Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn cần phải biết
Trang chủ » GIẬT 3 TẦNG QUÀ - IN DẤU TIẾNG ANH
Việc sở hữu vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn thành thạo sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế khi muốn phát triển và tiến xa trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt này. Còn chần chừ gì mà không ghi chép lại trọn bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn dưới đây để sở hữu cuốn từ điển của riêng mình? Cùng NativeX tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
9 tài liệu tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn nhất định phải biết
Từ vựng tiếng Anh trong nhà hàng
1. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng
Không chỉ là những người phục vụ hay quản lý tại nhà hàng, mà ngay cả thực khách cũng cần phải biết đến một số từ vựng chuyên ngành nhà hàng dưới đây để có thể thuận tiện hơn trong việc gọi thêm món, hay đồ dùng phục vụ cho bữa ăn của mình. Cùng tham khảo thêm một số từ vựng nhà hàng khách sạn thông dụng dưới đây:
1.1 Từ vựng về vật dụng
fork: nĩa
spoon: muỗng
knife: dao
ladle: cái vá múc canh
bowl: tô
plate: đĩa
chopsticks: đũa
teapot: ấm trà
cup: cái tách uống trà
glass: cái ly
straw: ống hút
pitcher: bình nước
mug: cái ly nhỏ có quai
pepper shaker: hộp đựng tiêu có lỗ nhỏ để rắc tiêu lên món ăn
napkin: khăn ăn
table cloth: khăn trải bàn
tongs: cái kẹp gắp thức ăn
Menu: thực đơn
tray: cái khay
straw: ống hút
price list: bảng giá
paper cups: cốc giấy
Saucer: dĩa lót tách
Show plate: dĩa ăn chính
Bread plate: dĩa đựng bánh mì
Butter dish: dĩa đựng bơ
Soup bowl: chén ăn súp
Dinner knife: dao ăn chính
Butter knife: dao cắt bơ
Small knife: dao ăn salad
Dinner fork: nĩa ăn chính
Small fork: nĩa dùng salad
Water goblet: ly nước lọc
Red wine glass: ly vang đỏ
Pitcher: bình nước
Mug: cái ly nhỏ có quai
Pepper shaker: hộp đựng tiêu
Salt shaker lọ đựng muối
Tissue: giấy ăn
Table cloth: khăn trải bàn
Tongs: cái kẹp gắp thức ăn
Induction hobs: bếp từ
Tableware: bộ đồ ăn
Eating utensils: bộ dụng cụ cho bữa ăn
Tác giả: NativeX
1.2 Từ vựng về món ăn
three course meal: bữa ăn ba món (appetizers, main course, dessert)
five courses meal: bữa ăn năm món (cold starter, soup, main course, cheese and biscuits, dessert)
starter/ appetizer: món khai vị
main course: các món chính
side dish: các món ăn kèm
dessert/ pudding: món tráng miệng
cold starter: thức uống trước bữa ăn
1.3 Từ vựng về đồ uống
Wine: rượu
Beer: bia
Soda: nước sô-đa
Coke: nước ngọt
Juice: nước ép hoa quả
Smoothie: sinh tố
Lemonade: nước chanh
Coffee: cà phê
Cocktail: rượu cốc-tai
Tea: trà
Milk: sữa
1.4 Từ vựng về các vị trí trong nhà hàng
Restaurant manager: quản lý nhà hàng
F&B (Food and beverage) manager: giám đốc bộ phận ẩm thực
Supervision: người giám sát
Chef: bếp trưởng
Cook: đầu bếp
Assistant cook: phụ bếp
Lounge waiter: nhân viên trực sảnh
Waiter: bồi bàn nam
Waitress: bồi bàn nữ
Food runner: nhân viên chạy món
Bartender: nhân viên pha chế
Host/ Hostess: nhân viên đón tiếp (khi vừa vào), nhân viên điều phối
Steward: nhân viên rửa bát
Cashier: nhân viên thu ngân
Security: bảo vệ
maid/ housekeeper: phục vụ phòng
receptionist: lễ tân, tiếp tân
porter/ bellman: người giúp khuân hành lý
valet: nhân viên bãi đỗ xe
1.5 Một số từ vựng khác
Tiếng Anh nhà hàng khách sạn là chủ đề từ vựng rất rộng. Vì vậy, ngoài những chủ đề từ vựng tiếng Anh khách sạn quen thuộc đã được tổng hợp phía trên, các bạn có thể tham khảo thêm một số từ vựng khác từ vựng tiếng Anh trong nhà hàng.
