PoD trong marketing là gì? Lợi ích và các hình thức phổ biến

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu khái niệm PoD trong Marketing là gì. Cùng Mikotech theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cách nền tảng này có thể là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của bạn.

PoD trong Marketing là gì?

PoD trong marketing viết tắt của “Point of Differentiation,” hay “Điểm Khác Biệt” trong tiếng Việt. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị, là điểm mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khác biệt và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. PoD giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của khách hàng, đồng thời cung cấp lý do cho họ chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Chỉ số thành công của những điểm khác biệt này sẽ giúp tăng lợi ích của người tiêu dùng và lòng trung thành của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đặc điểm của PoD trong Marketing

PoD có 3 đặc điểm chính:

Lợi ích của PoD trong Marketing

Tạo sự khác biệt với đối thủ

Việc sở hữu nhiều điểm PoD là một lợi thế lớn trong Marketing. Bất kể là sự khác biệt về hàng hóa, giá cả hay các dịch vụ hỗ trợ đều có thể giúp doanh nghiệp tạo ra khoảng cách lớn so với các đối thủ của mình. Đây cũng chính là nền tảng để doanh nghiệp đứng vững trước sự biến động của thị trường kinh tế.

Xây dựng niềm tin với khách hàng

Sự khác biệt của sản phẩm càng đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì càng tăng cao khả năng mua hàng của khách hàng.

Thông qua các điểm PoD, doanh nghiệp dễ dàng “gõ cửa” lòng trung thành và niềm tin của khách hàng. Bằng việc cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, không khó để doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu hơn ở thương hiệu của mình.

Thu hẹp đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp

Nhờ những chiến lược khác biệt hóa thương hiệu, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định rõ hơn tệp khách hàng mục tiêu của mình, những ai đang thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, bạn có thể thu hẹp và tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu cụ thể, giúp phân bố nguồn tiền vào các hoạt động marketing hiệu quả hơn.

Thu được lợi nhuận cao hơn

Với những điểm PoD, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra giá bán cao hơn so với thị trường. Bởi hầu hết khách hàng đều sẵn sàng chi tiền cho những tính năng nổi bật hay vẻ ngoài sáng tạo của sản phẩm.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tạo sự khác biệt bằng cách đưa ra giá bán thấp hơn so với thị trường để thu hút lượng mua hàng cao hơn và đem lại lợi nhuận hiệu quả hơn.

Khám phá thêm về: TOP 126 thuật ngữ Marketing 2024 cần phải biết nếu là Marketer

Các hình thức PoD phổ biến

Khác biệt về sản phẩm

Những sản phẩm của doanh nghiệp phải sở hữu những tính năng đặc biệt, nổi bật so với các sản phẩm cạnh tranh khác hoặc phải là sản phẩm duy nhất cung cấp tính năng đặc biệt cho người dùng. Đây là cách nhanh nhất để giúp doanh nghiệp đi đầu trong một ngành hàng nào đó.

Tuy nhiên nếu sản phẩm có sự khác biệt quá lớn thì sẽ khiến người dùng không thể chấp nhận được. Vì sản phẩm có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn mong đợi hoặc có thể nhanh chóng lỗi thời khi có những sản phẩm mới nổi bật hơn xuất hiện.

Ví dụ trong chiến dịch quảng bá điện thoại của hãng Samsung, sản phẩm điện thoại có màn hình 5.3inch được tung ra vào tháng 10/2011 là sự khác biệt khiến nhiều khách hàng “mê mẩn”, giúp cả sản phẩm và thương hiệu có được chỗ đứng nhất định trên thị trường và trong lòng nhiều khách hàng tiềm năng.

Khác biệt về định giá sản phẩm

Giá cả là yếu tố quan trọng để “đánh” vào tâm lý của nhiều khách hàng. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá khác so với tiêu chuẩn của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh. Sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

Tuy nhiên, để có lợi thế từ việc đưa ra mức giá cao hơn, chất lượng của sản phẩm phải phù hợp với giá cả, nếu không, người tiêu dùng sẽ mất quyền lợi vì không nhận được những gì họ phải trả.

Chiến lược khác biệt tập trung

Các nguyên tắc tập trung sự khác biệt tương tự như tất cả các chiến lược phân biệt khác. Nơi nó phân biệt một số tính năng từ các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, sự khác biệt hóa tập trung vào một phân khúc cụ thể trong một thị trường, nơi nó cho phép các doanh nghiệp tập trung vào thế mạnh của họ để củng cố lòng tin của khách hàng về sản phẩm đó.

Ưu và nhược điểm của PoD

ưu nhược điểm của POD trong Marketing
ưu nhược điểm của POD trong Marketing

Ưu điểm của PoD

Việc áp dụng những chiến lược khác biệt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp như:

Nhược điểm của PoD

Bên cạnh những ưu điểm, PoD cũng có những nhược điểm sau:

Mối quan hệ giữa PoP và PoD trong Marketing

PoP và PoD trong marketing la gì? PoP và PoD là hai yếu tố phải có khi thực hiện một chiến dịch Marketing cho sản phẩm. PoP là Point of Parity - điểm ngang bằng. Đây là những đặc điểm mà cả sản phẩm của doanh nghiệp có và đối thủ cạnh tranh đều có, giúp thúc đầy người tiêu dùng thêm thương hiệu của bạn vào danh sách các lựa chọn thay thế để xem xét.

Những thuộc tính này không phải là yếu tố khác biệt của thương hiệu và không nên được sử dụng làm thông điệp chính trong truyền thông, thông điệp hướng đến khách hàng mục tiêu.

Khi bạn muốn định vị thương hiệu và xác định lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định được 2 điểm PoP và PoD:

Khi bạn đang tạo các phần tiếp thị, chiến dịch và trang đích, PoP sẽ giúp thương hiệu/sản phẩm được coi là bình đẳng/tương tự với các sản phẩm trong cùng một danh mục. PoD sẽ giúp khách hàng biết đến thương hiệu và sản phẩm nhiều hơn thông qua các thông điệp được làm nổi bật.

Để có thể cạnh tranh tốt, bạn cần kết hợp hiệu quả giữa các điểm tương đương và điểm tương đồng, từ đó tạo ra một sản phẩm vừa có chất lượng, vừa có sự sáng tạo và đổi mới.

Lời kết

Qua bài viết trên, Miko Tech đã giúp bạn hiểu PoD trong marketing là gì. Đây là một khía cạnh quan trọng để nâng cao sự khác biệt và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hiểu rõ khái niệm này và áp dụng nó vào chiến lược tiếp thị của bạn có thể là một bước quan trọng đến sự thành công. Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè của bạn để họ cũng có cơ hội tận dụng PoD để phát triển kinh doanh của họ!

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/pod-trong-marketing-la-gi-a49295.html