Cách điều trị lao phổi hiệu quả người bệnh cần tham khảo ngay

Nếu không tuân thủ phác đồ điều trị lao phổi phù hợp, người bệnh có thể đối mặt những tổn thương vĩnh viễn ở phổi. Do đó, trong mọi trường hợp, người bệnh cần khám và điều trị bệnh lao phổi theo chỉ định của bác sĩ.

Vậy, phác đồ điều trị lao phổi mới nhất và hiệu quả nhất được đưa ra tính đến thời điểm hiện nay là gì? Điều trị bệnh lao phổi có cần đến bệnh viện mọi lúc không? Cần lưu ý gì khi trị lao phổi? Người bệnh cần nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến cách điều trị bệnh lao phổi để có thể kiểm soát bệnh và tự chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Cách điều trị lao phổi

Tổng quan bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lây lan sang các cơ quan khác. Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai tiếp xúc với vi khuẩn này.

Một số tình trạng sức khỏe khiến hệ thống miễn dịch suy yếu có thể khiến con người dễ mắc bệnh lao hơn, bao gồm: Bệnh tiểu đường, thuốc điều trị bệnh tự miễn, hóa trị ung thư, bệnh HIV,… Người cao tuổi, trẻ em với hệ miễn dịch suy yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn.

Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh lao phổi bao gồm: Đau ngực, thở khò khè hoặc khó thở, ho (thường có đờm, đôi khi có máu), sốt, mệt mỏi, sụt cân,…

Các thống kê cho thấy, trên thế giới có hơn hai tỷ người (khoảng ¼ dân số) mắc bệnh lao phổi. Mỗi năm, số người mắc bệnh lên đến 10,6 triệu người và số người bệnh tử vong là hơn 1,3 triệu người (thông tin tính đến thời điểm viết bài). (1)

Tại Việt Nam, có 106.086 trường hợp mắc bệnh lao trong năm 2023, tăng 34,4% so với năm 2021 và 2,2% so với năm 2022. Theo WHO, trung bình có khoảng 13.000 người Việt Nam tử vong do bệnh lao mỗi năm. Có thể thấy, bệnh lao phổi là một bệnh lý hô hấp phổ biến và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh khi không điều trị lao phổi kịp thời và đúng cách. (2)

Đau ngực, khó thở là triệu chứng phổ biến của bệnh lao phổi
Đau ngực, khó thở là triệu chứng phổ biến của bệnh lao phổi.

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Người bị bệnh lao phổi khi được điều trị bằng những phương pháp chữa bệnh phù hợp có thể khỏi bệnh, hồi phục các tổn thương ở phổi. Nhiều trường hợp lựa chọn cách trị bệnh lao phổi đúng, phù hợp còn giúp người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Sau khi điều trị lao phổi, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm này để kết luận người bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn chưa, có cần áp dụng thêm các biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe nào khác không.

Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Có hai loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để phát hiện vi khuẩn lao trong cơ thể là xét nghiệm qua da và xét nghiệm qua máu. Việc xét nghiệm qua da hoặc qua máu chỉ cho biết một người đã bị nhiễm vi khuẩn lao hay chưa.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ở người có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, vi khuẩn lao có thể ở trong cơ thể hàng chục năm nhưng không phát triển thành bệnh lao. Do đó, cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác như chụp X-quang ngực và cấy mẫu đờm để xác định chính xác một người có bị bệnh lao phổi không, có cần điều trị lao phổi không.

Người có các triệu chứng ho dai dẳng nhiều tuần, mệt mỏi khó thở, từng tiếp xúc với người bị lao phổi, có hệ miễn dịch suy yếu,… sẽ được chỉ định xét nghiệm chẩn đoán lao phổi:

1. Xét nghiệm vi khuẩn lao qua da

Để thực hiện xét nghiệm vi khuẩn lao qua da, người bệnh cần tiêm tuberculin ngay dưới da ở mặt trong của cánh tay và đợi trong khoảng 48 đến 72 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay của người bệnh xem có bị sưng ở chỗ tiêm hay không. Kích thước của vùng da nhô lên được sử dụng để xác định kết quả xét nghiệm dương tính hay âm tính.

Xét nghiệm này được áp dụng để đánh giá xem liệu hệ thống miễn dịch của người bệnh có phản ứng hoặc tạo ra kháng thể với bệnh lao hay không:

2. Xét nghiệm vi khuẩn lao qua máu

Để chẩn đoán bệnh lao phổi, bác sĩ có thể sử dụng mẫu máu của người bệnh để thực hiện xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm này giúp đánh giá xem liệu một số tế bào của hệ thống miễn dịch có thể “nhận biết” bệnh lao hay không. Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy bạn bị nhiễm lao tiềm ẩn (giai đoạn ủ bệnh) hoặc mắc bệnh lao đang hoạt động (giai đoạn bùng phát).

