4 cách điều trị sỏi tiết niệu theo từng vị trí an toàn hiệu quả

Với sự tiến bộ của y học, hiện có rất nhiều công cụ và phương pháp điều trị sỏi tiết niệu. Tùy vào tình trạng và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu, bác sĩ có thể chọn các kỹ thuật điều trị rất khác nhau. Trong bài viết này, thạc sĩ bác sĩ CKII Phạm Thanh Trúc, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ các phương pháp chữa sỏi tiết niệu ngoại khoa phổ biến, an toàn và hiệu quả hiện nay.

điều trị sỏi tiết niệu

Tổng quan về sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là tình trạng các tinh thể rắn xuất hiện trong hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các tinh thể này được tạo ra do sự lắng đọng, kết tinh của các chất tạo sỏi trong hệ thống tiết niệu. Một số loại sỏi tiết niệu phổ biến bao gồm sỏi canxi oxalat, canxi phốt phát, sỏi urat (sỏi axit uric), sỏi cystin (sỏi cystine) và sỏi nhiễm trùng (sỏi struvite).

Phần lớn các viên sỏi tiết niệu được hình thành trong thận và đi theo dòng chảy của nước tiểu để đến các vị trí khác trong hệ tiết niệu. Nếu sỏi quá lớn và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. (1)

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến hình thành sỏi tiết niệu là thận không được cung cấp đủ lượng nước để hòa tan chất tạo sỏi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là các tinh thể hình thành do sự lắng đọng, kết tinh của các chất tạo sỏi bên trong hệ tiết niệu.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng có thể xuất hiện nếu cơ thể có sỏi tiết niệu bao gồm:

đau lưng đột ngột triệu chứng của sỏi tiết niệu
Đau lưng đột ngột, dữ dội là triệu chứng thường gặp khi sỏi di chuyển trong niệu quản.

Sỏi tiết niệu có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, ở một số trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, số lượng ít, có thể bị tống xuất tự nhiên qua đường tiểu mà không gây ra triệu chứng, ngay cả bệnh nhân cũng không hề biết mình bị sỏi.

Sỏi tiết niệu có chữa khỏi được không?

Hiện có rất nhiều cách điều trị sỏi tiết niệu từ nội khoa đến ngoại khoa. Dựa vào dạng sỏi, số lượng, vị trí, độ lớn của sỏi mà các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phù hợp để điều trị. Với các dạng sỏi tiết niệu không quá lớn có thể tán sỏi, lấy sỏi mà không cần vết mổ lớn, thời gian hồi phục nhanh, ít gây đau đớn.

Đối tượng nào được chỉ định điều trị sỏi tiết niệu?

Với trường hợp sỏi nhỏ (dưới 3mm), số lượng ít, các bác sĩ có thể không cần can thiệp điều trị, để sỏi tự đào thải tự nhiên ra khỏi cơ thể. Đây là cách chữa sỏi tiết niệu đơn giản nhưng vẫn rất hiệu quả trong nhiều trường hợp.

Với trường hợp sỏi tương đối lớn từ 4-6mm, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa giúp tống xuất sỏi dễ dàng và nhanh hơn. Thuốc được dùng sẽ tùy thuộc vào kích thước, vị trí, loại sỏi được điều trị. Một số loại thuốc phổ biến là thuốc giãn cơ trơn, thuốc tăng tính axit hoặc kiềm của nước tiểu, thuốc lợi tiểu,…

Với các dạng sỏi không thể tự ra khỏi cơ thể trong thời gian dài hay sỏi có kích thước lớn, gây ra biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi, mổ mở để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Sỏi đường tiết niệu uống thuốc gì cho mau khỏi?

bác sĩ tư vấn khách hàng điều trị sỏi tiết niệu
Bác sĩ Phạm Thanh Trúc đang tư vấn về bệnh sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Biến chứng sỏi tiết niệu khi không được điều trị sớm

Sỏi tiết niệu có thể gây ra rất nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một số biến chứng sỏi tiết niệu có thể gây ra:

Phương pháp chẩn đoán sỏi tiết niệu

Chẩn đoán sỏi bao gồm 2 giai đoạn chính là chẩn đoán xác định có sỏi hay không và chẩn đoán các biến chứng do sỏi gây ra.

