se-doi-a50359.html