– Tên gọi thị xã Ban Mê Thuột hồi xưa được đổi thành Buôn Ma Thuột từ lâu, nhưng tôi không biết hai địa danh này có sự khác biệt và giống nhau ở điểm nào? Tại sao có khi gọi là buôn Đôn, có khi lại gọi là bản Đôn? (Hoàng Ngọc Tuấn)

- Tên gọi thị xã Ban Mê Thuột hồi xưa được đổi thành Buôn Ma Thuột từ lâu, nhưng tôi không biết hai địa danh này có sự khác biệt và giống nhau ở điểm nào? Tại sao có khi gọi là buôn Đôn, có khi lại gọi là bản Đôn? (Hoàng Ngọc Tuấn)

- Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi khá thú vị. Thông thường, hai cái tên (danh từ riêng) chỉ cần khác nhau cái dấu là đã khác hoàn toàn rồi. Ví dụ, ông A không thể xưng tên mình là Á được. Nhưng hai tên gọi cùng của đô thị thủ phủ cà phê ở Tây nguyên là Ban Mê Thuột (trước 1975) và Buôn Ma Thuột (sau 1975 đến nay) đều được định danh bằng tiếng Việt dựa vào cách nói của người địa phương để chỉ cùng một ngôi làng ngày xưa nằm ở vị trí tọa lạc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh lỵ của Dăklăk ngày nay.

Ban Mê Thuột hay “bản mế Thuột” nghĩa là làng của mẹ thằng Thuột; còn Buôn Ma Thuột hay “buôn ama Thuột” nghĩa là làng của cha thằng Thuột. Ama Thuột vốn là tù trưởng của một bộ lạc giàu mạnh, nhưng không thấy tài liệu nào ghi tên thật của ông ta. Người ta gọi ông là “ama Thuột” và vợ ông là “mế Thuột”, theo cách gọi người cha, người mẹ bằng tên trưởng nam của họ.

Bản và buôn đều có nghĩa là thôn, làng. Các dân tộc Tây nguyên và miền núi thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung thường gọi làng của mình là buôn; trong khi người ở miền núi phía Bắc thường gọi làng là bản, cũng giống như người Lào.

Thời xưa, khu rừng ven sông Sêrêpok gần biên giới Việt Nam - Campuchia có rất nhiều voi, một số người Lào giỏi nghề săn bắt, thuần hóa voi rừng sang định cư nơi đây, lập nên bản Đôn. Ngày nay, trong dân gian vẫn dùng từ “bản Đôn” nhưng tên gọi chính thức là buôn Đôn, theo cách gọi của người Ê-Đê và người M’Nông bản xứ. Ngoài ra, “Buôn Đôn” còn là tên một huyện của tỉnh Đăklăk.

Trong một số thơ, văn hay những trang nhật ký của những người đã trưởng thành trước những năm 1970, thỉnh thoảng người đọc sẽ bắt gặp lối gọi tên cách điệu của Ban Mê Thuột (BMT) là “Buồn Muôn Thuở” hoăc “Bụi Mù Trời”… tùy theo ngữ cảnh hay tâm trạng của người viết.

- Trả lời bạn annhien (meomeolynh): Điều bạn thắc mắc thuộc lĩnh vực xuất nhập cảnh, nhưng vấn đề cụ thể của bạn không chỉ là thị thực nhập cảnh du lịch mà còn liên quan đến trách nhiệm dân sự và những ràng buộc khác khi bạn rời nước Nhật trái phép trước đây.

Thư của bạn viết không có dấu lại không nêu rõ việc giải quyết hậu quả sự việc trước đây ra sao nên chúng tôi không đủ cơ sở để trả lời bạn.

Vì thế, bạn nên đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở địa phương bạn cư trú để nhờ họ giải đáp thì chính xác hơn. Chúc bạn gặp nhiều may mắn.

- Tên gọi thị xã Ban Mê Thuột hồi xưa được đổi thành Buôn Ma Thuột từ lâu, nhưng tôi không biết hai địa danh này có sự khác biệt và giống nhau ở điểm nào? Tại sao có khi gọi là buôn Đôn, có khi lại gọi là bản Đôn? (Hoàng Ngọc Tuấn) Nhà rông là nơi tập trung mọi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng của mỗi buôn làng Tây nguyên. Ảnh TMB

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/buon-me-thuot-hay-buon-ma-thuot-a46370.html