Đo chiều cao là cách duy nhất giúp bạn biết được mình đang cao bao nhiêu, đã tăng thêm bao nhiêu so với thời gian trước và quan trọng nhất là biết được chiều cao hiện tại của bản thân đã đạt chuẩn hay chưa.
Đo chiều cao là cách để biết được sự thay đổi tầm vóc trong khoảng thời gian nhất định
Chúng ta thường lấy bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi của WHO làm “tọa độ gốc” để so sánh với sự thay đổi chiều cao trong từng giai đoạn. Chỉ khi biết được chiều cao chính xác của bản thân ở thời điểm hiện tại, bạn mới biết được chiều cao đã đạt mức phát triển với những người khác trong cùng nhóm tuổi hay chưa.
Sự thay đổi chiều cao cũng phản ánh hiệu quả những cách tăng chiều cao mà bạn đã áp dụng. Thông qua phép đo chiều cao bạn có thể biết được sự thay đổi này, từ đó điều chỉnh kế hoạch tăng chiều cao phù hợp hơn.
Để đo chiều cao, tất nhiên là bạn sẽ cần có:
- Một bức tường bằng phẳng với phương thẳng đứng để làm điểm phản chiếu
- Một bộ thước dây đo chiều cao hoặc những vật dụng để làm thước tương ứng (giày, giấy in theo khổ, dây dù,....) với từng cách được hướng dẫn phía dưới
Điều quan trọng khác chính là chuẩn bị tư thế sẵn sàng để đo chiều cao. Tư thế của bạn như thế nào sẽ được hướng dẫn chi tiết ở mục lưu ý phía cuối bài nhé.
Đứng dựa vào tường là cách đo chiều cao chính xác dành cho mọi lứa tuổi và có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Để biết được chiều cao bằng cách này, bạn có thể tham khảo những bước sau:
- Đứng thẳng người với bả vai, mông và gót chân chạm vào mặt tường
- Sử dụng phấn viết hoặc bút chì đánh dấu vị trí mà đỉnh đầu tiếp xúc với mặt tường.
- Dùng thước thẳng đo khoảng cách từ mặt đất đến điểm được đánh dấu.
- Kết quả thu được chính là chiều cao hiện tại của bạn.
Tư thế đo chiều cao cần thẳng với cổ, mông, gót chân chạm vào mặt tường
So với phép đo đứng dựa lưng vào tường, đo chiều cao trực tiếp sẽ nhanh hơn, kết quả cũng chính xác không kém. Hãy chuẩn bị một bộ thước đây và thực hiện theo các bước sau đây.
- Đứng thẳng người với cổ, mông và gót chân cùng nằm trên một đường thẳng
- Đặt một đầu thước dây phía dưới chân và đầu còn lại phía trên đỉnh đầu
- Giữ cho thước và thân người đều thẳng hết cỡ.
- Số đo mà thước dây thu được tính từ chân đến đỉnh đầu chính là chiều cao của bạn.
Cách đo chiều cao dựa vào bảng đo chiều cao rất tiện lợi, thao tác đo cũng đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể tìm mua bảng đo này ở nhà sách, chợ hoặc các siêu thị bán đồ cho bé.
Bảng đo chiều cao sẽ được dán cố định trên tường. Bạn chú ý dán phần chân của bảng bằng với phần chân chạm sàn để thu được kết quả chính xác khi đo nhé.
Đo chiều cao trên bề mặt nằm ngang thường được thực hiện cho trẻ sơ sinh hơn là trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi lẽ các bé ở tuổi này chưa thể đứng vững hay đứng thẳng người vì hệ xương còn rất yếu. Phép đo chiều cao trên bề mặt nằm ngang cần sự hỗ trợ của 2 người.
Cách đi chiều cao trên bề mặt nằm ngang thường áp dụng cho trẻ sơ sinh
Để đo chiều cao trên bề mặt nằm ngang, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
- Cho bé nằm ngửa người trên mặt phẳng ngang (mặt sàn, mặt bàn,...)
