Top 10 game ức chế nhất thế giới khiến bạn đập máy lúc chơi
Getting Over It With Bennett Foddy là tựa game vừa bựa vừa khó. Bựa vì tạo hình nhân vật ngộ nghĩnh: cởi trần, bị kẹt trong một chiếc lu,... Khó vì bạn phải dùng duy nhất một chiếc búa tạ để vượt chướng ngại vật và chỉ cần một động tác sai thôi cũng đủ để khiến mọi cố gắng của bạn từ đầu game đến giờ trở về con số 0.
Vì tính siêu bựa và siêu khó của mình mà từng có một thời người người, nhà nhà đều chơi Getting Over It With Bennett Foddy. Trò chơi nổi tiếng đến mức, theo thông tin của Google thì trung bình cứ mỗi giờ trôi qua sẽ có 12.000 lượt tìm kiếm từ khóa có liên quan đến game.
Chuột gaming, bàn phím gaming, tai nghe gaming sắm ngay với ưu đãi 50%
Flappy Bird
Flappy Bird có lối chơi nghe thì khá đơn giản: điều khiển chú chim vượt qua khoảng trống giữa 2 đường ống nước, nhưng khi bắt đầu chơi mới biết được cảm giác ức chế mà nó đem lại - quá khó. Để chú chim của bạn có thể bay, bạn buộc phải ấn liên tiếp vào màn hình. Trong khi khoảng trống thì khá hẹp còn mỗi lần bấm thì chú chim của bạn sẽ nảy lên rất nhiều (quá nửa kích thước khoảng trống) và chỉ cần sơ ý để chú chim chạm vào đường ống thôi thì bạn sẽ phải chơi lại từ đầu.
Trò chơi khó đến mức, theo thông tin của nhà phát hành, thì có hàng chục triệu người không thể kiếm được 1 điểm (tương ứng với 1 lần vượt qua khoảng trống thành công) trong lần chơi đầu tiên. Ức chế hơn, khi điểm số bạn càng cao thì số lượng ống nước xuất hiện ngày một dày đặc với đủ các kích thước khác nhau và sẽ thay đổi liên tục sau mỗi lần chơi lại.
Cat Mario
Cat Mario hay Syobon Action là trò chơi có lối chơi đi cảnh khá giống game Mario nhưng có độ ức chế kinh khủng hơn rất nhiều. Người chơi sẽ điều khiển một chú mèo di chuyển qua lại trên màn hình, vượt chướng ngại vật để qua màn chơi tiếp theo. Tuy nhiên, game có rất nhiều cạm bẫy ẩn chỉ xuất hiện khi người chơi bước lên chúng.
Cách duy nhất để phá đảo trò chơi là chết thật nhiều lần để ghi nhớ tất cả cạm bẫy. Đương nhiên, nếu không may bị mất mạng thì bạn sẽ phải chơi lại từ đầu màn chơi đó. Mặc dù có lối chơi siêu ức chế là thế, nhưng cũng chính nó đã khiến cho người chơi không tâm phục khẩu phục và điên cuồng chơi lại với hy vọng có thể phá đảo tựa game.
Jump King đưa người chơi vào vai một hiệp sĩ thời trung cổ, thay vì đánh nhau với quái vật để giải cứu công chúa thì bạn sẽ phải tìm cách nhảy lên đến đỉnh núi để giải cứu nàng. Tuy nhiên đó cũng là điểm gây ức chế của game. Đa số những địa hình người chơi có thể đứng được thường có diện tích khá nhỏ, trong khi bạn không thể canh được lực nhảy chuẩn xác của chàng hiệp sĩ và nếu không may nhảy hụt thì sẽ bị rơi xuống vách núi.
Nếu may mắn, sẽ có một bề mặt phẳng đỡ bạn, ngược lại, bạn có thể bị rơi một mạch xuống vị trí ban đầu, tức là phải bắt đầu lại từ con số 0 tròn trĩnh. Chính vì thế mà có rất nhiều người chơi phải bỏ cuộc giữa chừng vì những trải nghiệm tiêu cực mà nó mang lại, một số ít vẫn tiếp tục chơi vì họ muốn biết được mặt công chúa và phần thưởng gì đang chờ đợi họ ở trên đỉnh núi, có xứng đáng với những công sức mà họ phải bỏ ra hay không.
Trap Adventure 2 là tựa game có độ khó đúng với cái tên gọi của nó: Trap (cạm bẫy). Thật vậy, game chứa đựng rất nhiều bẫy ẩn xuất hiện một cách rất vô lý. Ví dụ khi bạn tưởng chừng như sắp nhảy thành công qua một hầm chông thì bất ngờ tại nơi bạn chuẩn bị tiếp đất lại xuất hiện một hầm chông khác (thứ mà rõ ràng không hề xuất hiện trước đó) và thế là nhân vật của bạn mất mạng.
Khó chịu hơn là khi mất mạng thì bạn sẽ phải chơi lại màn chơi đó và mạng của nhân vật thì cũng chỉ có hạn, khi mạng về 0 thì cũng là lúc bạn phải chơi lại toàn bộ từ đầu. Đương nhiên, số bẫy ẩn sẽ lớn hơn gấp nhiều lần số mạng tối đa mà bạn có nên hãy chuẩn bị tinh thần thật vững để không phải đập bàn phím vì ức chế nhé!
