Lợi ích và tác hại của Internet mà không phải ai cũng biết

Internet là một phần không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, Internet cũng là một “đồng xu hai mặt” vì bên cạnh việc mang lại những giá trị rất lớn thì cũng bộc lộ nhiều điều tiêu cực. Vậy lợi ích và tác hại của Internet là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác.

1. Tổng quan về Internet

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua Internet là gì. Đây là một hệ thống thông tin toàn cầu mà các thiết bị điện tử của các đơn vị doanh nghiệp, công ty, trường học, người dùng cá nhân… có thể truy cập với nhau, thông qua gói dữ liệu hoạt động dựa trên giao thức liên kết mạng đã được chuẩn hóa. Có thể nói, Internet là kho dự trữ nhiều thông tin đa ngành nghề trên toàn cầu, giúp con người thoải mái tra cứu và tìm kiếm thông tin khi cần. Đồng thời, đóng một vai trò thiết yếu trong công việc, học tập, giải trí, giao lưu… Tuy nhiên, để Internet phát huy tối đa công dụng, bạn cần phải hiểu rõ về lợi ích và tác hại của hệ thống này.

2. TOP 5 lợi ích của Internet trong đời sống hiện đại

Dưới đây là những lợi ích to lớn mà công cụ này đóng góp cho đời sống của chúng ta.

2.1 Cung cấp kho kiến thức, thông tin khổng lồ

Hiện nay, Internet được xem là một cuốn “bách khoa toàn thư” khổng lồ, chứa đựng kho tàng thông tin, kiến thức khác nhau. Chỉ bằng một cú click chuột bạn có thể thu thập và sử dụng vô số tài nguyên về lĩnh vực đang tìm kiếm, để phục vụ cho các hoạt động học tập, làm việc của mình. Hơn nữa, nhờ đó bạn có thể nâng cao kiến thức và biết được thêm nhiều điều mới mẻ, hay ho.

Chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính có kết nối wifi thì bạn sẽ “biết tuốt” mọi thứ thông tin mà mình muốn thu thập.

2.2 Kết nối tiện lợi, nhanh chóng và thú vị hơn

Internet giúp cho việc liên lạc và kết nối giữa người với người trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Với sự hỗ trợ của công cụ này, con người dù chỉ ngồi tại nhà nhưng vẫn kết nối được với cả thế giới - điều mà con người ở các thời đại xa xưa chưa bao giờ dám nghĩ đến.

2.3 Mở ra cơ hội làm việc và kiếm tiền từ Internet

Sự phát triển của Internet cũng hình thành nên các ngành nghề mới tương ứng. Từ đó giúp gia tăng việc làm, ngành nghề trong xã hội và khả năng kiếm tiền từ Internet như bán hàng online, viết blog, freelancer, Tiktoker, Youtuber…

2.4 Đa dạng hóa và đơn giản hóa việc học tập

Không chỉ đem đến cho con người thêm một phương tiện để học tập, tra cứu và thu thập thông tin ngoài sách vở, Internet còn giúp việc học tập trở nên đa dạng, thú vị hơn với hình thức học tập trực tuyến. Từ đó rút ngắn thời gian và khoảng cách trong việc tiếp cận với tri thức, nâng cao kỹ năng của con người.

2.5 Mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn

Sự bùng nổ của hình thức mua sắm online chính là một trong những kết quả tất yếu khi Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhờ Internet mà chúng ta có thể mua “tất tần tật” mọi thứ ngay tại nhà mà không cần thiết phải bước chân đến cửa hàng.

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của Internet mang lại là giúp việc mua sắm trở nên đơn giản, thú vị và tiện lợi đến không ngờ.

Một trong những thương hiệu thời trang tiên phong trong việc mua sắm online tại Việt Nam có thể kể đến Coolmate, tại Coolmate.me có đến hàng trăm item cho nam giới từ trang phục văn phòng đến thể thao. Với chính sách đổi trả lên đến 60 ngày cho khách hàng. Đây chắc chắn là địa chỉ mua sắm đáng tin cậy cho nam giới chỉ với một cú click.

Áo thun Coolmate

3. Điểm mặt 7 tác hại của Internet không thể “ngó lơ”

Lợi ích và tác hại của Internet là hai mặt luôn đi song song trong sự phát triển của Internet. Lợi ích mà phương tiện đem đến cho con người là không cần bàn cãi. Thế nhưng, cũng có những “góc khuất” rất đáng để chúng ta phải quan tâm giải quyết.

3.1 Gia tăng bạo lực mạng

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, vấn đề bạo lực đang dịch chuyển dần từ bạo lực thân thể trực tiếp sang bạo lực tinh thần qua mạng. Bởi môi trường Internet vô tình giúp cho những người quá khích được “ẩn mình” và không cần đối đầu trực tiếp. Vì vậy họ dễ dàng sử dụng lời nói, con chữ của mình để tấn công người khác.