Pan-fried: Áp chảo, rán
Steamed: Hấp
Boiled: Luộc
Stewed: Hầm
Casseroled: Hầm trong nước trái cây
Stir-fried: Nhúng vào dầu sôi
Grilled: Nướng vỉ
Roasted: Quay
Fried: Chiên
Mashed: Nghiền
Sauteed: Xào
Baked: Nướng bằng lò nướng
room service: dịch vụ phòng
alarm: báo động
wake-up call: dịch vụ gọi báo thức
amenities: những tiện nghi trong và khu vực xung quanh khách sạn
maximum capacity: số lượng người tối đa cho phép
Rate: mức giá thuê phòng tại một thời điểm nào đó
view: quang cảnh bên ngoài nhìn từ phòng
late charge: phí trả thêm khi lố giờ
parking pass: thẻ giữ xe
2. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn
Tương tự như các từ vựng thuộc chuyên ngành nhà hàng, tại khách sạn không chỉ cấp quản lý và phục vụ phòng cần phải biết tiếng Anh chuyên ngành, chính khách hàng cũng cần trang bị cho mình một số từ vựng để không chỉ đảm bảo quyền lợi của bản thân mà còn giúp dễ dàng giao tiếp với nhân viên hơn. Một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn - nhà hàng mà bạn có thể tham khảo như:
2.1 Từ vựng về dịch vụ tại khách sạn
Gym: Phòng tập thể dục
Swimming pool: Hồ bơi
Bar: Quầy rượu
Room service: Dịch vụ phòng
Hot tub/ whirlpool: Hồ nước nóng
Beauty salon: Thẩm mỹ viện
Restaurant: Nhà hàng
Laundry: Dịch vụ giặt ủi
Sauna: Phòng tắm hơi
Games room: Phòng trò chơi
2.2 Từ vựng về loại phòng
Twin room: Phòng 2 giường
Single bed: Giường đơn
Single room: Phòng đơn
Suite: Phòng nghỉ tiêu chuẩn
Triple room: Phòng 3 giường
Double room: Phòng đôi
Double bed: Giường đôi
King - size bed: Giường cỡ đại
Queen size bed: Giường lớn hơn giường đôi, dành cho gia đình 2 vợ chồng và 1 đứa con
Double-double: Phòng có hai giường đôi
Apartment: dạng căn hộ nhỏ
Connecting Room: Phòng thông nhau
Murphy Room: Phòng trang bị giường sofa
Disable Room: Phòng dành cho người khuyết tật
Cabana: Phòng có bể bơi hoặc bể bơi liên kề với phòng
2.3 Từ vựng về trang thiết bị trong phòng
Các thiết bị hay đồ vật trong phòng khách sạn được gọi là “hotel room amenities” hoặc đơn giản là “hotel amenities”. Gần giống với từ vựng về nội thất trong nhà, các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn về thiết bị phòng thông dụng nhất bao gồm:
Pillow: Gối
Shower: Vòi hoa sen
Internet access: Truy cập internet
Pillow case: Vỏ gối
Sofa bed: Ghế sô-pha có thể dùng như giường
Safe: Két sắt
Key: Chìa khóa phòng
Air conditioning: Điều hòa
Towel: Khăn tắm
Minibar: Quầy bar nhỏ
Bath: Bồn tắm
Bath robe: áo choàng
Bed: Giường
En-suite bathroom: Phòng tắm trong phòng ngủ
Blanket: Chăn
Drap: ga giường
Pillow: gối
Basket: giỏ rác
Telephone: Điện thoại bàn
Door: Cửa
Heater: Bình nóng lạnh
Television: Ti vi
Wardrobe: Tủ đựng đồ
Light: Đèn
Fridge: Tủ lạnh
Tea and coffee making facilities: Đồ pha trà và cà phê
Ice machine: Máy làm đá
Remote control: Bộ điều khiển
Key tape: thẻ chìa khoá
Reading Lamp: đèn bàn
Slippers: dép đi trong phòng
Extra bed: Giường phụ
Super King size bed: Giường siêu lớn
King size bed: Giường cỡ lớn
Queen size bed: Giường đôi lớn
Double bed: Giường đôi
Single bed: Giường đơn
2.4 Từ vựng về vị trí trong khách sạn
Chambermaid: Nữ phục vụ phòng
Housekeeper: Phục vụ phòng
Public Attendant: Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng
Receptionist: Lễ tân
Bellman: Nhân viên hành lí
Concierge: Nhân viên phục vụ sảnh
Guest Relation Officer: Nhân viên quan hệ khách hàng
Operator: Nhân viên tổng đài
Door man/ girl: Nhân viên trực cửa
Sales: Nhân viên kinh doanh