Hand Simulator có lối chơi tưởng chừng như rất đơn giản là điều khiển 2 tay của nhân vật làm theo ý mình. Tuy nhiên 2 tay đó sẽ không bao giờ tuân theo lệnh của người chơi. Ví dụ, bạn đang thấy nòng của một cây súng đang chĩa về phía mình, sợ nguy hiểm nên bạn liền điều khiển tay quay khẩu súng qua hướng khác, nhưng thay vì quay súng thì nó lại vô tình bóp cò và thế là nhân vật của bạn tự sát.
Có thể nói đây là tựa game vừa khiến bạn cười vừa khiến bạn mếu. Cười vì độ bựa mà nó mang lại còn mếu vì điều khiển mãi mà vẫn không làm chủ được 2 tay của nhân vật. Bên cạnh đó, game còn có chế độ chơi chung với bạn bè với nhiều màn chơi khác nhau (sinh tồn, kinh dị, giả lập làm bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân,...) đảm bảo sẽ khiến bạn cười ra nước mắt.
Cuphead là tựa game được chuyển thể từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng Cuphead, người chơi sẽ vào vai 2 anh em Cuphead (người chơi 1) và Mugman (người chơi 2). Sau khi để thua trong một trận cá cược với chúa quỷ, để không bị mất linh hồn, 2 anh em đã đồng ý trở thành người thu nợ cho quỷ.
Những con nợ của ác quỷ rất cứng đầu, buộc người chơi phải chiến đấu và đánh bại chúng thì mới chịu ngoan ngoãn trả nợ. Tuy nhiên, để đánh bại từng con nợ là một chuyện không hề dễ dàng, chúng sẽ liên tục tấn công người chơi bằng rất nhiều chiêu thức khác nhau. Không những thế, khi người chơi hạ gục chúng lần đầu tiên thì con nợ sẽ chuyển sang dạng chiến đấu thứ 2 với mức sức mạnh khủng khiếp hơn. Nếu máu của người chơi tụt về 0 thì bạn phải chiến đấu lại với con nợ từ đầu.
Tham khảo ngay các mẫu chuột Gaming giảm giá nhiều nhất:
Human: Fall Flat là tựa game sẽ khiến bạn ức chế vì cười quá nhiều. Thật vậy, game sở hữu một lối chơi vô cùng đơn giản: giải đố để qua màn, nhưng cách để giải đố thì hỏi chấm. Người chơi sẽ điều khiển một nhân vật không khác gì như đang say rượu với 2 tay luôn đung đưa và thân hình siêu vẹo ngã nghiêng lung tung. Thậm chí là có thể vấp phải chân của chính mình và ngã.
Mặc dù rất ức chế nhưng với độ vô dụng vô hạn của nhân vật, dần dần bạn cũng sẽ chấp nhận vì ngoài việc cười ra thì bạn đâu thể làm gì để nhân vật của bạn khá khẩm hơn. Đây cũng là mục đích của nhà phát triển khi họ muốn hướng tựa game của mình thuần về giải trí hơn là giải đố.
Super Meat Boy là tựa game có lối chơi với tốc độ cực kỳ cao, đòi hỏi người chơi phải có phản xạ cực kỳ nhạy bén vì dù bạn chỉ bấm nút duy chuyển 1 lần rồi bỏ ra thế nhưng nhân vật của bạn đã di chuyển được 1 đoạn khá xa. Không những thế, các chướng ngại vật, cạm bẫy hay quái vật sẽ xuất hiện liên tục và sẽ thay đổi ở mỗi lần bạn chơi lại.
Không những thế, người chơi cũng sẽ chỉ có 3 mạng cho mỗi màn chơi, nếu không may số mạng về 0 mà bạn chưa phá đảo màn chơi đó thì bắt buộc người chơi phải chơi lại từ màn chơi đầu tiên. Mặc dù đã ra mắt cách đây hơn 10 năm nhưng sức hút của game vẫn là rất lớn.
Touhou Project Series
Touhou Project Series có lối chơi tương tự game bắn gà tuổi thơ. Tuy nhiên, kẻ thù của bạn sẽ liên tục thả ra những cơn mưa đạn theo đúng nghĩa đen và với số lượng máu ít ỏi của mình, nếu không kịp né tránh thì bạn sẽ bị hạ gục và phải chơi lại từ đầu.
Khó chịu hơn, vượt qua những tên lính lác đã khó, khi chạm trán với boss lại còn khó hơn gấp bội khi giờ đây nó không còn bắn ra mưa đạn nữa mà là một biển đạn. Không những thế, các con boss còn có một lượng máu dồi dào, các đòn tấn công thay đổi liên tục, không cho người chơi một khắc giải lao nào.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn chọn được cho mình những tựa game phù hợp với lối chơi của bản thân từ Top 10 game ức chế nhất thế giới khiến bạn đập máy lúc chơi. Chúc bạn có những trải nghiệm chơi game tuyệt vời!
Một số mẫu laptop gaming cho bạn thỏa sức chiến game đang bán tại Thế Giới Di Động
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/uc-game-a49044.html