5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Kỷ Nguyên Mới (Phần 5)

Sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) hay IT (Information Technology) đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và thay đổi cách con người làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, để hiểu rõ về CNTT hơn, chúng ta hãy nhìn lại quá trình phát triển của nó qua từng thời kỳ nhé.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_thumb

Bài viết này sẽ tập trung vào giai đoạn hiện đại nhất của lịch sử phát triển công nghệ thông tin, từ năm 2010 tới nay, là giai đoạn có nhiều chuyển biến công nghệ số mang tính cách mạng, đưa loài người sang một trang mới của công nghệ thông tin. Trong bài có một số công nghệ được nhắc đến có thể không được phát minh trong giai đoạn từ sau 2010, bài viết chỉ xét thời kỳ hoàng kim của chúng, giai đoạn mà những công nghệ này thực sự bùng nổ.

1. Ngôn ngữ lập trình Kotlin (2011)

Tháng 7/2011, JetBrains giới thiệu Project Kotlin, một ngôn ngữ mới cho JVM được phát triển trong vòng 1 năm. Mục tiêu của Kotlin là trở thành ngôn ngữ hướng đối tượng mạnh mẽ cho nền tảng công nghiệp, đồng thời "tốt hơn" Java nhưng vẫn tương thích hoàn toàn với mã Java, cho phép các công ty chuyển đổi dần sang Kotlin.

Kotlin nhanh chóng được cộng đồng lập trình viên đón nhận nhờ tính an toàn, súc tích và khả năng tương thích với Java. Kotlin được sử dụng rộng rãi trong phát triển ứng dụng Android, ứng dụng web đa nền tảng, và backend. Google tiếp tục đầu tư vào phát triển Kotlin, tích hợp nó vào nhiều sản phẩm và dịch vụ của mình. Cộng đồng Kotlin ngày càng phát triển, với nhiều thư viện, công cụ và tài nguyên được tạo ra để hỗ trợ lập trình viên.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_1

Kotlin là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng bởi các công ty lớn như Google, Netflix, Uber, và nhiều hơn nữa. Nó được đánh giá cao bởi tính an toàn, hiệu quả và khả năng tương thích, hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Mầm Mống Sơ Khai (Phần 1)

2. Ngôn ngữ lập trình TypeScript (2012)

Tháng 2/2012, Microsoft giới thiệu TypeScript, một siêu tập của JavaScript được phát triển bởi Anders Hejlsberg, cha đẻ của ngôn ngữ C#. Mục tiêu của TypeScript là khắc phục những hạn chế của JavaScript khi phát triển các ứng dụng web quy mô lớn, đặc biệt là về mặt bảo mật và khả năng bảo trì.

Năm 2017, TypeScript được xếp hạng là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 4 trên GitHub. Không dừng lại ở đó, Microsoft vẫn tiếp tục đầu tư vào phát triển TypeScript, tích hợp nó vào nhiều sản phẩm và dịch vụ của mình như Visual Studio, Azure và Office 365. TypeScript được tích hợp vào WebAssembly, cho phép viết mã TypeScript có thể chạy hiệu quả cao hơn trong trình duyệt web.

Ngày nay, TypeScript là một trong những ngôn ngữ lập trình JavaScript phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng bởi hàng triệu lập trình viên trên toàn thế giới. Ngôn ngữ được đánh giá cao bởi tính an toàn, khả năng bảo trì và khả năng mở rộng, giúp các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng web mạnh mẽ và hiệu quả.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_2

3. Điện toán đám mây (2010s)

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Ý tưởng về điện toán đám mây bắt nguồn từ những năm 1960 với khái niệm "máy tính tiện ích" của J.C.R. Licklider và "grid computing" của những năm 1980. Sự ra đời của Internet và sự phát triển của các công nghệ như ảo hóa và lưu trữ dữ liệu đã đặt nền tảng cho sự phát triển của điện toán đám mây. Đầu những năm 2000: Các dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên được cung cấp, bao gồm lưu trữ email, chia sẻ tệp và các ứng dụng web.

Cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, điện toán đám mây trở nên phổ biến hơn với sự ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud Platform (GCP). Hiện này có 3 công nghệ điện toán đám mây chính, đó là “điện toán đám mây đa đám mây” (sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để tăng tính linh hoạt và khả năng phục hồi); “điện toán đám mây cạnh” (xử lý dữ liệu gần với nguồn tạo dữ liệu để giảm độ trễ và tăng hiệu suất); “điện toán đám mây serverless” (thanh toán cho các nguồn lực điện toán đám mây khi sử dụng, loại bỏ nhu cầu quản lý cơ sở hạ tầng)

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_3

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Sự Nảy Mầm (Phần 2)

4. Trí tuệ nhân tạo (2010s)

Hình thái sơ khai của Trí tuệ nhân tạo (AI) mặc dù đã được nhen nhóm từ năm 1943, khi Arthur Samuel phát minh ra một máy tính có thể tự chơi cờ vua. Tuy nhiên phải mất gần 70 năm sau, vào cuối những năm 2000s, khi Internet đã trở nên mạnh mẽ và phủ rộng hơn bao giờ hết, chúng ta mới có thể tạo ra được những Trí tuệ nhân tạo hiện đại hoàn chỉnh, thông qua các thuật toán như học tăng cường và học sâu.

Năm 2015, cả thế giới phải sửng sốt trước sự ra đời của robot trí tuệ nhân tạo Sophia, là một trong những robot được thiết kế dưới hình dáng của con người và nói chuyện gần giống với một con người bình thường. Năm 2016, trí tuệ nhân tạo có tên AlphaGo của Google DeepMind đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Sedol. Hiện nay, AI đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, giao thông vận tải, sản xuất và dịch vụ khách hàng.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_4

5. Internet vạn vật (2010s)

Thuật ngữ IoT hay Internet vạn vật đề cập đến mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau. Nhờ sự ra đời của chip máy tính giá rẻ và công nghệ viễn thông băng thông cao, ngày nay, chúng ta có hàng tỷ thiết bị được kết nối với internet. Điều này nghĩa là các thiết bị hàng ngày như bàn chải đánh răng, máy hút bụi, ô tô và máy móc có thể sử dụng cảm biến để thu thập dữ liệu và phản hồi lại người dùng một cách thông minh.

Khái niệm về các thiết bị được kết nối với nhau lần đầu tiên được đề cập từ những năm 1970 với thuật ngữ thời bấy giờ gọi là "điện toán lan tỏa". Tới năm 1999, Kevin Ashton đặt ra thuật ngữ "Internet of Things" (IoT) để mô tả việc sử dụng mã vạch và RFID để theo dõi hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Từ những năm 2010, sự phát triển tột bậc của wifi, bluetooth và điện toán đám mây đã khiến công nghệ IoT thật sự bùng nổ, kết nối vạn vật với nhau thông qua mạng lưới Internet.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_5

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Sự Bùng Nổ (Phần 3)

6. Big Data (2010s)

Thuật ngữ "Big Data" xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990 để mô tả khối lượng dữ liệu khổng lồ và tốc độ tạo ra dữ liệu ngày càng tăng của hệ thống Công nghệ Thông tin trong các công ty. Chính sự phát triển của Internet, cảm biến và các thiết bị tạo dữ liệu khác đã dẫn đến sự gia tăng đột biến về lượng dữ liệu được tạo ra.

Tuy rằng từ những năm đầu tiên của thế kỉ 21, các công nghệ như Hadoop và MapReduce được phát triển để xử lý và phân tích dữ liệu lớn hiệu quả hơn. Nhưng phải từ sau 2010 trở đi, sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép phân tích dữ liệu phức tạp hơn và chiết xuất thông tin chi tiết có giá trị hơn so với các công nghệ khác trước đó.

Big Data là tập dữ liệu có kích thước khổng lồ, vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống truyền thống, được tạo ra và thay đổi liên tục với tốc độ cực kỳ cao. Nó bao gồm nhiều loại dữ liệu khác nhau, có cấu trúc và không cấu trúc. Bên trong mỗi tập Dữ liệu lớn tiềm ẩn nhiều giá trị có thể được khai thác giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn so với dữ liệu vi mô thông thường. Hiện tại, công nghệ Big Data chủ yếu xuất hiện trong các lĩnh vực như Kinh doanh, Khoa học hay được Chính phủ sử dụng để quản lí đất nước và bảo vệ an ninh quốc gia.

5_giai_doan_phat_trien_cua_cong_nghe_thong_tin_phan_5_6

Xem thêm: 5 Giai Đoạn Phát Triển Của Công Nghệ Thông Tin: Bước Ngoặt (Phần 4)

Follow HR1Tech để khám phá thêm những bài viết thú vị khác nhé.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/thuat-ngu-cong-nghe-thong-tin-xuat-hien-lan-dau-tien-vao-nam-nao-a48913.html