Van tim là gì? Những điều cần biết về cấu tạo và chức năng của van

Van tim là một phần của trái tim và hoạt động giống như những “cánh cửa”, giữ vai trò mở và đóng để máu chảy từ vùng này sang vùng khác trong tim. Khi van tim trục trặc, không đóng và mở đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể của tim.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Oanh, khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Cấu tạo và chức năng của van tim

Van tim là gì?

Van tim là một phần của trái tim và hoạt động giống như những “cánh cửa”, giữ vai trò mở và đóng để đảm bảo máu di chuyển đúng lúc và đúng hướng từ vùng này sang vùng khác.

Trái tim có 4 van, bao gồm:

Hệ thống van tim
Hệ thống van tim

Van tim hoạt động như thế nào?

Trái tim có 4 buồng: hai tâm nhĩ (buồng ở phía trên) và hai tâm thất (buồng ở phía dưới), đảm nhận chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim thực hiện việc co bóp, các van tim sẽ tuần tự đóng, mở theo đúng chu kỳ tâm trương. Điều này giúp cho máu chảy tâm thất và hai động mạch lớn đúng thời điểm.

Quá trình bơm máu của tim
Quá trình bơm máu của tim

Cấu tạo và chức năng của 4 van tim

Mỗi van tim có cấu tạo và chức năng cụ thể khác nhau.

Một số bệnh lý van tim thường gặp

Nếu van tim đóng, mở bất thường sẽ gây ra một số bệnh lý, bao gồm:

Van tim có thể bị nhiều vấn đề cùng một lúc (hở van và hẹp van tim) và nhiều van tim cùng bị ảnh hưởng. Lúc này, tim có thể bị tổn thương nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quá trình bơm máu đi khắp cơ thể. (4)

Các dấu hiệu nhận biết bất thường van tim

Khi một hoặc nhiều van tim có bất thường, đóng, mở không đúng nhịp, hoặc không đóng, mở hoàn toàn, khiến dòng máu chảy qua tim đến với các bộ phận khác trên cơ thể bị gián đoạn.

Một số trường hợp, bệnh nhân bị các vấn đề ở van tim trong thời gian dài nhưng lại không có triệu chứng rõ rệt. Tình trạng van tim có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, vì vậy các dấu hiệu có thể xuất hiện, như là:

Bệnh van tim có thể gây ra nhiều biến chứng như: suy tim, đột quỵ, hình thành huyết khối, rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là gây tử vong.

>> Xem thêm: 2 loại van tim nhân tạo: Ưu, nhược điểm và lựa chọn van phù hợp

Phương pháp chẩn đoán bệnh van tim thường gặp

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất người bệnh và lắng nghe tiếng thổi ở tim để có được những đánh giá ban đầu về các bất thường ở van tim.

Cùng với đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, chỉ định thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng nhằm củng cố chẩn đoán tình trạng van tim của người bệnh, chẳng hạn:

Siêu âm tim là một trong những phương pháp có thể được chỉ định trong chẩn đoán bệnh van tim
Siêu âm tim là một trong những phương pháp có thể được chỉ định trong chẩn đoán bệnh van tim

Lưu ý để giúp van tim luôn khỏe mạnh

Để giúp van tim luôn khỏe mạnh, việc thực hiện một lối sống lành mạnh cho tim là rất quan trọng, bao gồm:

Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị bệnh van tim và các bệnh tim mạch tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

van tim là một phần quan trọng của tim nên những bất thường của van tim cần được phát hiện sớm, theo dõi chặt chẽ và can thiệp vào thời điểm phù hợp. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu khác thường, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/tim-la-gi-a49143.html