10 Kỹ năng thuyết trình giúp bạn làm chủ 'sân khấu'

Hào quang sân khấu sẽ không dành cho kẻ sợ ánh sáng. Liệu bạn đã tự tin về kỹ năng thuyết trình của mình trước đồng nghiệp, trước cấp trên, trước đối tác khách hàng?

Có không ít người nói rằng họ sợ đứng trước đám đông? Và chắc hẳn là bất kì ai cũng ao ước một lần được làm chủ “cuộc chơi” trong một buổi thuyết trình do chính mình đảm nhận. Vậy bí quyết thuyết trình bình tĩnh - tự tin - hiệu quả là gì? Những thông tin bên dưới là những gì bạn đang cần tìm kiếm? Cùng khám phá thôi nào!

1. Chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị

Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng mà tất cả mọi người đều cần rèn luyện. Để phần thuyết trình chiếm được ưu ái của người đọc, đạt hiệu cao thì bạn phải chuẩn bị kỹ slide và dàn ý thuyết trình. Hiện nay, việc tạo slide thuyết trình không chỉ dừng lại ở việc tạo hiệu ứng, chèn chữ mà bạn còn áp dụng được nhiều cách để phần trình chiếu đạt hiệu quả cao. Hãy chèn nhạc, lồng ghép video liên quan để phần thuyết trình của bạn không bị khô khan, thêm lôi cuốn hơn.

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để nâng cao kỹ năng thuyết trình cũng như chuẩn bị tốt phần trình chiếu của mình:

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi thuyết trình

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi thuyết trình

2. Hãy tập luyện trước

Luyện tập trước luôn là điều cần thiết để tạo nên bài thuyết trình “ăn khách”. Bạn có thể chọn cách tự tập luyện trước gương, ghi âm giọng nói, tự quay video phần thuyết trình của mình. Sau đó, hãy tự đánh giá và chỉnh sửa theo mong muốn và yêu cầu của buổi thuyết trình.

Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng đàm phán khôn ngoan để ‘trăm trận trăm thắng’

3. Bắt đầu với lời chào ấn tượng

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” nên bạn đừng quên gửi lời chào tới những người nghe. Gửi lời chào mở đầu còn giúp tập trung sự chú ý của người nghe, còn lời chào kết thúc giúp bạn nhận được những tràng vỗ tay khuấy động buổi thuyết trình. Một lời chào lịch sự trước khi bắt đầu và lời cảm ơn khi buổi thuyết trình kết thúc sẽ gây ấn tượng tốt hơn đến những người đã bỏ thời gian để theo dõi phần thuyết trình của bạn.

4. Nói thật tự nhiên, đừng chăm chăm vào kịch bản

Chúng ta thường hay soạn sẵn nội dung của bài thuyết trình rồi học thuộc trong lúc luyện tập. Cách làm này tưởng chừng hiệu quả nhưng lại dễ khiến bạn rơi vào tình trạng học “vẹt” và sẽ bị động nếu như bỏ sót mất một ý, một thông tin nào đó.

Khâu chuẩn bị trước nội dung là điều cần thiết nhưng hãy ghi chú các ý chính ra và tập nói theo ý đó. Khi đã thật sự hiểu những gì mình cần nói, trình tự của nội dung đó trong bài thuyết trình thì bạn sẽ dễ ghi nhớ hơn.

Thay vì cầm cả kịch bản hoàn chỉnh, bạn hãy mang theo tấm giấy ghi chú ý chính. Từ ý chính trong mỗi phần, bạn hãy phân tích ý cụ thể trong đó. Không nhất thiết phải nói chính xác từng từ như trong kịch bản mà bạn hãy trình bày như đang chia sẻ một vấn đề thú vị nào đó.

Nói tự nhiên dựa trên những nội dung ý chính

Nói tự nhiên dựa trên những nội dung ý chính

5. Chèn thêm chút hài hước, câu chuyện thú vị

Nói đúng nội dung muốn truyền tải cộng thêm sự hài hước thông minh sẽ là điểm cộng lớn trong buổi thuyết trình của bạn. Bạn có thể lồng ghép thêm một số câu chuyện có liên quan đến nội dung thuyết trình để tăng thêm phần sinh động.

Con người ta thường bị hấp dẫn, dễ cảm thông hơn bởi các câu chuyện sinh động, ý nghĩa, thú vị. Và nếu bạn khơi dậy được sự tò mò của những người nghe qua câu chuyện của mình thì dĩ nhiên họ sẽ muốn lắng nghe bạn nói tiếp.

6. Ngôn ngữ cơ thể là điều quan trọng

Ngôn ngữ cơ thể hay còn được gọi là phi ngôn ngữ sẽ giúp kỹ năng thuyết trình của bạn tự nhiên và có “hồn” hơn. Cử chỉ bàn tay linh hoạt, một cái gật đầu khi nói cũng giúp bạn tự tin hơn cũng như kiểm soát được trạng thái cơ thể khi đang thuyết trình. Hay dùng ánh mắt tương tác với người nghe sẽ giúp bạn tạo sự kết nối hiệu quả của những người đang lắng nghe bạn nói.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng ngôn ngữ cơ thể vì nó có thể làm “phân tán” lời nói của bạn, thậm chí là gây khó chịu cho người nghe.

