Theo GS. Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền… Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị cho mình những mâm cỗ cúng khác nhau.
Ở miền Bắc, mọi người thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Người miền Bắc quan niệm, sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã lên chầu trời.
Mâm cỗ cúng ông Táo theo truyền thống của người Bắc sẽ có những món cơ bản sau:
Nếu là cá chép sống, sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh.
Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ, vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác. Ngoài các món cơ bản, trong mâm cơm cũng có cá ngừ hay cá thu...
Với miền Nam, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng từng chia sẻ, đưa ông Táo về trời là tục lệ kế thừa từ miền Bắc, trải qua hàng trăm năm đã được Nam Bộ hóa.
Nghi thức cúng ông Táo của người miền Nam gồm bộ đồ giấy cò bay ngựa chạy đốt lên để làm phương tiện cho ông Táo về trời. Người miền Nam cũng thường đốt cá chép bằng giấy vàng mã.
Người dân cúng ông Táo tại bếp. Thủ tục cúng đơn giản, đặt lư hương với đĩa trái cây, bánh trái; người kỹ hơn cúng gà theo hiện đại nhưng giá trị gốc vẫn bảo toàn.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/mam-cung-ong-tao-2024-a48974.html