Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu đủ chất đủ lượng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu cần phải đảm bảo đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu, phù hợp với từng người bệnh. Vậy, thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu nên như thế nào? Người bệnh có thể tham khảo trong bài viết sau.

Bài viết được tư vấn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Tổng quan bệnh thiếu máu

Trước khi tham khảo thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, bạn nên tìm hiểu một số thông tin tổng quan về căn bệnh này. Thiếu máu là bệnh có sự rối loạn về máu, khiến số lượng hồng cầu hoặc nồng độ huyết sắc tố (còn gọi là hemoglobin) trong hồng cầu ở mức thấp. Người mắc bệnh thiếu máu thường có mức huyết sắc tố dưới 120 g/L.

Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi từ phổi đến các tế bào, mô trong cơ thể. Tiếp đó, hồng cầu mang carbon dioxide và chất thải quay lại phổi để thải ra ngoài. Huyết sắc tố là một loại protein giàu sắt có trong tế bào hồng cầu. Chức năng của huyết sắc tố là vận chuyển những phân tử oxy.

Tủy xương không thể tạo ra đủ huyết sắc tố nếu cơ thể bị thiếu chất sắt (không hấp thu đủ sắt). Nếu lượng huyết sắc tố trong cơ thể thấp, tủy xương sẽ sản sinh ra ít tế bào hồng cầu hơn, các tế bào được tạo ra có xu hướng nhỏ hơn cũng như nhợt nhạt hơn so với tế bào hồng cầu bình thường. Khi tế bào hồng cầu không thể cung cấp đủ lượng oxy để đáp ứng nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến chứng thiếu máu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, ước tính trên toàn cầu có khoảng 40% trẻ em từ 6 - 59 tháng tuổi, 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 49 tuổi, 37% phụ nữ đang mang thai bị thiếu máu. Khoảng 1,92 tỷ người mắc bệnh thiếu máu trong năm 2021. Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe tác động đến phần lớn người dân trên toàn cầu, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.

Thiếu máu cần bổ sung thực phẩm gì?

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu nên bao gồm những loại thực phẩm gợi ý dưới đây:

1. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Chế độ ăn cho người bị thiếu máu không thể bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều vitamin B. Các loại vitamin B như vitamin B6, B9, B12… giữ vai trò quan trọng trong quá trình cấu thành tế bào hồng cầu, biệt hóa hồng cầu nguyên bào (1). Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B bao gồm rau màu xanh đậm, trứng, măng tây, các loại đậu, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt, hoa quả tươi…

chế độ ăn cho người thiếu máu nên chứa nhiều vitamin b
Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu không thể thiếu thực phẩm chứa nhiều vitamin B trong chế độ ăn

2. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là thành phần quan trọng, cần thiết để cấu tạo nên hồng cầu - loại tế bào chuyên chở oxy đi nuôi cơ thể. Thiếu sắt là tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thiếu máu. Những thực phẩm chứa nhiều sắt nên được đưa vào thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, ví dụ như:

3. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Tiêu thụ vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt một cách hiệu quả hơn, từ đó sản sinh được nhiều hồng cầu hơn. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 100 mg vitamin C mỗi ngày có thể giúp cơ thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt lên đến 67%. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu bao gồm: quýt, chanh, cam, ớt chuông, ổi, kiwi, dưa lưới, cà chua, dâu tây, cải bó xôi, bông cải xanh…

>> Xem thêm: Thiếu máu cần bổ sung gì?

Hướng dẫn gợi ý lên thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Thiếu máu nên ăn gì? Mỗi gia đình có thể tham khảo thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu được gợi ý dưới đây và cân nhắc áp dụng nếu cảm thấy phù hợp với nhu cầu, sở thích của bản thân. Người bị thiếu máu cũng có thể tự xây dựng thực đơn cho riêng mình dựa trên thực đơn tham khảo, bao gồm 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 3 bữa phụ xen kẽ hoặc tùy nhu cầu, tư vấn bởi bác sĩ dinh dưỡng. Bữa chính (trưa, tối) cần có đủ 5 món là cơm, món mặn, món canh, món xào và tráng miệng (trái cây).

thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu cần cung cấp đủ dưỡng chất
Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu cần cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu

1. Thứ 2

Thực đơn gợi ý cho ngày thứ 2 gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

2 Hủ tiếu sườn Sữa bí đỏ Cơm trắng, cá mòi kho, thịt bò xào hành tây, canh sườn non hầm củ cải trắng, cam Sâm bổ lượng Cơm trắng, tôm hấp nước dừa, nấm rơm xào cải thìa, gà hầm thuốc bắc, dưa lưới Sữa đậu phộng

2. Thứ 3

Thực đơn gợi ý cho ngày thứ 3 gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

3 Cháo gạo nếp gan lợn Sữa công thức (dành cho người thiếu máu) Cơm trắng, sườn ram nước dừa, sò huyết xào mướp, canh cải bó xôi nấu cua xay, nho Chè đậu đỏ Cơm trắng, thịt băm kho lá quế, rau củ xào thập cẩm, canh bầu nấu tôm xay, táo Sữa hạt sen

3. Thứ 4

Thực đơn gợi ý cho ngày thứ 4 gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

4 Bánh mì sandwich phết bơ đậu phộng Sữa đậu nành Cơm trắng, cá ngừ kho thơm, thịt bò xào giá hẹ, canh cải cúc nấu lá lách, dâu tây Rau câu dừa Cơm trắng, cá lóc hấp bầu, củ sắn xào thịt băm, canh gà hầm tam thất, lê Sữa bắp