Hai phương pháp chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu phổ biến hiện nay là siêu âm và chụp X-quang (hoặc có thể thay thế bằng chụp CT). Thông thường, hai phương pháp này được sử dụng cùng nhau để bổ trợ cho ra kết quả chính xác.

Tiếp theo sau đó, bác sĩ chẩn đoán những biến chứng do sỏi gây ra để có thể phân loại cách điều trị phù hợp. Người bệnh sẽ được xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT,…

Tùy vào mức độ bệnh, tiền sử bệnh và phương pháp điều trị mà người bệnh có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm khác trước khi điều trị sỏi.

Cách điều trị sỏi tiết niệu

Hiện có những cách điều trị sỏi đường tiết niệu như sau:

phẫu thuật tán sỏi nội soi tại bvdk tâm anh
Phẫu thuật tán sỏi nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM.

1. Điều trị nội khoa

Các trường hợp sỏi nhỏ, số lượng ít, không có các biến chứng nghiêm trọng cần can thiệp khẩn cấp, thường sẽ được bác sĩ điều trị nội khoa bằng các loại thuốc tùy theo loại sỏi. Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu gồm:

Nếu người bệnh điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có những biến chứng nặng phải được can thiệp gấp, các biện pháp điều trị ngoại khoa sẽ được sử dụng. Nên nhớ,phải dựa trên các kết quả chẩn đoán, xét nghiệm về loại, vị trí, kích thước, số lượng sỏi mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

2. Đối với sỏi thận, sỏi niệu quản

Sỏi ở thận và niệu quản có thể điều trị bằng nhiều phương pháp ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ống mềm, lấy sỏi qua da. Nếu sỏi quá lớn, không thể thực hiện các biện pháp trên thì các bác sĩ buộc phải mổ mở để lấy sỏi.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích là liệu pháp sử dụng sóng xung kích để đánh vụn sỏi trong đài thận, bể thận và niệu quản. Bệnh nhân sẽ nằm trên giường, khu vực có sỏi sẽ được xác định bằng tia X hoặc siêu âm. Sau đó, một đầu tán sỏi sử dụng sóng xung kích được áp sát vào khu vực có sỏi. Các viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra thành các mảnh nhỏ và đi ra ngoài cơ thể qua đường niệu. Bác sĩ có thể đặt stent hoặc sử dụng ống nội soi để lấy các mảnh vỡ sỏi.

tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích.

Phương pháp này có ưu điểm là không xâm lấn vào trong cơ thể, không cần gây mê, chi phí thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không thể tán sỏi quá cứng (các bác sĩ sẽ đo độ Hounsfield của sỏi trước khi thực hiện), đôi khi sỏi cystine cũng kháng lại phương pháp điều trị này.

Tán sỏi nội soi là phương pháp tán sỏi từ bên trong cơ thể thông qua một ống nội soi được đặt qua đường niệu đạo. Ở các vị trí cao như đài thận, bể thận hay phần trên niệu quản, các bác sĩ phải sử dụng một đầu ống đặc biệt mềm hơn loại ống nội soi thông thường, để có thể đi sâu vào trong thận. Đây gọi là phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm, thường có chi phi cao hơn ống cứng.

Nội soi tán sỏi qua da là phương pháp mở một lỗ nhỏ trên da của người bệnh để đưa ống laser tán sỏi vào trong thận hay đoạn đầu niệu quản. Tia laser sẽ phá vỡ các viên sỏi trong thận, sau đó, sỏi sẽ được hút ra ngoài.

Khi sỏi đã quá lớn, không thể thực hiện điều trị bằng các phương pháp khác tán sỏi. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở và lấy sỏi từ thận hoặc niệu quản của người bệnh sau đó khâu lại vết mổ. Tuy nhiên, mổ mở có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận và gặp một số biến chứng hậu phẫu nên đây thường là phương pháp cuối cùng được lựa chọn.

lấy mảnh sỏi trong niệu quản qua ống nội soi
Lấy mảnh sỏi trong niệu quản qua ống nội soi.