- Một người giữ đầu của bé chạm nhẹ với mặt tường hoặc đầu giường, người còn lại nắm lấy hai cổ chân của bé và kéo thẳng
- Đặt thước đo trên mặt phẳng ngay bên cạnh trẻ và đánh dấu kết quả từ đỉnh đầu đến gót chân
Với phép đo chiều cao trên bề mặt nằm ngang, kết quả thu được có thể chênh lệch so với lúc đứng thẳng người khoảng 2.5cm.
Sự phát triển của các ngành công nghệ hiện nay cho phép ra đời nhiều ứng dụng điện tử giúp bạn đo lường chính xác hơn. Nếu sử dụng hệ điều hành Android, bạn vào cửa hàng CH Play, hệ điều hành iOS thì vào App Store rồi tính kiếm ứng dụng đo chiều cao. Một số ứng dụng phổ biến hiện nay là Measure, EasyMeasure, Smart Measure,...
Các bước đo chiều cao bằng điện thoại như sau:
- Mở ứng dụng đo chiều cao vừa cài đặt vào điện thoại
- Hoàn thành các thông tin được yêu cầu và cung cấp ảnh vật thể
- Giữ điện thoại ổn định và có thể di chuyển ở nhiều góc độ khác nhau để thu được kết quả chính xác nhất
Mặc dù tiện lợi và có độ tiến bộ cao nhưng đo chiều cao bằng điện thoại thường mang tính chất ước lượng nhiều hơn, do đó có thể xảy ra sai số so với chiều cao thực tế.
Để đo chính xác chiều cao bằng thước dây, đầu tiên, bạn cần chuẩn bị vật dụng và chú ý những điều sau đây:
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm thước dây, thước dài hoặc thước gấp, gương, bút chì hoặc phấn vẽ, hộp nhỏ hoặc quyển sách.
- Đứng ở mặt sàn bằng phẳng, mặt tường thẳng đứng. Ưu tiên vị trí ngay cạnh cửa hoặc trong góc để dễ sử dụng thước dây hơn.
- Chuẩn bị sẵn sàng để đo chiều cao bao gồm: Cởi bỏ giày và tất, không đội mũ, cài tóc hoặc cột tóc cao.
Sử dụng thước dây giúp bạn đo chiều cao nhanh chóng và chính xác hơn
Thực hiện cách đo chiều cao bằng thước dây theo các bước sau đây:
- Đứng dựa lưng vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước, cằm hướng xuống
- Một tay cầm hộp nhỏ và đặt lên đỉnh đầu, ấn sát vào tường
- Tay còn lại cầm gương, xem hộp đã song song với sàn và vuông góc với tường hay chưa
- Dùng bút chì đánh dấu vị trí đáy hộp tiếp xúc với mặt tường, giữ nguyên hộp khi bạn bước ra ngoài
- Sử dụng thước dây đo khoảng cách từ sàn nhà đến vị trí đã được đánh dấu, đó chính là chiều cao của bạn.
Trong trường hợp thước dây quá ngắn, bạn có thể đo đến vị trí thước dây đo được, ghi lại kết quả, rồi tiếp tục đo từ điểm đó đến vị trí đánh dấu chiều cao. Cộng dồn các kết quả thu được và đó chính là chiều cao thực tế của bạn.
Nếu không có sẵn thước dây hoặc thước thông thường, bạn có thể sử dụng thước tạm để đo chiều cao. Để làm thước tạm, bạn nhớ chuẩn bị dây, băng keo, bút lông và tiền giấy nhé. Làm thước tạm bằng cách đo tờ tiền giấy sẽ dễ hơn vì bạn có thể biết được chiều dài của tờ tiền. Chiều dài của từng loại tiền Việt Nam như sau:
- 500.000 đồng ~ 15.2cm
- 200.000 đồng ~ 14.8cm
- 100.000 đồng ~ 14.4cm
- 50.000 đồng ~ 14cm
- 20.000 đồng ~ 13.6cm
- 10.000 đồng ~ 13.2cm
Các bước làm thước tạm với tiền giấy như sau:
- Đặt tờ tiền bên cạnh sợi dây trên mặt phẳng nằm ngang (mặt sàn, mặt bàn).
- Đánh dấu chiều dài của tờ tiền trên sợi dây bằng bút lông và lặp lại đến khi đạt được chiều dài 1m8.