3. Chụp X-quang ngực

Chụp X-quang ngực là phương pháp đánh giá cơ bản đối với các trường hợp nghi ngờ lao phổi hoặc cần theo dõi hiệu quả điều trị lao phổi. Mặc dù chụp X-quang không thể giúp kết luận chính xác người bệnh có bị viêm phổi hay không nhưng kết quả X-quang có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương phổi của người bệnh.

Kết quả chụp X-quang phổi ở người bệnh lao phổi có thể thấy phổi có các đốm mờ đục không đồng nhất, thường là dạng hang ở phần đỉnh và phần sau của thùy trên và phần trên của thùy dưới.

4. Chụp CT

Mặc dù chụp X-quang ngực là công cụ chẩn đoán phổ biến để đánh giá bệnh lao phổi nhưng trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính ngực (CT lao phổi) để phát hiện các tổn thương nhỏ có thể bị bỏ qua trên X-quang ngực. Từ đó giúp xác định các tổn thương không rõ ràng hoặc để đánh giá các biến chứng bệnh.

Chụp CT và X-quang ngực giúp đánh giá tổn thương phổi
Chụp CT và X-quang ngực giúp đánh giá tổn thương phổi trước khi lên kế hoạch điều trị lao phổi.

5. Cấy mẫu và xét nghiệm mẫu đờm

Nuôi cấy và xét nghiệm mẫu đờm được đánh giá là phương pháp chẩn đoán bệnh lao phổi hiệu quả nhất hiện nay:

6. Các phương pháp khác

Ngoài những phương pháp trên, để chẩn đoán lao phổi, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện: (3)

Cách điều trị lao phổi như thế nào?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 11 trong nhóm 30 quốc gia có gánh nặng về bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất trên thế giới. Người bị bệnh lao phổi nếu không được điều trị có thể gây lây nhiễm cho 10 đến 15 người mỗi năm. Điều này đặt ra bài toán khó trong việc tìm ra cách trị lao phổi tối ưu, giúp hạn chế biến chứng cho người bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng.

1. Thuốc điều trị lao phổi

Cách chữa trị bệnh lao phổi chủ yếu chính là sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm: Isoniazid (INH), Rifampin (RIF), Ethambutol (EMB) và Pyrazinamit (PZA).

Người bệnh có thể cần phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc và dùng trong thời gian dài để đảm bảo tất cả vi khuẩn lao trong cơ thể đều bị tiêu diệt. Trong suốt trong quy trình điều trị lao phổi, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc như: đau bụng, sốt kéo dài (nhiều hơn 3 ngày), buồn nôn, chóng mặt, đau khớp, đau dạ dày, nôn ói, dễ bị bầm tím và chảy máu,…

Việc dùng thuốc điều trị lao phổi cũng cần được thực hiện nghiêm túc. Nếu người bệnh tự ý ngưng dùng thuốc hoặc giảm liều dùng, vi khuẩn lao có thể phát triển mạnh mẽ hơn và kháng thuốc điều trị. Lúc này, người bệnh chuyển qua bệnh lao kháng thuốc khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc điều trị lao phổi
Đau bụng, buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc điều trị lao phổi.

2. Điều trị lao phổi tại nhà

Khi đang áp dụng những cách chữa trị lao phổi, người bệnh cần nghỉ học hoặc nghỉ làm trong khoảng vài tuần đến vài tháng đầu tiên hoặc theo tư vấn của bác sĩ. Việc cách ly này giúp hạn chế người bệnh lây vi khuẩn lao cho những người xung quanh mình.

Ngoài ra, người bệnh cần áp dụng những biện pháp tự chăm sóc phù hợp để giúp khỏi bệnh nhanh, rút ngắn thời gian điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người mắc bệnh lao phổi trong quá trình điều trị tại nhà cũng cần lưu ý:

Điều trị lao phổi bao lâu thì khỏi?

Bệnh lao là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm, thời gian điều trị dài do vi khuẩn lao chết rất chậm. Hầu hết những người mắc bệnh lao sẽ cần dùng thuốc điều trị trong ít nhất 6 tháng.

Với các trường hợp mắc bệnh lao kháng thuốc, tức vi khuẩn lao kháng lại các loại thuốc điều trị lao phổi thì thời gian điều trị sẽ dài hơn. Người bệnh bị lao kháng thuốc có thể phải điều trị kéo dài trong nhiều năm liền. Thông thường, thời gian điều trị ở người mắc bệnh lao kháng thuốc trung bình là 2 năm.

Phân tích các giai đoạn của lao phổi

Bệnh lao phổi được chia làm 4 giai đoạn chính chính là giai đoạn phơi nhiễm- ủ bệnh - bùng phát - lao ngoài phổi. Cụ thể:

1. Giai đoạn phơi nhiễm

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi vi khuẩn lao vừa tấn công vào cơ thể. Các tế bào của hệ thống miễn dịch bắt đầu tìm và bắt giữ vi khuẩn xâm nhập để tiêu diệt.