7. Đảm bảo hiểu rõ người nghe

Nếu đám đông phía dưới là nỗi ám ảnh lớn đối với bạn thì hãy khiến họ trở thành những người thân quen để giảm bớt cảm giác xa cách và choáng ngợp. Điều này không phải là bạn tìm gặp rồi làm quen từng người một mà hãy tìm hiểu về họ trước buổi thuyết trình để có thể thấu hiểu nhau hơn.

Bạn luôn cần biết ai là người nghe mình nói, đó có thể là cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng, đối tác. Hãy tìm hiểu họ là ai, họ mong muốn nghe điều gì, vấn đề họ đang cần giải quyết là gì,... Và cho dù tới ngày thuyết trình bạn mới được gặp người nghe thì cũng nên tìm hiểu trước để có cảm giác thân thuộc, dễ dàng tương tác hơn.

hiểu rỗ người nghe trong buổi thuyết trình

Hiểu rõ những người nghe là điều cần thiết

Xem thêm >> Kỹ thuật quản lý thời gian: 11 mẹo không thể thất truyền

8. Tương tác với thính giả

Đừng nhìn vào tường, dưới nền hay trần nhà vì ở đó không có gì đáng chú ý hơn là những ánh mắt đang đổ dồn vào bạn. Khi thuyết trình, bạn nên nhìn thẳng vào người nghe để tạo sự tôn trọng đối với họ và vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, tự tin của chính bạn.

Trên thực tế, có rất ít thính giả chú ý và lắng nghe hết bài thuyết trình. Nếu bài thuyết trình không có sự tương tác hay không tạo được cảm giác chú ý cho người nghe thì đó chính là sự thất bại lớn của người thuyết trình.

Một nhà diễn giả nổi tiếng như Lê Thẩm Dương, trong khi diễn thuyết họ đều có cách tương tác với người nghe. Lê Thẩm Dương được biết đến là “tiến sĩ triệu view” bởi các chương trình mà ông làm diễn giả thu hút lượt xem khủng. Vận dụng khả năng dí dỏm hài hước, ông không chỉ tạo nên buổi diễn thuyết sôi nổi mà còn truyền cảm hứng tích cực đến rất nhiều bạn trẻ. Trong phần thuyết trình của mình, ông đặt ra những câu hỏi mang tính giải trí nhưng cũng rất “hóc búa” và đó chính là một trong những yếu tố khác biệt, tạo nên một Tiến sĩ Lê Thẩm Dương “triệu view”.

9. Sức mạnh của sự tự tin

Để có được phong thái tự tin hơn khi thuyết trình, bạn cần giữ thăng bằng giữa nội dung và thái độ để đạt hiệu quả tốt nhất. Quay lại khâu chuẩn bị bài thuyết trình, bạn cần đảm bảo rằng đã nghiên cứu kỹ lưỡng chủ đề và có đầy đủ thông tin cần thiết để trình bày rõ ràng, chuyên nghiệp. Sự tự tin và linh hoạt trong lúc thuyết trình là vũ khí lợi hại để bạn đạt được thành công.

10. Trở thành người ‘nghệ sĩ’ đứng trên ‘sân khấu’ của chính mình

Bài thuyết trình thành công là khi người nghe tiếp nhận được các kiến thức mà bạn trình bày. Để làm được điều đó và để đứng trên sân khấu của chính mình thì chẳng còn cách nào khác ngoài sự cố gắng rèn luyện mỗi ngày.

CEO Mai Nguyễn Hoàng Nam - Giám đốc Điều hành Học viện Kỹ năng VTALK đã nhận định rằng “Đọc 100 cuốn sách hay có thể thành chuyên gia trong ngành, nhưng riêng thuyết trình thì cần rèn luyện”.

kỹ năng thuyết trình

Hãy tự tin làm chủ sân khấu của chính bạn

Khi rèn luyện được kỹ năng thuyết trình thì sân khấu là của chính bạn, chờ bạn tỏa sáng. Và sẽ không bao giờ là muộn để bạn nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. Hy vọng bài viết trên đây của Navigos Search - thương hiệu headhunter hàng đầu Việt Nam đã mang đến thông tin hữu ích về kỹ năng thuyết trình!

Ngoài ra, hãy truy cập thêm trang Linkedin và Fanpage của chúng tôi để cập nhật kịp thời các thông tin về thị trường việc làm, bài viết nhân sự hữu ích nhé. Cảm ơn quý độc giả đã luôn dành thời gian theo dõi Navigos Search!

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Link nội dung: https://caohockinhte.edu.vn/cach-chuyen-y-khi-thuyet-trinh-a40610.html