3.2 Giảm kết nối, tương tác trực tiếp

Sự gia tăng kết nối gián tiếp cũng đồng nghĩa với sự suy giảm kết nối trực tiếp. Con người dần quen với việc trò chuyện, kết nối thông qua mạng xã hội nhiều hơn. Dễ nhận thấy nhất là trong các cuộc gặp mặt, mọi người chỉ tập trung sử dụng điện thoại mà không trò chuyện cùng nhau. Trong khi giao tiếp, đối thoại, thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà con người cần phải phát triển không ngừng.

“Nghiện” Internet khiến bạn sống “ảo” nhiều hơn và thường xuyên dán mắt vào điện thoại khi gặp mặt bạn bè.

3.3 Dễ mắc các bệnh tâm thần

Một trong những tác hại của Internet rất đáng quan tâm là gây gia tăng các bệnh tâm thần. Điều này xuất phát do hầu hết thông tin trên Internet chưa được kiểm soát, vẫn còn nhiều nội dung chưa chính xác nên có thể ảnh hưởng đến tâm lý người dùng. Việc thường xuyên tiếp nhận các thông tin tiêu cực về lâu dài có thể khiến họ gia tăng tình trạng trầm cảm, căng thẳng, hoang tưởng, rối loạn lo âu…

3.4 Suy giảm sự sáng tạo

Bạn có biết, lợi ích và tác hại của Internet sẽ “đi đôi” với nhau khi chỉ cần một cú click chuột đã có ngay các thông tin mình cần. Việc này vô tình khiến con người trở nên lười biếng trong suy nghĩ, động não, thậm chí là “giết dần” sự sáng tạo.

3.5 Dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân

Đánh cắp thông tin, lộ thông tin cá nhân cũng là một tác hại của Internet rất dễ nhận thấy. Không gian mạng quá “Open” khiến cho quyền riêng tư của con người khó được đặt trong trạng thái riêng tư kín đáo. Hơn hết, thông tin cá nhân bị đánh cắp cũng là nguyên nhân của nhiều vụ việc như lừa đảo trên mạng xã hội, tài khoản bị mạo danh, bị đe dọa/ vu khống/ bạo lực mạng…

Các vụ việc đánh cắp thông tin, lừa đảo qua mạng xã hội tăng cao là một trong các tác hại của Internet đáng lo ngại.

3.6 Hình thành thói quen thích được chú ý

“Ảo tưởng sức mạnh”, “câu like câu view” là thuật ngữ của thế hệ gen Z sử dụng để chỉ một “căn bệnh” thời đại - Thích gây sự chú ý. Internet khiến cho nhiều người có sở thích được người khác chú ý, tung hô và khen ngợi. Họ sẽ dùng những bài viết, hình ảnh, video có tính giật gân để tìm kiếm những chiếc “like” ảo từ người khác. Thói quen này làm tăng tính cạnh tranh, ganh đua, thậm chí là tính ngạo mạn và hình thành những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc khác.

3.7 Não bộ bị “kiệt sức”

Ngoài sử dụng Internet để học tập, làm việc thì chúng ta còn sử dụng cho mục đích giải trí, nghỉ ngơi. Đáng chú ý, dù sử dụng Internet để giải trí, nhưng thực chất thói quen lướt mạng xã hội khiến cho não bộ của chúng ta tiếp tục hoạt động, không có được sự thư giãn, nghỉ ngơi đúng cách. Khi não bộ bị kiệt sức vì không được nghỉ ngơi sẽ gây ra vấn đề như mất ngủ, xao nhãng, mất tập trung, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, học tập.

4. Mẹo sử dụng mạng Internet lành mạnh

Để không bị vướng vào “xiềng xích” của công nghệ hiện đại, bạn có thể áp dụng những gợi ý hữu ích dưới đây: ● Giới hạn thời gian trên mạng xã hội chỉ khoảng 15 - 20 - 30 phút, thay vì cập nhật thường xuyên những lúc rảnh rỗi. ● Tắt chức năng thông báo của các ứng dụng. ● Đặt điện thoại ở xa tầm tay càng xa càng tốt. ● Suy nghĩ hai lần trước khi có ý định chia sẻ một thông tin nào đó. ● Ưu tiên những hình thức giải trí khác ngoài đời thật như chơi thể thao, đọc sách, nấu ăn, xem phim hay hẹn hò cùng bạn bè, gia đình. Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được lợi ích và tác hại của Internet mang đến cho chúng ta rồi. Tốt nhất, hãy trở thành một người dùng khôn ngoan và thông thái khi sử dụng mạng xã hội để tránh phiền phức bạn nhé!

Hiện nay, Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn đang trưng bày rất nhiều mặt hàng thiết bị điện tử phục vụ cho công việc, học tập, giải trí của mọi người như điện thoại, laptop, máy tính bảng, TV… Với giá ưu đãi cực tốt cùng những khuyến mãi hấp dẫn, chính sách bảo hành dài lâu, quý khách thỏa thích lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Đến ngay chi nhánh Điện máy Chợ Lớn gần nhất (XEM TẠI ĐÂY) hoặc liên hệ qua Hotline 028-38563388 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/mang-internet-la-su-phat-trien-cua-a50074.html