Hầu hết người bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn phơi nhiễm. Chỉ một số ít trường hợp người bệnh bị sốt nhẹ, mệt mỏi, ho,… - các triệu chứng giống với cúm.

2. Giai đoạn ủ bệnh (Giai đoạn tiềm ẩn)

Sau giai đoạn phơi nhiễm, một lượng vi khuẩn lao nhất định chưa bị tiêu diệt sẽ bắt đầu ủ bệnh trong cơ thể. Các tế bào của hệ thống miễn dịch lúc này bắt đầu xây dựng rào chắn xung quanh mô phổi để ngăn chặn vi khuẩn lao gây hại cho cơ thể.

Với người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ kiểm soát các vi khuẩn lao. Vi khuẩn có thể vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều năm nhưng không bùng phát bệnh và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Với những người có hệ miễn dịch suy yếu (người cao tuổi, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh nền,…), các vi khuẩn lao bắt đầu tấn công vào phổi và dẫn đến giai đoạn bùng phát bệnh.

3. Giai đoạn bùng phát

Từ giai đoạn ủ bệnh đến giai đoạn bùng phát bệnh lao phổi có thể mất từ vài tháng đến vài năm. Ở giai đoạn mắc bệnh lao phổi, người bệnh có những triệu chứng rõ rệt như ho kéo dài, khó thở, ho ra máu, đau ngực, sốt, ớn lạnh,…

Giai đoạn này nếu người bệnh không điều trị lao phổi, bệnh sẽ gây nên những tổn thương phổi nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

4. Giai đoạn lao ngoài phổi

Nhiễm trùng lao phổi có thể khiến vi khuẩn lao lây từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như thận, gan, da, hạch bạch huyết, thanh quản,… Các triệu chứng bệnh lao ngoài phổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào bộ phận của cơ thể bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

Di chứng sau khi điều trị lao phổi

Sau điều trị lao phổi, người bệnh có thể bị suy giảm miễn dịch cũng như gặp một số di chứng như:

Các di chứng này có thể nghiêm trọng hơn đối với người bệnh điều trị chậm hoặc có phương pháp điều trị chưa phù hợp.

Sau khi điều trị lao phổi
Sau khi điều trị lao phổi, người bệnh vẫn có nguy cơ bị suy hô hấp.

Chi phí điều trị bệnh lao phổi

Chi phí thực hiện liệu trình điều trị lao phổi tùy từng trường hợp, mức phí cao có thể từ vài chục triệu do thời gian điều trị kéo dài. Với người bệnh bị lao phổi kháng thuốc, người bệnh có thể cần điều trị từ 1-2 năm nên chi phí chữa bệnh thường cao hơn.

Tuy nhiên, chi phí điều trị lao phổi hiện đang được Bảo hiểm Y tế hỗ trợ chi trả một phần. Điều này giúp hỗ trợ san sẻ gánh nặng với người bệnh và gia đình trong quá trình điều trị, hồi phục sau khi mắc bệnh lao phổi.

Điều trị lao phổi ở đâu tốt nhất?

Người bệnh lao phổi nên lựa chọn điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh lao hoặc có chuyên khoa hô hấp. Thông thường, lao phổi là bệnh nằm trong chương trình quốc gia, được điều trị tại các cơ sở y tế địa phương.

Khoa Nội Tổng hợp, Nội Hô hấp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa điểm uy tín điều trị các bệnh lý liên quan đường hô hấp. Khoa quy tụ đội ngũ Bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, hô hấp. Khoa phối hợp đa chuyên khoa, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Khoa Nội Tổng hợp - Hô hấp Tâm Anh ứng dụng trang máy móc hiện đại bậc nhất trong khám chữa bệnh như: Hệ thống chụp MRI 1,5 - 3 Tesla; Hệ thống chụp CT 768 lát cắt; Hệ thống máy Đo đa ký hô hấp, đo chức năng hô hấp; Hệ thống X-Quang kỹ thuật số treo trần cao cấp GXR-52SD; Hệ thống sinh thiết kim màng phổi mù; Hệ thống siêu âm tổng quát cao cấp ACUSON Sequoia, Hitachi Aloka A850…

Khoa Nội Tổng hợp, Nội Hô hấp, Bệnh viện Tâm Anh đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ, phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm với chi phí hợp lý, ưu đãi. Thăm khám ngoài giờ và cả thứ 7, Chủ nhật, đảm bảo đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm tư nhân.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, việc điều trị lao phổi cần được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đòi hỏi người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ. Người bệnh khi bị lao phổi nên chủ động điều trị sớm tại các cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/dieu-khong-the-thay-a47472.html