Ban ngày, với tên gọi Mouloud Farid, ông làm việc cho văn phòng Ban Thanh tra cảnh sát Hoàng gia (HMIC) ở London, cơ quan có nhiệm vụ thanh tra các lực lượng cảnh sát trên cả nước, kể cả kiểm tra năng lực chống khủng bố.
Đêm đến, ông lại giảng đạo tại các nhà thờ cho tín đồ Hồi giáo, theo đó nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) "không khác gì so với các quân đội phương Tây", và cho rằng những người không phải là Hồi giáo sẽ bị "trừng phạt khốc liệt", đồng thời kết luận rằng, Chính phủ Anh muốn tiêu diệt người Hồi giáo.
Với nhiệm vụ kiểm tra khả năng chống khủng bố và kế hoạch chống khủng bố tuyệt mật của lực lượng cảnh sát, các nhân viên HMIC (gần 150 người) có quyền tiếp cận các thông tin mật để thanh tra.
HMIC thừa nhận rằng, nhà thuyết giáo Andalusi, tên thật là Mouloud Farid, đã vượt qua một đợt kiểm tra an ninh để lọt vào làm việc với vai trò một nhân viên dân sự tại ban thanh tra này. Sau đó, ông được đề cử đảm nhiệm các cương vị quản lý và điều hành, do đó, đã đặt ông ở vị trí trung tâm quyền lực tại cơ quan này.
Andalusi chỉ bị sa thải sau khi ban lãnh đạo phát hiện ông ta trên truyền hình khi đang bảo vệ quan điểm của Hồi giáo cực đoan, với tư cách đại diện cho "Sáng kiến tranh luận Hồi giáo", tổ chức chủ yếu phụ thuộc vào tiền do Arab Saudi tài trợ.
Các nhà lập pháp Anh đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra ngay lập tức để phát hiện xem một kẻ cực đoan lại vượt qua được sự kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như thế nào.
Nhà thuyết giáo Abdullah Andalusi.London kêu gọi người Hồi giáo bài tư tưởng cực đoan
Thủ tướng Anh David Cameron vừa kêu gọi, cộng đồng Hồi giáo ở Anh nên có trách nhiệm hơn trong việc giải quyết các mối đe dọa từ tín đồ cực đoan và cân nhắc đến sự nguy hiểm của việc "lặng lẽ bỏ qua" các tư tưởng này.
Thủ tướng Anh sẽ yêu cầu sự trợ giúp của các gia đình trong việc kêu gọi thanh niên Hồi giáo, những người có nguy cơ trở thành tín đồ cực đoan tránh xa khủng bố.
Phát biểu tại một hội nghị về an ninh ở Bratislava, Slovakia, ông Cameron cho biết, London sẽ phản ứng với những vụ việc mới xảy ra gần đây, như 3 phụ nữ người Anh cùng trốn sang Syria để gia nhập lực lượng khủng bố với 9 người con của mình.
Theo một bài phát biểu được đưa ra bởi văn phòng thủ tướng, ông Cameron cho biết: "Nguyên nhân ở đây là vấn đề tư tưởng. Hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan cho rằng, phương Tây là xấu và dân chủ là sai, phụ nữ là thấp kém và đồng tính là một tội ác".
Thủ tướng Anh cũng cảnh báo rằng, những người trẻ tuổi là nhóm người dễ bị thuyết phục từ việc "truyền giảng gây hiềm khích" và sẽ biến "những sự kìm nén" lâu nay trong họ thành ý định giết người.
Thủ tướng Cameron khẳng định, sẽ kêu gọi các gia đình Hồi giáo giải quyết tình hình, mặc dù lực lượng an ninh Anh đang cố gắng ngăn chặn những người trẻ tuổi du lịch tới Syria, nhưng vấn đề phải được giải quyết từ gốc rễ.
Một nguồn tin từ chính phủ đã nói với tờ Press Association rằng: "Tất nhiên không chỉ chính phủ có trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề này, mà còn cả cộng đồng và các gia đình. Người Hồi giáo đóng một vai trò quan trọng ở Anh và điều mà các lãnh đạo muốn là các cộng đồng và cá nhân người Hồi giáo không nên làm ngơ nếu phát hiện ra các tư tưởng cực đoan".
Hiện có gần 1.000 người Anh đang tham gia các lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Syria và Iraq. Trong số này có nhiều người là nữ sinh, phụ nữ. Họ sẵn sàng bỏ chồng, gia đình, gia nhập IS và kết hôn với các chiến binh.
Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/thuyet-giao-la-gi-a41056.html