- Dán sợi dây lên tường bằng băng keo.
Các bước đo chiều cao bằng thước tạm tương tự như đo chiều cao với thước thông thường. Đánh dấu vị trí đỉnh đầu tiếp xúc với mặt tường và xem xét kết quả chiều cao.
So với thước tạm thì thước đứng điện tử sẽ cho kết quả chính xác hơn. Các loại thước đứng thường có ở phòng mạch của bác sĩ hoặc các phòng tập thể hình. Thước đứng thường có kẻ vạch và thanh trượt ngang trên đầu giúp bạn điều chỉnh dễ dàng hơn.
Thước đứng điện tử được sử dụng phổ biến trong phòng khám
Các bước đo chiều cao bằng thước đứng như sau:
- Đặt thước ở vị trí bằng phẳng, điều chỉnh thanh trượt vuông góc với sàn nhà
- Đứng thẳng người trước thước đo, đảm bảo cổ, lưng và gót chân đã nằm trên đường thẳng
- Điều chỉnh thước đo chạm nhẹ đỉnh đầu và giữ nguyên
- Bước ra khỏi thước đo, tìm mũi tên chỉ chiều cao ở ngay phía dưới thanh trượt
Đối với các loại thước đứng điện tử, chiều cao sẽ hiển thị trong màn hình nhỏ. Hiện nay, bạn có thể sử dụng thước đứng dạng tích hợp, vừa có thể đo chiều cao, vừa đo được cân nặng.
Nếu nhà bạn không có sẵn thước dây, bạn vẫn có thể biết được chiều cao hiện tại của mình chỉ bằng những cách đơn giản. Chẳng hạn như đánh dấu chiều cao trên tường rồi sử dụng thước kẻ để đo hoặc có thể sử dụng giấy A4, tiền giấy, thậm chí là chiều dài bàn chân. Trong nội dung phía dưới đây, NuBest Vietnam sẽ “bật mí” cách thực hiện cho bạn nhé.
Mặc dù cách này có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn một chút nhưng đây cũng là cách nhanh nhất để bạn biết được chiều cao hiện tại của bản thân khi không có sẵn thước dây. Các bước thực hiện rất đơn giản như sau:
- Đứng áp lưng vào tường với cổ, mông và gót chân chạm mặt tường
- Dùng một cuốn sách đặt vuông góc với mặt tường. Bạn cũng có thể sử dụng một vật nào đó phẳng và cứng như thớt, hộp các-tông.
Sử dụng sách làm điểm túc xúc giữa tường với đỉnh đầu để đánh dấu chính xác vị trí
- Từ từ trượt vật thể xuống và chạm nhẹ vào đỉnh đầu, đảm bảo vẫn giữ vật thể vuông góc với tường
- Lấy bút chì đánh dấu điểm mà đáy hộp hoặc mặt sách tiếp xúc với đỉnh đầu. Ở bước này, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của người xung quanh để dễ thực hiện hơn.
- Sử dụng thước kẻ đo khoảng cách từ mặt sàn đến điểm vừa đánh dấu, đo tới đâu thì làm dấu tới đó để không bị nhầm lẫn.
- Cộng dồn các kết quả vừa thu được sẽ ra chiều cao của bạn.
Dù hơi khó tin một chút nhưng bạn hoàn toàn có thể biết được chiều cao của mình bằng nhiều vật dụng khác nhau để đo chiều cao. Ngoại trừ thước kẻ còn có tiền giấy, thước đo tạm hoặc số đo giày.
#1. Đo chiều cao bằng thước kẻ
Cách bước đo chiều cao bằng thước kẻ đơn giản như sau:
- Đặt 1 đầu thước trên sàn và điều chỉnh vị trí thước áp sát tường theo phương thẳng đứng.
- Dùng bút chì đánh dấu vị trí đầu thước còn lại trên mặt tường.
- Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho đến khi chạm vào điểm đánh dấu chiều cao của bạn.
- Tốt nhất bạn nên ghi lại từng số đo trên giấy để cộng lại vào lúc cuối dễ dàng hơn.