4. Thứ 5

Thực đơn gợi ý cho ngày thứ 5 gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

5 Bánh canh cua Sữa mè đen Cơm trắng, thịt heo kho cà rốt, nấm kim châm xào trứng gà non, canh bí đao nấu xương bò, ổi Chè đậu xanh Cơm trắng, đậu hũ kho rau củ, su hào xào tôm, canh rau dền thịt băm, chôm chôm Sữa công thức (dành cho người thiếu máu)

5. Thứ 6

Thực đơn gợi ý cho ngày thứ 6 gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

6 Cháo cá hồi Sữa tiệt trùng Cơm trắng, gà kho gừng, thịt heo xào bông cải xanh, canh tôm nấu củ dền, kiwi Bánh chuối Cơm trắng, cá ngừ kho thơm, giá hẹ xào huyết, canh cà chua nấu trứng, lựu Sữa đậu đỏ

6. Thứ 7

Thực đơn gợi ý cho ngày thứ 7 gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

7 Phở bò Sữa công thức (dành cho người thiếu máu) Cơm trắng, bò cuốn lá lốt, thịt heo xào măng tây, canh gà lá giang, bưởi Chè đậu đen Cơm trắng, cá hú kho, cà rốt xào tôm, canh cải bó xôi thịt băm, việt quất Sữa hạt óc chó

7. Chủ nhật

Thực đơn gợi ý cho ngày chủ nhật gồm có:

Thứ Sáng

(7h)

Phụ

(9h30)

Trưa

(11h30)

Phụ

(14h)

Tối

(17h30)

Phụ

(20h30)

Chủ nhật Bánh bao Sữa gạo lứt Cơm trắng, sườn nướng mật ong, khổ qua xào trứng, canh giò heo nấu rau củ, quýt Đậu hũ nước đường Cơm trắng, gà kho lá quế, bí non xào tôm, canh mọc rau củ, đu đủ chín Sữa tiệt trùng

Những thực phẩm cần tránh khi bị thiếu máu

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, người bị thiếu máu cần biết nên tránh hoặc hạn chế dùng những loại thực phẩm nào.

1. Tránh các loại thức ăn đồ uống chứa tanin

Tanin là chất có nguồn gốc thực vật, có trong các loại thực phẩm, ví dụ như trà đen, trà xanh, ngô, rượu vang, cà phê… Tanin làm hạn chế sự hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống. Thế nên người bị thiếu máu do thiếu sắt nên tránh dùng những loại thực phẩm có chứa tanin.

người bệnh thiếu máu không nên dùng trà chứa tanin
Trong thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu không nên dùng trà vì có chứa tanin làm hạn chế sự hấp thụ sắt

2. Thực phẩm chứa gluten

Hấp thụ quá nhiều gluten sẽ khiến đường ruột bị ảnh hưởng, làm cản trở quá trình hấp thu axit folic, sắt. Người bị thiếu máu nên tránh dùng những loại thực phẩm chứa nhiều gluten, ví dụ như bánh ngọt, các loại bia, yến mạch, lúa mì…

3. Thực phẩm chứa axit oxalic

Những loại thực phẩm chứa axit oxalic có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt trong một số trường hợp. Một vài loại thực phẩm chứa axit oxalic mà bạn nên tránh/hạn chế dùng nếu bị thiếu máu, chẳng hạn như rau mùi tây, socola…

Các loại sữa cho người thiếu máu an toàn

Bên cạnh thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, người bệnh có thể tham khảo, cân nhắc sử dụng một số dòng sữa phù hợp hoặc trực tiếp tư vấn bác sĩ dinh dưỡng.

Một số sản phẩm sữa bạn có thể tham khảo như FontActiv Complete. Đây là sản phẩm đến từ Tây Ban Nha. Một ly sữa này có thể mang đến 258 kcal (gồm 100% đạm whey). Thành phần của sữa còn chứa vitamin C, vitamin D, kẽm, đồng, magie, phốt pho… tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, vitamin C rất hữu ích cho người bị thiếu máu.

Boost Glucose Control là sản phẩm sữa đến từ Thụy Sĩ. Loại sữa này phù hợp với người có nhu cầu bổ sung dưỡng chất, ví dụ như người bị thiếu máu. Người bệnh thiếu máu có thể sử dụng loại sữa này như một bữa ăn nhẹ. Boost Glucose Control có thể cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần.

Fortimel Powder là sản phẩm đến từ Hà Lan. Loại sữa này là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện. Với hàm lượng đạm cao cùng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, Fortimel Powder có thể phù hợp cho người bị thiếu máu.

Sữa là sản phẩm chỉ hỗ trợ một phần, người bệnh thiếu máu quan trọng nhất là duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý khi chọn món ăn cho người thiếu máu

Khi chọn món ăn cho người thiếu máu, cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

bổ sung vitamin c vào chế độ ăn cho người thiếu máu
Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn cho người bị thiếu máu

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Mong rằng thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu được gợi ý trong bài viết này sẽ hữu ích với người bệnh thiếu máu. Ngay khi có triệu chứng thiếu máu, người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chỉ định phương hướng chữa trị hiệu quả, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/thuc-don-tot-cho-suc-khoe-a50060.html