Uống dừa tươi đang dần trở thành một thói quen dinh dưỡng được nhiều người quan tâm, nhờ vào những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho sức khỏe và làn da. Thế nhưng, để tận dụng hết những giá trị mà nước dừa tươi mang lại, đồng thời tránh các tác hại có thể xảy ra, thì bạn cần biết cách sử dụng đúng loại thức uống này. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Uống dừa tươi có tác dụng gì?
Nước dừa là một loại thức uống tươi mát được nhiều người ưa thích, không chỉ thế chúng còn chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Một số công dụng có thể kể đến như:
Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nước dừa có tác dụng trong việc hỗ trợ ngăn chặn và điều trị bệnh sỏi thận. Sỏi thận là một tình trạng y khoa phổ biến, xuất hiện khi các tinh thể như canxi và oxalate cùng với các chất khác tích tụ trong nước tiểu, tạo thành những viên sỏi. Những viên sỏi này, khi tăng kích thước, có thể gây ra đau đớn và các triệu chứng không mong muốn khác.
Xem thêm: 6 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên uống nước dừa có thể giúp hạn chế sự hình thành của sỏi trong thận và hệ tiết niệu. Nước dừa có khả năng làm giảm sự kết tụ của các tinh thể, giúp loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Hơn nữa, nước dừa còn cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể, giúp tăng cường quá trình lọc và loại bỏ chất cặn bã khỏi nước tiểu, từ đó ngăn chặn sự hình thành của sỏi thận.
Nước dừa được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hóa có trong nước dừa giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi những tác động tiêu cực. Nhờ đó mà uống dừa tươi thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ lão hóa da và các bệnh nguy hiểm liên quan khác.
Nước dừa tươi có chứa axit lauric, một thành phần quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus. Khi uống vào buổi sáng, nước dừa tươi giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột và bổ sung lợi khuẩn. Thêm vào đó, tác dụng nhuận trường của nước dừa tươi còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Uống dừa tươi giúp giảm tình trạng táo bón
Uống nước dừa có tốt không? Uống dừa tươi là một biện pháp hiệu quả để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể, đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể thao với cường độ mạnh. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ mất nhiều nước và chất khoáng thông qua mồ hôi. Khi đó, nước dừa tươi có chứa một lượng khoáng chất lớn, giúp cung cấp các ion cần thiết như kali, natri và magie nhờ đó mà cơ thể phục hồi nhanh chóng, ít bị đau đầu hay buồn nôn.
Các khoáng chất và chất chống oxy hóa trong nước dừa có thể giúp tái tạo tế bào da, làm giảm các dấu hiệu của tình trạng lão hóa (như: chảy xệ, nếp nhăn,…). Bên cạnh đó, chất cytokinin có trong nước dừa cũng góp phần làm cho quá trình tái tạo tế bào hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó giúp da trở nên căng bóng và tươi trẻ. Đồng thời, việc uống dừa tươi cũng giúp cân bằng độ pH trên bề mặt da, giữ ẩm cho da và làm cho mô liên kết giữa các tế bào trở nên bền chặt, mang lại cho bạn một làn da có độ đàn hồi tốt và khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
Uống dừa giúp làm đẹp da
Nhờ chứa một lượng kali đáng kể, nên việc uống dừa tươi thường xuyên có thể giúp cân bằng và điều chỉnh áp lực trong mạch máu, đặc biệt là ở những người mắc chứng huyết áp cao. Không chỉ vậy, các thành phần của nước dừa tươi còn đóng vai trò trong việc giảm nguy cơ tạo thành các khối huyết gây tắc nghẽn mạch máu, giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vấn đề về tim mạch và đột quỵ. Chính vì thế, việc tích cực bổ sung nước dừa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Uống nước dừa có tác dụng gì? Nước dừa tươi là một nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn có triglyceride chuỗi trung bình, đây là một dạng chất béo giúp đốt cháy mỡ hiệu quả, chất này còn cung cấp năng lượng và làm giảm cảm giác đói. Xem thêm:
7 loại thức uống đánh bay mỡ thừa, giảm cân hiệu quả
Uống nước dừa giúp giảm cân hiệu quả
Khi bạn bắt đầu ngày mới với một ly nước dừa tươi, hệ tiêu hoá sẽ được kích thích để hoạt động một cách tốt hơn. Đặc biệt, việc tiêu thụ nước dừa tươi có thể có tác động đến một số loại ký sinh trùng và giun đường ruột. Bên cạnh đó, nước dừa tươi cung cấp lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột, điều này làm tăng khả năng chữa trị bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa.
Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời là “Không”. Việc uống quá nhiều nước dừa so với khuyến cáo sẽ gây ra một số các tác động xấu cho cơ thể, có thể kể đến như:
Hạ huyết áp : Nước dừa giàu kali, tốt cho người có cao huyết áp. Nhưng việc uống quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa kali, làm hạ huyết áp, gây chóng mặt, hoa mắt và có thể bị ngất.
Cảm giác đầy bụng: Việc uống nhiều nước dừa cùng một lúc có thể làm dạ dày tụ nước, gây cảm giác đầy bụng và khó chịu.
Nguy cơ tăng đường huyết: Trong khoảng 100ml nước dừa chứa khoảng 5g chất đường bột, do đó nếu bạn có tiểu đường thì nên kiểm soát lượng nước dừa nạp vào cơ thể, để tránh tăng đường huyết và để lại các biến nghiêm trọng khác.
Rối loạn điện giải: Uống nước dừa quá nhiều có thể làm thay đổi nồng độ kali và natri trong máu, gây mất cân bằng điện giải. Điều này làm cho nhịp tim không ổn định, thậm chí là khiến tim ngừng đập.
Tăng áp lực lên thận: Uống nhiều nước dừa có thể làm tăng tần suất tiểu tiện, gây áp lực lên thận. Người bị suy thận cần lưu ý lượng nước dừa quá nhiều
Uống nước dừa quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe
Để sử dụng dừa tươi an toàn và hiệu quả, bạn nên chú ý một số điều sau đây.
Bạn có thể uống nước dừa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước dừa có khả năng kích thích quá trình tiểu tiện. Do đó, để đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn, hạn chế việc uống nước dừa trước khi đi ngủ.
Uống nước dừa nhiều có tốt không? Lượng nước dừa tiêu thụ trong một ngày nên chỉ dao động khoảng 300-500ml (tương đương 1-2 quả) và không quá 2-3 lần mỗi tuần. Điều này đủ để cung cấp chất điện giải, khoáng chất và hỗ trợ miễn dịch mà không gây quá tải cho cơ thể.
Chỉ nên tiêu thụ 1-2 quả dừa mỗi ngày và không quá 2-3 lần/tuần
Một số đối tượng nên hạn chế uống dừa tươi để tránh những tác động xấu đến sức khỏe của bản thân, bao gồm:
Người bị bệnh thận: Nước dừa chứa nhiều kali, có thể gây quá tải cho thận.
Người bị xơ nang: Bệnh này cần bổ sung natri (muối) hơn, trong khi nước dừa chứa nhiều kali hơn.
Người chuẩn bị phẫu thuật: Nước dừa có thể ảnh hưởng đến mức huyết áp và đường huyết, gây tình trạng không ổn định.
Phụ nữ đau bụng kinh: Nước dừa có tính hàn, có thể làm tình trạng đau bụng kinh trở nên khó chịu hơn.
Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Nước dừa chứa nhiều chất béo, có thể gây cảm giác ốm nghén và khó tiêu. Xem thêm:
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì? Thực phẩm nên và không nên ăn
Người mắc hội chứng ruột kích thích: Lượng carb trong nước dừa có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.
Người bị bệnh tiểu đường: Mặc dù có vị ngọt nhẹ, nước dừa chứa đến 11g đường, nên cần hạn chế nếu bạn đang điều trị bệnh tiểu đường.
Tóm lại, uống dừa tươi đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích vô cùng lớn cho sức khỏe và làn da của bạn. Hãy theo dõi Pharmacity để cập nhật các kiến thức mới nhất về sức khỏe. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!
fNguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
Uống mật ong có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?
Uống cần tây có tác dụng gì cho sức khỏe và làn da của bạn?
Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
Uống nước lọc đúng cách: Chìa khóa cho sức khỏe và làn da của bạn
Bổ sung collagen ngừa lão hóa cho làn da căng mịn, trắng hồng
Nước đậu đen: Tác dụng, cách chế biến & lưu ý khi sử dụng
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/uong-nuoc-dua-co-tac-dung-gi-a42345.html