3. Đối với sỏi bàng quang

Bàng quang là vị trí thuận lợi để thực hiện các thủ thuật tán sỏi nội soi, đây cũng là phương pháp tối ưu và phổ biến nhất để trị sỏi bàng quang. Với bàng quang, bác sĩ có thể thực hiện tán sỏi ngược dòng hoặc phẫu thuật nội soi với chi phí thấp hơn tán sỏi nội soi bằng ống mềm. Tuy nhiên, nếu sỏi quá lớn thì bác sĩ cũng phải mổ mở để lấy sỏi.

4. Đối với sỏi niệu đạo

Sỏi kẹt lại ở niệu đạo là tình trạng khá hiếm gặp, vì đây là đoạn cuối cùng trong hệ tiết niệu và thường sỏi có thể tự đào thải nếu uống đủ nước. Tuy nhiên ở một số trường hợp như hẹp niệu đạo, hẹp lỗ sáo hoặc sỏi gây tắc nghẽn niệu đạo sẽ được xử lý bằng các phương pháp điều trị như tán sỏi nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Có thể thấy, phương pháp mổ mở và nội soi có thể ứng dụng trị sỏi cho hầu hết các vị trí trong hệ tiết niệu. Tuy nhiên, mổ mở vẫn là phương pháp duy nhất có thể điều trị những viên sỏi có kích thước quá lớn (đường kính có thể lên đến vài cm) mà các phương pháp tán sỏi không thể loại bỏ được.

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị sỏi tiết niệu

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị sỏi tiết niệu:

các bác sĩ trung tâm tiết niệu thận học
Các bác sĩ Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang thực hiện phẫu thuật lấy sỏi cho người bệnh.

Lưu ý chăm sóc người bệnh sau điều trị sỏi tiết niệu

Một số lưu ý khác cho người bệnh sau khi điều trị sỏi tiết niệu bao gồm:

Một số câu hỏi liên quan

1. Sỏi tiết niệu sau điều trị có tái phát không?

Sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể tái phát sau khi được điều trị. Thế nên, những người có tiền sử bị sỏi đường tiết niệu nên tái khám và theo dõi tình trạng sỏi thường xuyên.

2. Chi phí điều trị sỏi tiết niệu khoảng bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị sỏi tiết niệu có thể chênh lệch rất lớn khi sử dụng các phương pháp khác nhau. Người bệnh có thể chỉ tốn vài trăm ngàn hoặc lên đến hàng chục triệu đồng cho một lần điều trị.

Ví dụ đối với tình trạng sỏi nhỏ và ít, bác sĩ có thể không cần kê thuốc hỗ trợ mà chỉ đề nghị người bệnh uống nhiều nước hay kiêng một số loại thực phẩm. Còn với tình trạng sỏi nặng, gây biến chứng nguy hiểm, chi phí cho một cuộc phẫu thuật hay tán sỏi nội soi ống mềm có thể lên đến vài chục triệu đồng.

3. Điều trị sỏi đường tiết niệu ở đâu tốt?

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những cơ sở điều trị sỏi tiết niệu hàng đầu tại TP.HCM. Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa của bệnh viện tập trung những y bác sĩ đầu ngành, có uy tín cả trong và ngoài nước, tận tụy, tâm huyết, luôn hết lòng vì người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến, sẵn sàng đáp ứng mọi phương pháp điều trị để mang lại kết quả điều trị sỏi tiết niệu tốt nhất.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tự hào nhiều năm liền nằm trong top 10 bệnh viện chất lượng nhất do Sở Y tế TP.HCM chấm điểm và công bố. Bệnh viện cũng không ngừng nâng cấp dịch vụ y tế, cập nhật các phương pháp điều trị bệnh tốt và mới nhất. Khi đến với bệnh viện, khách hàng sẽ có những trải nghiệm khám và điều trị bệnh tốt nhất.

Hiện y học có 4 cách điều trị sỏi tiết niệu bao gồm tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể và mổ mở lấy sỏi. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tùy theo tình trạng, vị trí sỏi. Nếu sỏi nhỏ, không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa với các loại thuốc giúp làm tan và hỗ trợ tống xuất sỏi ra khỏi cơ thể thay vì điều trị ngoại khoa.

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/tri-soai-a41786.html