Duties manager: Nhân viên tiền sảnh
2.5 Từ vựng về thủ tục nhận và trả phòng tại khách sạn
Book: đặt phòng
Check in: Nhân phòng
Check out: trả phòng
Pay the bill: thanh toán
Rate: mức giá
Rack rate: giá niêm yết
Credit card: thẻ tín dụng
Invoice: hoá đơn
Tax: thuế
Deposit: tiền đặt cọc
Damage charge: phí đền bù thiệt hại
Late charge: phí trả chậm
Guaranteed booking: đặt phòng có đảm bảo
2.6 Một số từ vựng khác
Về chủ đề từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng khách sạn, ngoài những chủ đề đã được tổng hợp từ vựng phía trên các bạn có thể tham khảo thêm những từ vựng khách sạn đặc biệt dưới đây:
Fire escape: Lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn
Fire alarm: Báo cháy
Luggage/ Baggage: Hành lý, túi sách
Fully-booked/ no rooms available: Không còn phòng trống
Reservation: Đặt phòng
Lift: Cầu thang
Elevator: thang máy
Brochures: Quyển cẩm nang giới thiệu về khách sạn và du lịch
Balcony: Ban công
Car park: Bãi đổ xe
Room number: Số phòng
Parking pass: Thẻ giữ xe
Vacancy: Phòng trống
Lobby: Sảnh
Corridor: Hành lang
Kitchenette: Khu nấu ăn chung
Rate: Mức giá thuê phòng tại một thời điểm
Late charge: Phí trả thêm khi quá giờ thuê
Amenities: Những tiện nghi trong và khu vực xung quanh khách sạn
Complimentary: các dịch vụ miễn phí kèm theo
Luggage cart: xe đẩy hành lý
Stairway: cầu thang bộ
Arrival list: danh sách khách đến
Arrival time: thời gian dự tính khách sẽ đến
Guest account: hồ sơ ghi các khoản chi tiêu của khách
Guest stay: thời gian lưu trú của khách
Late check out: trả phòng muộn
Early departure: khách trả phòng sớm
No - show: khách chưa đặt phòng trước
Travel agent: đại lý du lịch
Upgrade: nâng cấp
Upsell: bán vượt mức
Occupied: Phòng đang có khách đến
Vacant ready: Phòng sẵn sàng phục vụ
3. Mẫu câu sử dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn
Nếu bạn đang là một nhân viên khách sạn, bước đầu đón tiếp các du khách là vô cùng quan trọng. Đừng để ấn tượng đầu tiên lại là những câu nói tiếng Anh ấp úng nhé. Cùng tham khảo một số câu giao tiếp quen thuộc đơn giản sử dụng những từ vựng tiếng Anh giao tiếp nhà hàng khách sạn bạn cần biết sau đây:
Hello, welcome to [name of your hotel]! (Xin chào, chào mừng quý khách đến với [tên khách sạn của bạn]!)
How can I help you today? (Tôi có thể giúp gì cho quý khách?)
Do you have a reservation? (Quý khách đã đặt phòng chưa?)
What name is the reservation under? (Quý khách đặt phòng dưới tên gì?)
Which type of room do you want to stay in? (Quý khách muốn ở phòng loại nào?)
Do you want a single room or a double room? (Quý khách muốn đặt phòng đơn hay phòng đôi?)
How many nights? (Quý khách đặt phòng trong bao nhiêu đêm?)
How long will you be staying? (Quý khách ở trong bao lâu?)
Do you need an extra bed? (Quý khách có cần thêm một chiếc giường không?)
Your room number is 204. (Số phòng của quý khách là 204.)
Should you have any questions or requests, please dial ‘0’ from your room. (Nếu quý khách có câu hỏi hay yêu cầu nào khác, xin hãy bấm số 0 ở điện thoại phòng.)
Do you want breakfast? (Quý khách có muốn dùng bữa sáng hay không?)
Could I have your ID and credit card, please? (Tôi có thể xem thẻ ID hoặc thẻ tín dụng của quý khách được không?)
Could I have your room number and key, please? (Tôi có thể xin lại số phòng và chìa khóa phòng được không?)
Your total is… . How will you be paying for this, please? (Tổng chi phí của bạn là… quý khách muốn thanh toán như thế nào?)