S
Sử dụng các vật dụng thông thường để đo chiều cao
#2. In thước đo ra giấy để có công cụ chính xác hơn
Nếu tìm kiếm trên Internet, bạn có thể thấy một số mẫu thước đo dài khoảng 30cm. Để đo chính xác hơn, bạn có thể tải về, in ra giấy để tạo thành thước đo chiều cao. Nếu không có máy in, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để đo lường chiều cao.
#3. Dùng tiền giấy để đo chiều cao
Mỗi loại tiền Việt Nam đều có kích thước nhất định và bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để làm thước đo chiều cao. Tuy nhiên cách đo này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn so với những cách đo khác vì khổ in của tiền giấy thường chỉ khoảng dưới 20cm. Bắt đầu với những bước như sau:
- Đánh dấu chiều cao của bạn lên tường
- Áp sát tờ tiền vào tường với 1 đầu chạm sàn, đầu còn lại chạm vào mặt tường
- Dùng bút chì đánh dấu cạnh tờ tiền những điểm mà chiều dài tờ tiền chạm đến
- Di chuyển tờ tiền cho đến khi tới điểm đánh dấu chiều cao của bạn
Cũng như những cách đo khác, bạn nên ghi lại độ dài của từng lần đo lên giấy. Điều này sẽ giúp bạn biết được chiều cao thuận lợi và nhanh chóng hơn.
#4. Làm thước tạm từ giấy in
Một tờ giấy in khổ A4 hoặc A3 cũng có thể biến thành thước đo chiều cao. Kích thước chiều dài của khổ A4 là 29.7cm và khổ A3 là 42cm. Cách sử dụng thước đo tạm bằng giấy in cũng rất đơn giản và dễ thực hiện như sau:
- Đứng áp sát vào tường với tư thế thẳng người
- Sử dụng tờ giấy in để đo khoảng cách từ sàn nhà đến điểm đánh dấu chiều cao
- Bạn có thể gấp tờ giấy làm đôi hoặc làm tư để có số đo chính xác hơn
- Dùng bút đánh dấu các điểm đo được và ghi lại số đo ra giấy
- Cộng các số đo với nhau, đây là chiều cao chính xác của bạn
#5. Sử dụng số đo giày để đo chiều cao
Chắc hẳn bạn nắm được size giày của bản thân đúng không nào. Với size giày này, bạn hoàn toàn có thể đổi nó thành số đo tương ứng. Đặt bàn chân lên giấy rồi dùng bút đánh dấu hai đầu bàn chân để ước lượng chiều dài rồi dùng số đo này để tính khoảng cách từ sàn đến điểm đánh dấu chiều cao trên tường.
Bảng quy đổi số đo giày vào chiều dài bàn chân
Để đo chiều cao tại nhà chính xác và hiệu quả bạn cần chú ý những điều sau đây:
Đây là một nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ, chiều cao đo được vào buổi sáng là chiều cao chính xác nhất. Giữa các đốt xương của chúng ta có đĩa đệm, hoạt động thường ngày sẽ làm nén các đĩa đệm khiến chiều cao hạ xuống. Trong lúc nằm ngủ, xương và các đĩa đệm cột sống sẽ được giải nén, chiều cao sẽ quay trở lại chiều dài vốn có.
Chiều cao của bạn được ước lượng với điểm đo ngay sát đỉnh đầu. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải thả tóc suông dài chứ không phải là cột cao như bình thường. Đừng quên việc cởi bỏ giày, tất vớ vì chúng cũng có thể “ăn gian” chiều cao của bạn vài cm.
Khi đứng để đo chiều cao, đừng quên chụm hay bàn chân, giữ thẳng đầu gối và gót chân phải đẩy sát vào tường. Đặc biệt, không đứng trên thảm vì nó có thể bị lún hoặc nâng cao làm ảnh hưởng đến kết quả.
Hy vọng rằng, những cách đo vừa gợi ý phía trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định chiều cao của bản thân. Nếu còn những thắc mắc về chiều cao hay các phương pháp tăng chiều cao hiệu quả, liên hệ ngay với NuBest Vietnam nhé!
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cach-de-biet-minh-cao-bao-nhieu-a48814.html