NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O | NaHCO3 ra Na2SO4

Phản ứng NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O | NaHCO3 ra Na2SO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng phân tử NaHCO3 + H2SO4

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng NaHCO3 ra Na2SO4

Nhiệt độ thường

3. Phương trình ion rút gọn NaHCO3 + H2SO4

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Phương trình ion rút gọn:

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

4. Hiện tượng phản ứng khi cho dung dịch NaHCO3 tác dụng H2SO4

Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng H2SO4 thấy xuất hiện khí không màu thoát ra.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của NaHCO3 (Natri hidrocacbonat)

NaHCO3 là một muối axit nhưng thể hiện tính axit yếu tác dụng với axit mạnh tạo muối mới và nước và đồng thời cũng giải phóng khí CO2.

5.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

H2SO4 là một axit mạnh tác dụng được với muối.

6. Tính chất hóa học của NaHCO3 (Natri hidrocacbonat)

NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3 và khí CO2.

6.1. Nhiệt phân tạo thành muối và giải phóng CO2

2NaHCO3 → Na2CO3 +CO2↑ + H2O

6.2. Thủy phân tạo thành môi trường Bazơ yếu

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

6.3. Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước

Tác dụng với Axit Sunfuric:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4+ 2H2O + 2CO2

Tác dụng với axit Clohiric:

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

6.4. Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

Tác dụng với Ca(OH)2:

NaHCO3+ Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O.

Một trường hợp khác có thể tạo thành 2 muối mới với phương trình phản ứng:

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.

Tác dụng với NaOH:

NaHCO3 + NaOH → H2O + Na2CO3

7. Điều chế NaHCO3

Điều chế hóa chất natri bicacbonat bằng cách cho phản ứng giữa cacbonat canxi, clorua natri, amoniac, và điôxít cacbon trong nước.

Cho điôxit cacbon tác dụng với dung dịch hydroxit natri trong nước, kết quả tạo ra cacbonat natri. Sau đó ta cho thêm điôxit cacbon để tạo ra sản phẩm là bicacbonat natri, tiếp theo tiến hành cô đặc đủ cao để thu được muối khô:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2Na2CO3

Tro soda được đem hòa tan vào nước và xử lý với điôxít cacbon, cuối cùng bicacbonat natri được tạo ra ở dạng rắn:

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

8. Tính chất hoá học của H2SO4

8.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

8.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

9. Bài tập vận dụng

Câu 1. Chất nào sau đây lưỡng tính?

A. Fe(OH)3.

B. Mg(OH)2.

C. NaCl.

D. NaHCO3.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. HCl.

B. K2SO4.

C. Ba(OH)2.

D. HClO4.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 3. Muối nào sau đây là muối axit?

A. NH4NO3.

B. Na3PO4.

C. Ca(HCO3)2.

D. CH3COONa.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. K2CO3.

B. (NH4)2CO3.

C. Al(OH)3.

D. NaHCO3.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.

A. 21,4

B. 42,8

C. 32,1

D. 20,4

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3

M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O

M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2O

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.

35,5 .2 - 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)

⇒ mmuối clorua = mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4 (gam)

Câu 6. Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO31,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48

B. 3,36

C. 2,24

D. 1,12

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

nCO32- = 0,15 mol ; nHCO3- = 0,1 mol ; nH+ = 0,2 mol

CO32- + H+ → HCO3- (1)

0,15 0,15

HCO3- + H+ → CO2 + H2O (2)

0,05

Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên phản ứng xảy ra theo trình tự

Sau phản ứng (1) nH+ còn: 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol) nên HCO3- dư.

⇒ VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là:A. 2,00

B. 0,75

C. 1,25

D. 1,00

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

nOH- = nNaOH+ 2nCa(OH)2 = 0,05 mol

nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

CO2+ OH- → HCO3-

0,03

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

0,02

Ca2+ + CO32- → CaCO3

0,0125

⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g

Câu 8. Nung 65,1 gam muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500 ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475 gam kết tủa. Tìm kim loại M?

A. Mg

B. Ba

C. Ca

D. Na

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình phản ứng tổng quát

MCO3 → MO + CO2

nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol

Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3

nBaCO3= 34,475/197 = 0,175 mol

nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2

TH1 chỉ tạo thành muối cacbonat → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol

→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372

→ không có kim loại nào phù hợp

TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol

Bảo toàn nguyên tố Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3

nCO2 = nBaCO3+ 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol

nMCO3 = nCO2 = 0,775 mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M = 24 → M: Mg

Câu 9. Nung 14,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 được 7,6 gam chất rắn và khí X. Dẫn toàn bộ lượng khí X vào 100 ml dung dịch KOH 1M thì khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 10 gam

B. 20 gam

C. 15 gam

D. 25 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/nahco3-h2so4-a49050.html