Sorry, we’re full. = Sorry, I don’t have any rooms available. (Rất tiếc, chúng tôi không còn phòng để phục vụ quý khách.)
Did you enjoy your stay with us? (Quý khách có hài lòng với quãng thời gian tại khách sạn chúng tôi không?)
We do have a free airport shuttle service. (Chúng tôi có xe đưa đón sân bay miễn phí.)
4. Một số phương pháp học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn hiệu quả
Chuyên ngành nhà hàng - khách sạn là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển nhất hiện nay, đồng thời cũng là ngành cần nhiều nhân lực. Đối với những người muốn thăng tiến trong ngành này, nếu có khả năng thuật ngữ chuyên ngành nhà hàng - khách sạn bằng tiếng Anh sẽ có lợi thế rất lớn và có thể thăng tiến nhanh chóng. Chính vì vậy, NativeX sẽ hướng dẫn các bạn một số phương pháp học từ vựng tiếng Anh chủ đề nhà hàng - khách sạn hiệu quả nhất.
a) Tập trung kỹ năng giao tiếp
Tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn không mang nặng tính học thuật mà chủ yếu là sử dụng vào mục đích giao tiếp. Vì vậy, thay vì dành quá nhiều thời gian để học ngữ pháp và “nhồi nhét” từ vựng, luyện những bài đọc hiểu dài dằng dặc, bạn hãy tập trung áp dụng những kiến thức mình học được vào giao tiếp. Quan trọng hơn hết, hãy cố gắng tìm được môi trường luyện tập giao tiếp, đặc biệt là nên rèn luyện nói với người bản ngữ để học được cách phát âm và phong cách dùng từ của họ. Sau một quá trình tập trung vào giao tiếp, chắc chắn bạn sẽ tự tin để giao tiếp với khách hàng nước ngoài trong nhà hàng hay khách sạn.
b) Tích lũy vốn từ vựng cần thiết
Tập trung vào kỹ năng nghe nói không có nghĩa là bạn nên bỏ qua việc trau dồi từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn nhà hàng. Để có thể giao tiếp lưu loát, bạn cần có vốn từ đầu tiên. Vốn từ vựng phong phú sẽ giúp bạn hứng thú với việc học tiếng Anh. Ban đầu, bạn hãy học từ vựng theo các nhóm chủ đề cụ thể nào đó và vận dụng chúng thường xuyên khi có thể, tránh học theo phương pháp nhồi nhét quá nhiều cùng lúc.
c) Chủ động áp dụng vào thực tế
Ngoài học từ các tài liệu cụ thể thì bạn có thể nghe khách hàng nói chuyện, phát âm… nếu không hiểu thì ghi lại rồi tra cứu. Khi học các mẫu câu mới thì bạn đừng ngại mà áp dụng chúng vào các tình huống thực tế. Vì vậy, bạn có thể dựa vào các tình huống công việc cụ thể (check - in, check - out, đặt phòng, quy trình gọi món…) để học các mẫu câu tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng khách sạn thông dụng. Từ đó, bạn áp dụng chúng cho chính công việc thực tế của mình, điều này sẽ giúp bạn lấy tự tin từ những bước đầu.
5. Lợi ích khi học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn
Tiếng Anh chuyên ngành ở bất cứ ngành nghề nào cũng quan trọng, đối với ngành nhà hàng - khách sạn lại càng quan trọng hơn. Việc sở hữu trình độ tiếng Anh chuyên ngành thành thạo chính là chìa khóa để giao tiếp tự tin với những vị khách hàng nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch. Hơn nữa, tiếng Anh chuyên ngành chính là yếu tố giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn hơn. Hiện nay, những nhà hàng, khách sạn cao cấp đều đòi hỏi nhân viên phải biết sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn.
Nếu bạn muốn phát triển và thăng tiến lên những vị trí cao trong nghề nghiệp, tiếng Anh chuyên ngành khách sạn nhà hàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng và đối tác nước ngoài, các lãnh đạo sẽ tin tưởng giao phó cho bạn những công việc với chức vụ cao hơn.
Hy vọng tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng - khách sạn trên đã làm giàu thêm cho từ điển ngoại ngữ của riêng bạn. Hãy áp dụng những từ vựng này vào giao tiếp hàng ngày để nhanh chóng ghi nhớ và sử dụng chúng thành thạo nhất.
Bạn gặp trở ngại trong việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh? Hãy vượt qua nỗi sợ “học vẹt từ vựng” bằng phương pháp đặc biệt từNativeX được tin dùng bởi 80000+ học viên trên 20 quốc gia tại đây!