Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) chi tiết Ngữ văn 9

Ở bài học Soạn bài Các thành phần biệt lập trước đó, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu kỹ và làm bài tập về Thành phần tình thái và Thành phần cảm thán. Trong bài viết Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) này, HOCMAI sẽ cùng các em học sinh tìm hiểu 2 thành phần biệt lập tiếp theo là Thành phần gọi - đáp và Thành phần phụ chú.

Bài viết tham khảo thêm:

I. Thành phần gọi - đáp

Lý thuyết cần nắm

a) Khái niệm:

Thành phần gọi đáp được sử dụng để duy trì hoặc để tạo lập mối quan hệ giao tiếp.

Ví dụ: Những từ ngữ in đậm là các thành phần gọi đáp

a) - Ê, sao thằng Nam đi mua đồ lâu thế nhỉ?

b) - Các cháu đi đâu mà muộn vậy?

Ông Hai hỏi vọng từ trong nhà. Thằng Tí nhanh miệng trả lời:

- Thưa ông, chúng cháu sang nhà bà Ba ạ.

Trả lời câu hỏi: Trang 31 | SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi sau:

a). - Này, bác có biết súng nó bắn ở đâu mấy hôm nay mà nghe rát thế không?

b). - Các ông, các bà ở nơi đâu lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà nhanh miệng trả lời:

- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

  1. Trong những từ ngữ được in đậm trên đây, từ ngữ nào từ ngữ được dùng để gọi và từ ngữ nào được sử dụng để đáp?
  2. Những từ ngữ được sử dụng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu hay không?
  3. Trong những từ ngữ được in đậm đó, từ ngữ nào được sử dụng để tạo lập cuộc hội thoại, từ ngữ nào được sử dụng để duy trì cuộc hội thoại đang diễn ra?

Gợi ý:

  1. Các từ được in đậm trong 2 ví dụ:
  1. Những từ ngữ được sử dụng để gọi hay đáp lời người khác được nêu trong ví dụ đều không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc nhắc đến trong câu.
  2. Trong chính hai từ ngữ in đậm trên, thì từ Này được sử dụng để tạo lập cuộc hội thoại, và từ thưa ông được sử dụng để duy trì cuộc hội thoại đang diễn ra.

II. Thành phần phụ chú

Lý thuyết cần nắm

a) Khái niệm:

Thành phần phụ chú được sử dụng với mục đích bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

b) Vị trí trong câu

Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu phẩy, hai dấu gạch ngang, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy.

Có nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt ngay sau dấu hai chấm.

Trả lời câu hỏi: Trang 31 | SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi sau:

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

|Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà|

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

|Nam Cao, Lão Hạc|

  1. Nếu lược bỏ đi các từ ngữ được in đậm thì ý nghĩa sự việc của mỗi câu trên có bị thay đổi không? Vì sao?
  2. Các từ ngữ in đậm được thêm vào câu (a) để chú thích cho cụm từ nào?
  3. Trong câu (b), cụm từ chủ - vị in đậm nhằm chú thích điều gì?

Gợi ý:

  1. Khi lược bỏ đi phần từ ngữ in đậm thì ý nghĩa sự vật của mỗi câu trên không bị thay đổi vì các từ ngữ in đậm chính là thành phần phụ chú của câu. Vậy nên nội dung chính của câu không xuất hiện trong thành phần này.
  2. Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được tác giả thêm vào với mục đích chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.
  3. Cụm chủ - vị “tôi nghĩ vậy” đưa vào làm thành phần phụ chú với mục đích giải thích đó chỉ là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa chắc đã đúng.

III. Luyện tập

Bài 1 | Trang 32 SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Tìm thành phần gọi - đáp được dùng trong đoạn trích sau và cho biết từ ngữ nào được sử dụng để gọi, từ ngữ nào được sử dụng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp trong đoạn trích là quan hệ gì (quan hệ trên - dưới hay ngang hàng, thân sơ)?

soan-bai-cac-thanh-phan-biet-lap-tiep-theo-1

Gợi ý

- Thành phần gọi đáp: Từ “Này” sử dụng để gọi, từ “vâng” sử dụng để đáp.

- Quan hệ giữa người gọi và người đáp trong các đoạn trích trên là quan hệ trên - dưới và đó là quan hệ thân mật.

Bài 2 | Trang 32 SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Tìm thành phần gọi - đáp được sử dụng trong câu ca dao sau và cho biết ai là người mà lời gọi - đáp đó hướng đến.

/Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn/

Gợi ý

- Thành phần gọi đáp được sử dụng là từ “Bầu ơi”. - Mọi người nói chung chính là đối tượng mà lời gọi - đáp hướng tới (bầu, bí và giàn đều là phép ẩn dụ chỉ những con người trong cùng một nước, tuy không giống nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó).

Bài 3 | Trang 32 SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Tìm thành phần phụ chú được sử dụng trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?

soan-bai-cac-thanh-phan-biet-lap-tiep-theo-2

soan-bai-cac-thanh-phan-biet-lap-tiep-theo-3

Gợi ý

- Câu a: Cụm từ “kể cả anh” được sử dụng để bổ sung cho “chúng tôi, mọi người”.

- Câu b: Cụm từ “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” - được sử dụng bổ sung cho “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.

- Câu c: Cụm từ “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” được sử dụng bổ sung cho “lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai”.

- Câu d: Cụm từ “có ai ngờ; thương thương quá đi thôi” được sử dụng bổ sung cho thái độ ngạc nhiên của người nói và thể hiện tình cảm thương mến của người nói.

Bài 4 | Trang 32 SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Hãy cho biết các thành phần phụ chú ở mỗi đoạn trích trong bài tập 3 liên quan đến các từ ngữ nào trước đó?

Gợi ý

- Câu a: Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho cụm từ “mọi người”.

- Câu b: Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho cụm từ “Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.

- Câu c: Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.

- Câu d: Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho thái độ dành cho “cô bé nhà bên”.

Bài 5 | Trang 32 SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về việc thanh niên cần chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần phụ chú.

Gợi ý:

Đất nước chúng ta đang chuẩn bị bước vào một thế kỉ mới - Thế kỉ của sự hội nhập và phát triển. Bởi vậy, mỗi một con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải chuẩn bị những hành trang cần thiết cho mình. Đó là gì? Là tri thức, là các kỹ năng và những thói quen tích cực được xem là điều kiện cần và đủ để đối mặt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của sự hội nhập nền kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ làm việc cao. Tuy nhiên để có được hành trang như vậy, chúng ta cần có phương pháp học tập hiệu quả, chủ động tìm kiếm, học hỏi, trau dồi kiến thức thức và kỹ năng cũng như làm sao để phát huy được những điểm mạnh, cách để khắc phục những điểm yếu,… Việc rèn luyện được cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để có thể đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hãy cố gắng tích cực học hỏi để xứng đáng với tư cách là một chủ nhân tương lai của đất nước.

=> Câu chứa thành phần phụ chú: Đất nước chúng ta đang chuẩn bị bước vào một thế kỉ mới - Thế kỉ của sự hội nhập và phát triển.

Trên đây là chi tiết nội dung bài học Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9. HOCMAI hy vọng các em học sinh sẽ nắm chắc kiến thức về 2 loại thành phần biệt lập là Thành phần gọi - đáp và Thành phần phụ chú. Hãy chuẩn bị thật tốt bài soạn văn của mình và nhớ theo dõi các bài viết mới nhất trên hoctot.hocmai.vn nhé!

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/thanh-phan-biet-lap-tiep-theo-a48790.html